Làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 4 làm doanh nghiệp Hàn Quốc thêm điêu đứng
Theo Phóng viên TTXVN tại Seoul, doanh nghiệp Hàn Quốc đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng kép chưa từng có trong bối cảnh nắng nóng kéo dài cùng với việc thực thi giãn cách xã hội khắc nghiệt nhất từ trước đến nay nhằm ngăn chặn sự lây lan của làn sóng COVID-19 thứ 4.
Giai đoạn khó khăn này không chỉ liên quan đến việc làm trầm trọng thêm điều kiện làm việc cho nhân viên chẳng hạn như kiểm soát mới nhất của chính phủ về tiêu thụ điện và các biện pháp phòng chống COVID-19 nghiêm ngặt hơn mà còn tác động đến sự phục hồi của nền kinh tế "xứ Kim chi".
Khi các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay được thực hiện ngay trước mùa nghỉ Hè cao điểm, các hãng hàng không Hàn Quốc là những doanh nghiệp thấy rõ thiệt hại đầu tiên.
Một quan chức ngành hàng không tiết lộ: "Mọi thứ mới bắt đầu trở nên tốt hơn khi làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 3 từ từ lắng xuống. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới hàng ngày bất ngờ tăng trở lại ở mức 4 con số. Nhiều hãng hàng không Hàn Quốc đã thông báo thua lỗ nặng nề nên nếu không thể tận dụng khai thác tối đa công suất hoạt động trong mùa nghỉ Hè cao điểm này thì sẽ có một số hãng gặp nguy cơ phá sản".
Theo Hiệp hội Hàng không Dân dụng Hàn Quốc (KCAA), số lượng hành khách đi máy bay nội địa, một nguồn thu quan trọng của các hãng hàng không giá rẻ (LCC) trong nước, đang có xu hướng giảm.
Chỉ tính riêng tuần cuối của tháng Sáu (từ ngày 27/6 đến ngày 4/7) lượng khách đi máy bay nội địa là 1,42 triệu lượt.
Tuy nhiên, trong 7 ngày đầu tiên của kể từ thời điểm áp dụng giãn cách xã hội Cấp độ 4, lượng hành khách đã giảm còn 1,32 triệu lượt.
Một đại diện của LCC cho biết: "Các hãng lớn như Korean Air và Asiana Airlines có thể trụ lại qua đại dịch nhờ vào các chuyến bay chở hàng. Trong khi đó các LCC phụ thuộc hoàn toàn vào các chuyến bay nội địa. Nếu dịch COVID-19 lan rộng ra khắp đất nước thì các chuyến bay nội địa cũng sẽ không còn được thực hiện nữa".
Không chỉ có vậy, những thiệt hại đối với ngành hàng không cũng đã lan sang các công ty dầu khí, những đơn vị cung cấp nhiên liệu cho máy bay.
Một đại diện của Hyundai Oilbank cho biết: "Khi các hãng hàng không chuyển hướng sử dụng các máy bay hành khách để chở hàng, các nhà máy lọc dầu đã phục hồi trở lại. Ngay khi chúng tôi nghĩ rằng hành khách sẽ tăng trở lại, các biện pháp giãn cách xã hội Cấp độ 4 đã giáng một đòn mạnh vào chúng tôi".
Năm 2020, Hyundai Oilbank đã phải cắt giảm sản lượng nhiên liệu hàng không từ mức 20 triệu thùng của một năm trước đó xuống còn 9,8 triệu thùng.
Công ty SK Incheon Petrochem, một chi nhánh của SK Innovation, cũng cho biết tình trạng tương tự khi doanh thu từ nhiên liệu hàng không trong quý II vừa qua chỉ bằng khoảng 60% của cùng thời điểm năm 2020.
Các hãng đóng tàu, nhà sản xuất ô tô và các công ty xây dựng Hàn Quốc cũng đang nỗ lực hết mình để bảo vệ công nhân làm việc tại hiện trường khỏi một "kẻ thù" khác là cái nóng như thiêu đốt mùa Hè.
Samsung Heavy Industries đã phải lắp đặt 250 máy điều hòa không khí bên trong một con tàu đang được xây dựng và đặt 114 máy làm đá và 340 máy làm mát nước trên khắp nhà máy đóng tàu của mình.
Những người thợ hàn làm việc trong môi trường toàn sắt thép được cấp áo khoác làm mát bằng không khí.
Ngoài ra, doanh nghiệp này còn cung cấp cho công nhân các món ăn truyền thống bổ dưỡng của Hàn Quốc vốn được cho là tốt cho sức chịu đựng của con người như gà tần sâm và lươn nướng.
Tại nhà máy Ulsan của Công ty Hyundai Motor, 38.000 công nhân sẽ được cấp 40.000 suất kem mỗi ngày trong cả tháng Tám tới.
Để đề phòng bị cắt điện, Công ty này cũng đã lắp đặt máy phát điện dự phòng và đang thực hiện tiết kiệm điện trong mọi lĩnh vực, trừ sản xuất.
Trong khi đó, nhà sản xuất thép số 1 của Hàn Quốc Posco cũng đang thực hiện giờ làm việc linh hoạt cho những công nhân phải mặc trên bộ quần áo chống cháy, cho phép họ làm việc 40 phút và nghỉ 20 phút khi có thông báo về đợt nắng nóng mới. Trong trường hợp có cảnh báo về sóng nhiệt, thời gian làm việc và nghỉ ngơi đều là 30 phút.
Các công ty xây dựng đang theo dõi cẩn thận nhiệt của công nhân, những người dễ bị bệnh nhiệt khi họ thực hiện các công việc đòi hỏi mất nhiều sức lực và luôn phải đeo khẩu trang.
GS Engineering & Construction đang hạn chế cho công nhân làm việc ngoài trời nếu nhiệt độ vượt 35 độ C.
Nếu nhiệt độ tăng quá 37 độ C, làm việc dưới tầng hầm hoặc làm việc một mình đều bị cấm.
Posco Engineering & Construction đang cung cấp chỗ nghỉ ngơi cho công nhân lớn tuổi và những người bị huyết áp cao nếu nhiệt độ vượt 33 độ C./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
DPM hưởng lợi từ giá hoá chất thế giới tăng mạnh
15:46' - 21/07/2021
Doanh thu và lợi nhuận của DPM từ mảng hoá chất đang tăng tưởng vượt bậc nhờ giá các loại hoá chất cơ bản trên thế giới tăng mạnh.
-
Doanh nghiệp
Apple hoãn kế hoạch đưa nhân viên trở lại văn phòng
13:32' - 21/07/2021
Tập đoàn công nghệ Mỹ Apple Inc sẽ hoãn việc đưa nhân viên trở lại văn phòng ít nhất là một tháng cho đến tháng 10/2021, khi số ca mắc COVID-19 tăng trở lại ở Mỹ và các nước khác.
-
Doanh nghiệp
Hãng hàng không United Airlines báo lỗ quý thứ 6 liên tiếp
10:40' - 21/07/2021
Ngày 20/7, hãng hàng không United Airlines (Mỹ) công bố thua lỗ quý thứ 6 liên tiếp do tác động của dịch COVID-19, song dự kiến lợi nhuận sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm khi du lịch nội địa tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18' - 22/11/2024
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.
-
Doanh nghiệp
Sun Group 5 năm liên tiếp vào “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
15:41' - 21/11/2024
Sun Group tiếp tục được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” tại lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024.