Lãnh đạo EU kỳ vọng sớm đạt thỏa thuận phục hồi hậu COVID-19
Ngày 20/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bày tỏ kỳ vọng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cuối cùng sẽ đạt được thỏa thuận về kế hoạch phục hồi kinh tế sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Hiện lãnh đạo các nước đang bước sang ngày làm việc thứ 4 của hội nghị thượng đỉnh tại Brussels (Bỉ).
Phát biểu trước khi bắt đầu ngày làm việc này, Tổng thống Macron cho biết các cuộc thảo luận căng thẳng được nối lại "với kỳ vọng đạt được thỏa hiệp".
Trong khi đó, Thủ tướng Merkel khẳng định trong các ngày làm việc trước, lãnh đạo các nước đã xây dựng được bộ khung cho một thỏa thuận khả thi.
Bà nhận định đây là một bước tiến khả quan và mang lại hy vọng trong ngày làm việc này, các nhà lãnh đạo có thể đạt được thỏa thuận cuối cùng.
Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết lãnh đạo các nước EU quyết tâm đạt được một thỏa thuận về ngân sách dài hạn của khối này và một kế hoạch phục hồi kinh tế.
Trong khi đó, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP), ông David Sassoli tuyên bố EP sẽ không ủng hộ bất kỳ thỏa thuận nào của các nước EU về gói phục hồi kinh tế nếu văn bản này không đáp ứng những điều kiện nhất định.
Hiện các nhà lãnh đạo EU vẫn đang chia rẽ về đề xuất ngân sách dài hạn 1.074 tỷ euro (gần 1.200 tỷ USD) và quỹ phục hồi kinh tế hậu COVID-19 trị giá 750 tỷ euro (khoảng 856 tỷ USD) nhằm mục tiêu khắc phục những thiệt hại do cuộc khủng hoảng COVID-19, cải tổ nền kinh tế và định hình lại xã hội trên tinh thần đồng nhất, thích ứng và chuyển đổi.
Đề xuất liên quan tới gói phục hồi 750 tỷ euro vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước thành viên chủ trương tiết kiệm chi tiêu như Hà Lan, Áo, Thụy Điển và Đan Mạch.
Trợ lý cấp cao của Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven cho biết, nhóm "Frugals", gồm Hà Lan, Thụy Điển, Áo, Đan Mạch và Phần Lan, hiện chỉ sẵn sàng chấp nhận khoản hỗ trợ tối đa là 350 tỷ euro, thậm chí là có điều kiện đi kèm.
Nhằm phá vỡ thế bế tắc để tránh các cuộc đàm phán đổ vỡ, trong sáng 20/7, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đưa ra một đề xuất được các nhà ngoại giao đánh giá là "con đường hướng tới một thỏa thuận".
Theo đó, ông đề xuất khoản hỗ trợ 390 tỷ USD đi kèm một số khoản tiền nhỏ hoàn lại cho nhóm "Frugals".
Đề xuất mới này sau đó đã nhận được sự đồng thuận của lãnh đạo Áo và Hà Lan, nhưng vẫn cần nhận được sự nhất trí của 27 nước thành viên để sau đó thông qua tại EP./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tuyên bố sẽ khiếu nại lên WTO về lệnh hạn chế dầu cọ của EU
11:37' - 20/07/2020
Malaysia đang xây dựng kế hoạch đệ trình hồ sơ kiện Liên minh châu Âu (EU) lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đối với lệnh hạn chế dầu cọ trong năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh EU vẫn đối mặt với nhiều trở ngại
07:43' - 20/07/2020
Ngày 19/7, sau ba ngày bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh EU, các cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo thành viên EU vẫn tiếp diễn để tìm kiếm dàn xếp những khác biệt trong quan điểm về Quỹ phục hồi kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga khẳng định sẵn sàng liên lạc với Thủ tướng Đức
21:44' - 29/01/2023
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng liên lạc với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, dù hiện tại một cuộc điện đàm giữa hai bên chưa có trong lịch làm việc của nhà lãnh đạo Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ thúc đẩy tiêu dùng và nhập khẩu
21:21' - 29/01/2023
Trung Quốc sẽ thúc đẩy phục hồi tiêu dùng như động lực chính của nền kinh tế và thúc đẩy nhập khẩu, giữa bối cảnh nhu cầu toàn cầu hạ nhiệt trước nguy cơ suy thoái của các nền kinh tế lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan và Lào đàm phán về hình thành tuyến đường sắt xuyên biên giới
18:55' - 29/01/2023
Thái Lan và Lào đang đàm phán về việc hình thành tuyến đường sắt kết nối giữa ba nước Trung Quốc-Lào-Thái Lan trong vòng từ 3-5 năm tới nhằm cắt giảm khoảng 30-50% chi phí vận chuyển hàng hóa.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến đường vận chuyển ngắn nhất giữa Thái Lan và Việt Nam đã được hoàn thành 60%
17:22' - 29/01/2023
Cây cầu hữu nghị thứ 5 giữa Thái Lan và Lào sẽ được khánh thành vào đầu năm tới, góp phần thúc đẩy thương mại trong Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), trong đó có Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh sa thải Chủ tịch đảng Bảo thủ vì bê bối thuế
17:10' - 29/01/2023
Thủ tướng Anh Rishi Sunak ngày 29/1 đã quyết định sa thải Chủ tịch đảng Bảo thủ Nadhim Zahawi khỏi chính phủ do có sai phạm về thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nối lại dịch vụ cấp thị thực cho công dân Nhật Bản
16:50' - 29/01/2023
Trung Quốc nối lại dịch vụ cấp thị thực cho công dân Nhật Bản sau thời gian tạm dừng từ giữa tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu thế giới trong ngành đóng tàu
17:11' - 28/01/2023
Các công ty Trung Quốc đã nhận được 55 đơn đặt hàng tàu vận chuyển LNG trong năm 2022, chiếm hơn 30% tổng đơn đặt hàng toàn thế giới và là mức cao kỷ lục đối với nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Canada: Nhiều thách thức để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
13:32' - 28/01/2023
Ông Dan Wicklum, đồng Chủ tịch Cơ quan tư vấn Net Zero (NZAB) cho rằng Chính phủ Canada cần triển khai một loạt chính sách công nghiệp để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý IV/2022 vượt kỳ vọng của các nhà kinh tế
11:32' - 28/01/2023
Theo thông tin từ Bộ Thương Mại Mỹ, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý IV/2022 là 2,9 %, giảm 0,3 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng của quý III/2022 là 3,2 %.