Lãnh đạo G7 cam kết hợp tác thúc đẩy kinh tế và an ninh hàng hải
Trong tuyên bố kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) kéo dài 2 ngày tại Nhật Bản, các nhà lãnh đạo G7 bày tỏ quan ngại về các nguy cơ đối với nền kinh tế thế giới, đồng thời cam kết tìm kiếm sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững.
Tuyên bố nhấn mạnh: “Tăng trưởng toàn cầu vẫn khiêm tốn và không đúng với tiềm năng, trong khi các nguy cơ tăng trưởng yếu vẫn tồn tại. Vì vậy, tăng trưởng toàn cầu là ưu tiên khẩn cấp”. Các nhà lãnh đạo cũng cam kết tránh phá giá đồng nội tệ để tạo sự cạnh tranh, trong khi cảnh báo không áp dụng các biện pháp tỷ giá một cách bừa bãi.
Đặc biệt, các nhà lãnh đạo G7 cũng bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng gia tăng trên các vùng biển ở châu Á. Tuyên bố của G7 nêu rõ “sự quan ngại về tình hình ở các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông”, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng cốt yếu của việc xử lý và giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp”.
Lãnh đạo G7 cũng nhắc lại rằng việc giải quyết các tranh chấp nên diễn ra một cách hòa bình, và tự do hàng hải và hàng không phải được tôn trọng. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo cũng cho rằng những tuyên bố chủ quyền nên được đưa ra căn cứ vào luật pháp quốc tế và các nước nên kiềm chế “các hành động đơn phương có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng” đồng thời “tránh sử dụng vũ lực hoặc cưỡng ép nhằm tìm cách đạt được những tuyến bố về chủ quyền”.
Trong ngày thứ hai của hội nghị, các nhà lãnh đạo Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết đi đầu trong việc thực hiện đầy đủ hiệp ước biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (LHQ) về đấu tranh chống sự ấm lên toàn cầu. Lãnh đạo G7 cũng nhất trí thúc đẩy đầu tư nhằm phát triển năng lượng tái tạo cũng như đảm bảo sự ổn định giá dầu mỏ trên thị trường thế giới.
Hội nghị Thượng đỉnh G7 cũng ra tuyên bố khẳng định cuộc khủng hoảng người tị nạn ở châu Âu là vấn đề mà cả thế giới phải tìm cách giải quyết. Tuyên bố nêu rõ những dòng người di cư và tị nạn khổng lồ đang diễn ra hiện nay là một thách thức toàn cầu, đòi hỏi sự ứng phó của cả thế giới.
Bên cạnh đó, hội nghị cũng ra tuyên bố về các biện pháp chống khủng bố, đảm bảo an ninh mạng, vấn đề cải thiện y tế toàn cầu và đấu tranh vì quyền bình đẳng cho phụ nữ.Bên lề hội nghị, các nhà lãnh đạo G7 cũng đã xúc tiến cuộc đối thoại với các nước đối tác gồm các nước mới nổi và đang phát triển ở khu vực châu Á, châu Phi. Tham gia cuộc họp mở rộng này có đại diện các nước Indonesia, Lào, Việt Nam, Bangladesh, Papua New Guinea, Sri Lanka và Chad (nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Phi).
Trong phiên họp mở rộng này, các bên bày tỏ quan ngại về các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như thảo luận việc xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững ở châu Á và các thị trường mới nổi khác. Trước đó, Nhật Bản - nước đăng cai hội nghị- cho biết phiên họp mở rộng tập trung vào sự ổn định và phồn thịnh của châu Á, cũng như những mục tiêu phát triển ổn định của LHQ ở khu vực châu Phi./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
G7: Kinh tế thế giới đối mặt “những rủi ro nghiêm trọng”
20:56' - 26/05/2016
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị G7 nhất trí cho rằng nền kinh tế thế giới đang đối mặt với “những rủi ro nghiêm trọng”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản và dự Hội nghị G7 mở rộng
15:49' - 26/05/2016
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới sân bay Chubu, thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản và dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7).
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7 chính thức khai mạc tại Nhật Bản
12:27' - 26/05/2016
Ngày 26/5, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G7) đã khai mạc tại khách sạn Shima Kanko, trên đảo Kashikojima thuộc tỉnh Mie của Nhật Bản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU lên kế hoạch đáp trả thuế quan thép của Mỹ
08:57'
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 19/3 đã công bố kế hoạch cắt giảm thêm 15% lượng nhập khẩu thép từ ngày 1/4, như một phần trong nỗ lực bảo vệ ngành công nghiệp thép châu Âu đang gặp khó khăn.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Argentina thông qua sắc lệnh ký kết thỏa thuận mới với IMF
08:32'
Hạ viện Argentina đã thông qua sắc lệnh của Tổng thống Javier Milei cho phép Chính phủ ký kết một thỏa thuận nợ mới với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong một phiên họp căng thẳng tại trụ sở Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Nga tịch thu tài sản nước ngoài giá trị lớn
08:32'
Tổng công tố Nga Igor Krasnov cho biết thông qua các quy trình tố tụng, cơ quan này đã thu hồi và chuyển giao các tài sản trị giá 2,4 nghìn tỷ ruble (28,7 tỷ USD) cho nhà nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ và Tổng thống Ukraine điện đàm
07:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm kéo dài khoảng một giờ đồng hồ với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
-
Kinh tế Thế giới
Fed giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25-4,50%
02:38'
Cục Dự trữ Llên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25-4,50% trong cuộc họp kết thúc ngày 19/3, đúng như dự đoán của thị trường.
-
Kinh tế Thế giới
Nga dự kiến giảm sản lượng dầu mỏ theo thỏa thuận OPEC+
17:11' - 19/03/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Alexander Novak vừa thông báo sản lượng dầu của nước này trong năm 2025 dự kiến sẽ giảm nhẹ so với năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Anh đối mặt với vòng xoáy lạm phát mới
11:22' - 19/03/2025
Tại cuộc họp tuần này, các nhà hoạch định chính sách BoE sẽ phải đối mặt với sáu tuần leo thang của chiến tranh thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Bước tiến mới
10:41' - 19/03/2025
Cuộc điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ ngày 18/3 chỉ kết thúc sau 148 phút, một thời lượng kỷ lục cho cuộc nói chuyện giữa hai nguyên thủ.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Quốc hội Liên bang quyết định cải cách quy định "phanh nợ"
09:40' - 19/03/2025
Với 513 phiếu thuận và 207 phiếu chống, không có phiếu trắng, dự thảo luật sửa đổi Luật Cơ bản đã đạt được thế đa số 2/3 để được thông qua.