Lào Cai: CPI 9 tháng năm 2023 tăng theo giá lương thực, thực phẩm, chất đốt

14:47' - 03/10/2023
BNEWS Giá lương thực, thực phẩm tăng và giá gas và các loại chất đốt tăng do ảnh hưởng của thị trường trong nước và thế giới là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng quý III năm 2023 tăng 1,10%.

Giá lương thực, thực phẩm tăng và giá gas và các loại chất đốt tăng do ảnh hưởng của thị trường trong nước và thế giới là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng quý III năm 2023 tăng 1,10% so với bình quân năm 2022.

 

Giá lương thực, thực phẩm, giá gas và các loại chất đốt tăng góp phần làm tăng CPI trong quý III năm 2023.

Theo số liệu báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội do Cục thống kê báo cáo vào ngày 26/9, giá lương thực, thực phẩm, giá gas và các loại chất đốt tăng do ảnh hưởng của thị trường trong nước và thế giới là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng quý III năm 2023 tăng 1,10% so với bình quân năm 2022.

So với cùng kỳ quý III năm 2022, CPI bình quân quý III/2023 tăng 0,38%. Bình quân 9 tháng năm 2023, CPI tăng 1,10% so với bình quân cùng kỳ năm 2022.

Trong mức tăng 1,10% của CPI so với bình quân cùng kỳ năm 2022, có 7 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 4 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Tám nhóm hàng hóa và dịch vụ có nhóm giáo dục tăng cao nhất với 21,31% so với cùng kỳ năm trước do điều chỉnh học phí.

Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,52% so với cùng kỳ năm trước, do nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nước có ga, rượu, bia tăng.

Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,77% so với cùng kỳ năm trước.  Giá điện, nước sinh hoạt tăng do, sản lượng tiêu thụ tăng; giá gas và các loại chất đốt tăng do ảnh hưởng của thị trường trong nước và thế giới.

Cùng với xu hướng tăng, chỉ số giá nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,77% so với cùng kỳ năm trước, do các cơ sở kinh doanh điều chỉnh giá các mặt hàng điện tử, điện lạnh (tủ lạnh, máy giặt) theo các chương trình khuyến mại;

Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01% so với cùng kỳ năm trước, do giá thuốc tăng từ nhà sản xuất;

Do giá các mặt hàng đồ trang sức, dịch vụ cắt tóc, gội đầu, vệ sinh tăng nên chỉ số giá nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có 4 yếu tố góp phần làm giảm CPI trong 9 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước đó là: Giá các mặt hàng quần áo may sẵn và giày dép 9 tháng đầu năm giảm 0,03%, so với cùng kỳ năm trước, do nhu cầu mua sắm của người dân không nhiều, các cơ sở kinh doanh giảm giá bán để thúc đẩy tiêu thụ; Giá xăng, dầu do Bộ Công Thương điều chỉnh 3 hoặc 4 kỳ trong tháng, góp phần làm chỉ số nhóm giao thông 9 tháng đầu năm giảm 3,94% so với cùng kỳ năm trước; Chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thông 9 tháng đầu năm giảm 0,82% so với cùng kỳ năm trước, do giá các thiết bị điện thoại di động giảm theo chương trình khuyến mãi của cơ sở kinh doanh; Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch 9 tháng đầu năm giảm 0,89% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do giá dịch vụ du lịch và một số thiết bị văn hóa giảm.

Giá vàng bình quân tháng Chín là 5.651.999 đồng/chỉ (+0,37%); giá đô la Mỹ bình quân là 24.120 đồng/1 USD (+1,46%) do ảnh hưởng của thị trường trong nước và thế giới. /.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục