Lập đoàn kiểm tra vận tải dịp Tết và lễ hội xuân 2023
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng vừa ký ban hành Kế hoạch công tác phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân gắn với phòng chống dịch dịp Tết và lễ hội Xuân 2023, yêu cầu các Cục quản lý chuyên ngành, Sở Giao thông Vận tải, doanh nghiệp giao thông theo chức năng, nhiệm vụ lập Ban chỉ đạo công tác phục vụ vận tải, vận chuyển hành khách, hàng hóa theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải cho hay, càng gần Tết Nguyên đán Quý Mão, tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và hàng hải càng gia tăng.
Đặc biệt là các đối tượng chở xe quá tải, chở quá số người quy định và buôn lậu lợi dụng tình trạng lực lượng chức năng mỏng, phân tán để hoạt động phức tạp tại các địa bàn giáp ranh, biên giới, vùng sâu vùng xa.
Thêm vào đó, các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, gây rối trật tự công cộng như: Đua xe trái phép, chạy quá tốc độ, vi phạm tải trọng, nồng độ cồn, ma túy, vận chuyển hàng cấm, gian lận thương mại... dự báo cũng sẽ gia tăng mạnh.
Cùng với kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và các Lễ hội đầu xuân 2023 của lực lượng Cảnh sát giao thông từ ngày 15/11/2022 - 5/2/2023, kế hoạch của Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các Sở Giao thông Vận tải chủ động phối hợp chặt chẽ với Công an các địa phương lập các đoàn kiểm tra công tác phục vụ vận tải, kiểm tra việc tuân thủ quy định về giá cước, bảo đảm trật tự an toàn giao thông; phân luồng, hướng dẫn giao thông tạo điều kiện cho các phương tiện vận chuyển, giảm thiểu ùn tắc tại các bến xe, nhà ga, bến thủy; tăng cường vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt để kết nối với các loại hình vận tải khác, kịp thời giải tỏa hành khách và tổ chức các chuyến xe hỗ trợ công nhân, sinh viên về quê ăn Tết.
Riêng các Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp vận tải tăng cường kiểm tra, giám sát đối với đội ngũ nhân viên bảo đảm phối hợp nhịp nhàng, không để xảy ra các sự cố đáng tiếc trong hoạt động vận tải, đi lại trong các ngày cao điểm trước, trong và sau Tết.
Đáng chú ý, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị trong ngành lập danh sách và phân công lãnh đạo, chuyên viên trực trong dịp Tết, công bố số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân và doanh nghiệp, thường trực 24/24 giờ; xây dựng và triển khai phương án tổ chức vận tải bảo đảm tuân thủ quy định về phòng chống dịch bệnh, dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế; chỉnh trang sạch đẹp tại các vị trí khu vực nhà ga, cảng, bến thủy nội địa, bến xe, cảng hàng không, sắp xếp các vị trí cung cấp thông tin để hành khách chủ động trong việc lựa chọn chuyến đi.
Để tạo điều kiện thuận lợi tối đã cho người dân đi lại, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành có phương án đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu vận chuyển, vận tải hàng hóa trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Quý Mão năm 2023.
Trong đó, Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm chủ động tổ chức kiểm tra công tác phục vụ vận tải đường bộ trong dịp Tết; hướng dẫn, đôn đốc các Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe công khai, minh bạch và thực hiện đúng quy định về giá cước vận tải, các loại giá, phí; kiểm tra chặt chẽ điều kiện an toàn của phương tiện và lái xe trước khi xuất bến; niêm yết biển kiểm soát của phương tiện và số điện thoại của cơ quan chức năng để hành khách biết và phản ánh qua đường dây nóng...
Bên cạnh đó, Cục Đường bộ Việt Nam thường xuyên phối hợp các Sở Giao thông Vận tải quản lý hoạt động của phương tiện (về tốc độ, hành trình hoạt động, thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày của lái xe thông qua trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình xe ô tô) để xử lý vi phạm theo quy định; chỉ đạo Thanh tra Cục phối hợp với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra, xử lý “xe dù, bến cóc”, xe quá tải;
Đồng thời, có trách nhiệm chỉ đạo các nhà đầu tư BOT xây dựng phương án, kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, phân luồng giao thông tại các trạm thu phí khi lưu lượng tham gia giao thông tăng đột biến, hạn chế tình trạng ùn tắc trước khi vào trạm thu phí, trường hợp xảy ra tắc đường phải xả trạm để giải tỏa phương tiện.
Cục Hàng không Việt Nam có nhiệm vụ chỉ đạo các lực lượng an ninh hàng không, cảng hàng không tăng cường công tác kiểm soát an ninh, an toàn bay; chỉ đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, các hãng hàng không, các công ty cung cấp dịch vụ hàng không và cảng vụ hàng không có kế hoạch tăng cường nhân lực, các trang thiết bị phục vụ công tác soi chiếu an ninh để bảo đảm an ninh, an toàn và phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại trong các ngày cao điểm trước, trong và sau Tết; bố trí vị trí đỗ thuận lợi nhất cho các tuyến xe buýt đang hoạt động tại các cảng hàng không để hành khách dễ dàng nhận biết, đặc biệt là tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chỉ đạo các Cảng vụ Đường thủy nội địa phối hợp với Cảng vụ Hàng hải để kịp thời có biện pháp đảm bảo an toàn, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo khi có hiện tượng thời tiết xấu ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển của tàu thuyền.Đồng thời, kiên quyết đình chỉ hoạt động các bến đò ngang trái phép, các phương tiện chở khách không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm, không trang bị đủ dụng cụ cứu sinh, người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp và bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến vận tải ven biển, vận tải thủy từ bờ ra đảo Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc, Cát Bà, Vịnh Hạ Long...
Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn đường sắt cho người dân sinh sống dọc hai bên đường sắt, khu vực đường ngang, lối đi tự mở có mật độ giao thông cao, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông; ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về quy tắc giao thông tại đường ngang, các hành vi lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt theo thẩm quyền…/.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 23%
10:19' - 01/12/2022
Tháng 11/2022, Việt Nam đón 569,9 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 23,2% so với tháng trước. Lượng khách nhiều nhất đến từ Hàn Quốc, các thị trường châu Âu, Ấn Độ tăng trưởng tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ chế nào thu hút nguồn vốn phát triển hạ tầng giao thông?
16:04' - 30/11/2022
Tại cuộc họp giao ban tháng 11 của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đặc biệt quan tâm và nhiều lần đề cập là cơ chế thu hút nguồn vốn phát triển hạ tầng giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng không dẫn đầu về tỷ lệ tăng trưởng sản lượng vận chuyển
09:25' - 30/11/2022
Bộ Giao thông Vận tải cho biết sản lượng vận tải khách đường hàng không dẫn đầu về tỷ lệ tăng trưởng trong 11 tháng năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08'
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46'
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.