Lấy ý kiến cho Dự thảo Thông tư quy định sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam
Dự thảo Thông tư này được xây dựng chủ yếu dựa trên các bộ quy tắc xuất xứ hiện đang áp dụng cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam; trong đó có Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Các phương pháp xác định xuất xứ chủ yếu của thế giới như xuất xứ thuần túy (WO), hàm lượng giá trị khu vực (RVC) hay chuyển đổi mã sản phẩm theo Hệ thống hài hòa mô tả và mã hàng hóa (Hệ thống HS) của Tổ chức Hải quan Thế giới đều được áp dụng trong dự thảo Thông tư.
Về nguyên tắc, Thông tư sẽ không làm phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp bởi ghi nhãn hàng hóa và công bố nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa đã từ lâu là yêu cầu bắt buộc theo quy định của Nghị định 43.
Thông tư chỉ giúp các tổ chức, cá nhân có căn cứ để thực hiện đúng yêu cầu của Nghị định 43, giúp loại bỏ các trường hợp vô tình hay cố tình vi phạm thông tin về nước xuất xứ.
Các doanh nghiệp chân chính sẽ không phải đối diện với nguy cơ cáo buộc "gian lận xuất xứ", tránh được rủi ro kiện tụng và mất uy tín với người tiêu dùng.
Ngoài ra, kết hợp với việc thực thi nghiêm túc Nghị định 43 tại cửa khẩu, Thông tư cũng sẽ giúp loại bỏ dần tình trạng hàng nhập khẩu nhập nhèm "đội lốt" hàng Việt Nam như đã rải rác xảy ra trong thời gian qua.
Đáng lưu ý, Dự thảo Thông tư không quy định bất kỳ một thủ tục hành chính mới nào mà người dân và doanh nghiệp phải tuân thủ.
Do diện đối tượng chịu tác động của Thông tư là rất rộng, nội dung tương đối phức tạp, Bộ Công Thương kỳ vọng nhận được ý kiến góp ý của đông đảo người dân và doanh nghiệp, nhất là các hộ sản xuất, kinh doanh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trước hết là về sự cần thiết phải ban hành Thông tư, sau đó là về nội dung của Thông tư và về các tác động có thể có đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Cục Xuất Nhập khẩu cho biết, trước đó nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ngày 14 tháng 4 năm 2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2017/NĐ-CP (Nghị định 43) về nhãn hàng hóa.
Theo quy định của Nghị định, mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam hoặc nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam đều phải ghi nhãn cho hàng hóa, trừ một số trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 1 của Nghị định.
Điều 10 Nghị định 43 quy định nhãn hàng hóa phải thể hiện một số nội dung bắt buộc, bao gồm tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa và các nội dung khác tùy theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.
Riêng về xuất xứ hàng hóa, Điều 15 Nghị định 43 yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và tự ghi xuất xứ đối với hàng hóa trên nguyên tắc bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
Cũng theo Cục Xuất Nhập khẩu, quy định về ghi nhãn hàng hóa đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo người tiêu dùng và các doanh nghiệp, góp phần vào việc xây dựng và duy trì một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, bảo đảm các quyền cơ bản của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực là tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nguyên tắc tự xác định và tự chịu trách nhiệm về ghi nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa cũng đã làm phát sinh một số bất cập.
Cụ thể cho tới nay, Việt Nam đã ban hành nhiều quy định về xuất xứ hàng hóa, trong đó có việc như thế nào thì một sản phẩm được coi là có xuất xứ Việt Nam.
Dù vậy, các quy định này mới chỉ áp dụng cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu, giúp hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo cam kết tại các hiệp định thương mại tự do hoặc phục vụ các mục tiêu khác của quản lý ngoại thương.
Với hàng hóa sản xuất, bao gồm cả sản xuất từ đầu vào nhập khẩu, và sau đó lưu thông trong nước, hiện chưa có quy định như thế nào thì được gắn nhãn "sản phẩm của Việt Nam" hay "sản xuất tại Việt Nam".
Hơn nữa, việc thiếu vắng các quy định về việc như thế nào thì một sản phẩm được coi là "sản phẩm của Việt Nam" hay "sản xuất tại Việt Nam" đã khiến nhiều tổ chức và cá nhân lúng túng khi muốn ghi chính xác nước xuất xứ trên nhãn sản phẩm theo quy định của Nghị định 43.
Ở chiều ngược lại, một số mặt hàng dù chỉ trải qua các công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam nhưng cũng gắn nhãn "sản xuất tại Việt Nam" khiến người tiêu dùng thắc mắc, thậm chí bức xúc nhưng các cơ quan chức năng lại không có căn cứ để phân xử.
Để khắc phục các bất cập trên, ngày 29 tháng 6 năm 2018, Bộ Công Thương đã có Tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ được nghiên cứu, xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật về việc như thế nào thì một sản phẩm, hàng hóa được coi là "sản phẩm của Việt Nam" hay "sản xuất tại Việt Nam"./.
- Từ khóa :
- bộ công thương
- hàng hóa việt nam
- dự thảo thông tư
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Khai mạc phiên chợ "Tự hào hàng Việt Nam" tại An Giang
12:53' - 17/07/2019
Phiên chợ "Tự hào hàng Việt Nam" là hoạt động trong chuỗi các sự kiện đưa hàng Việt về nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang trong năm 2019.
-
Doanh nghiệp
Tp. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức Tuần lễ hàng Việt Nam tại Thái Lan 2019
13:38' - 11/07/2019
Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho biết, từ ngày 23 - 27/10/2019, sở phối hợp với Tập đoàn BJC (Thái Lan) tổ chức “Tuần lễ hàng Việt Nam tại Thái Lan 2019”.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội kết nối doanh nghiệp sản xuất và nhà phân phối
13:42' - 14/06/2019
Việc tăng cường hoạt động liên kết giúp tạo ra mối liên kết bền vững, lâu dài giữa các nhà sản xuất và nhà phân phối phải được chú trọng hơn, nhằm tạo ra chuỗi cung ứng hàng hóa hiệu quả, xuyên suốt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp đón “cầu” năng lượng tái tạo
10:56'
Việt Nam đang chuyển đổi năng lượng hướng tới các mục tiêu về phát triển kinh tế xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhu cầu sử dụng năng lượng điện tái tạo được dự báo tăng trong dài hạn.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm triển khai chỉ số năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh
10:38'
Logistics ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và nâng cao đời sống xã hội, nhất là trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19 và giai đoạn phục hồi, phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bất cập tại “siêu dự án” trồng cao su ở Nghệ An: Bài 2 - Lời giải bài toán "đất đai"
08:56'
“Giao đất, thuê đất” một bước bắt buộc được Nhà nước cụ thể hóa trong Luật Đất đai trước khi tổ chức, cá nhân triển khai dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Bất cập tại "siêu dự án" trồng cao su ở Nghệ An - Bài 1: Không như kỳ vọng
08:55'
Để thực hiện dự án trồng cao su ở Nghệ An, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An đã được tỉnh bàn giao hơn 12.500 ha đất tại các huyện miền núi: Quế Phong, Anh Sơn, Thanh Chương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kim ngạch thương mại Việt Nam – Lào tăng khá mạnh trong 7 tháng qua
08:54'
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, trong 7 tháng năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam – Lào đạt gần 949 triệu USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cấp, cải tạo bảo đảm an toàn chạy tàu 07 tuyến đường sắt hiện có
08:02'
Văn phòng Chính phủ có văn bản về việc hoàn chỉnh kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của giá xăng, dầu tăng cao
07:06'
Ngày 12/8, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5142/VPCP-NN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về việc hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả để phát triển bền vững kinh tế - xã hội
21:54' - 12/08/2022
Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 246/TB-VPCP ngày 12/8/2022 về Kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN, Báo Nhân dân và UBND TP Hải Phòng ký chương trình hợp tác truyền thông
18:53' - 12/08/2022
Chiều 12/8, tại thành phố Hải Phòng, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ký chương trình hợp tác truyền thông giai đoạn 2022-2025.