Lấy ý kiến về dự thảo quy định bảo lãnh ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định về bảo lãnh ngân hàng thay thế Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 3/10/2012 và Thông tư số 13/2017/TT-NHNN ngày 29/9/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2015/TT-NHNN.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, Thông tư 07/2015/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung vào năm 2017 bởi Thông tư 13/2017/TT-NHNN với nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu liên quan đến bảo lãnh trong bán, cho thuê, mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Trong quá trình thực hiện 2 Thông tư trên có phát sinh một số vướng mắc liên quan đến các nội dung về giải thích từ ngữ, thời điểm xác định số dư bảo lãnh, phương thức thực hiện hoạt động bảo lãnh bằng điện tử, bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú, quy trình phát hành cam kết bảo lãnh cho người mua nhà, cách xác định số dư bảo lãnh đối với chủ đầu tư, quyền và nghĩa vụ của các bên trong bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.
Bên cạnh đó là các vướng mắc về mẫu cam kết bảo lãnh, xác định thời hạn của cam kết bảo lãnh, thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, hạch toán cho vay bắt buộc, về quy định nội bộ, trách nhiệm của các đơn vị... Do đó, các tổ chức tín dụng kiến nghị cần được tiếp tục nghiên cứu, xử lý.
Vì vậy, để thống nhất với các quy định pháp luật và xử lý các vấn đề thực tế phát sinh nêu trên, việc thay thế Thông tư 07 và Thông tư 13 là hết sức cần thiết.
Thông tư 07 và Thông tư 13 hợp nhất có 36 điều. Dự thảo Thông tư thay thế có 37 điều, trong đó kế thừa 20 điều, bổ sung một điều và sửa đổi 16 điều.
Dự thảo bổ sung Điều 9 quy định phương thức thực hiện hoạt động bảo lãnh; trong đó, nêu rõ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyền lựa chọn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng bằng phương tiện điện tử hoặc giao dịch theo phương thức truyền thống bằng văn bản theo thỏa thuận với các bên liên quan và có giá trị như nhau.
Việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng bằng phương tiện điện tử do các bên tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm, bảo đảm an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin phù hợp hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về quản lý rủi ro và quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản có liên quan.
Dự thảo cũng nêu rõ quy định về quản lý ngoại hối trong bảo lãnh. Theo đó, việc phát hành bảo lãnh bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phù hợp với phạm vi hoạt động ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế của từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Khi thực hiện bảo lãnh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ các quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng.
Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất quy định về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. Theo dự thảo, ngân hàng thương mại được thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai là ngân hàng thương mại, trong giấy phép thành lập và hoạt động hoặc tại văn bản sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại có quy định nội dung hoạt động bảo lãnh ngân hàng; không bị cấm thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai trong giai đoạn bị kiểm soát đặc biệt hoặc trong giai đoạn áp dụng can thiệp sớm đối với ngân hàng thương mại theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước công bố công khai danh sách ngân hàng thương mại được thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo từng thời kỳ trên trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, các nội dung sửa đổi, bổ sung nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện thời gian vừa qua và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
Các nội dung tại dự thảo Thông tư được quy định rõ ràng và phù hợp; tránh mâu thuẫn với các nội dung quy định tại các văn bản pháp luật khác về cùng một vấn đề.
Việc ban hành Thông tư thay thế Thông tư 07 và Thông tư 13 giúp hoàn thiện hơn nữa cơ sở pháp lý về bảo lãnh ngân hàng nhằm phản ánh đầy đủ thực tế hoạt động bảo lãnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng an toàn, hiệu quả./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Những ngân hàng nào cho phép chuyển tiền nhanh bằng mã VietQR?
08:59' - 25/09/2021
NAPAS cho biết đến thời điểm hiện tại, khách hàng đã có thể thực hiện giao dịch chuyển tiền bằng mã VietQR trên ứng dụng mobile banking của 21 ngân hàng.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần thêm trợ lực từ ngân hàng để duy trì sản xuất
09:43' - 23/09/2021
Ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài ở khu vực phía Nam; trong đó, ảnh hưởng nặng nề nhất là các địa phương như Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An.
-
Ngân hàng
Tài khoản tạm khóa báo có: Ngân hàng xử lý hoàn trả thế nào?
07:01' - 23/09/2021
Sau "ồn ào" về nghệ sĩ làm từ thiện, "tài khoản tạm khóa báo có" bỗng trở thành đề tài được đặc biệt quan tâm trên mạng. Khái niệm này được ngân hàng lý giải ra sao? Mời độc giả theo dõi dưới đây!
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Italy khẳng định chính sách tiền tệ của ECB là phù hợp
19:36' - 05/06/2023
Theo Thống đốc Ngân hàng trung ương Italy Ignazio Visco, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang theo đuổi chính sách tiền tệ phù hợp với tình hình,dù có thể thực hiện cách tiếp cận dần tăng lãi suất.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lạm phát tại Indonesia "hạ nhiệt" sớm hơn dự kiến
17:36' - 05/06/2023
Ngày 5/6, BPS - Tổng cục Thống kê Indonesia cho biết, tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống còn 4% trong tháng 5, bằng giới hạn trong mức mục tiêu của Ngân hàng trung ương (BI) và sớm hơn dự kiến.
-
Tài chính & Ngân hàng
JPX Group: Nhiều người Nhật rút tiền tiết kiệm để đầu tư chứng khoán
15:09' - 05/06/2023
Theo Chủ tịch tập đoàn JPX Group, đơn vị vận hành các sàn giao dịch chứng khoán Tokyo và Osaka, ngày càng có nhiều hộ gia đình rút tiền tiết kiệm ngân hàng với lãi suất thấp để đầu tư chứng khoán.
-
Tài chính & Ngân hàng
Quyết định duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ của BoJ khiến lạm phát ngày càng tăng
13:28' - 05/06/2023
Quyết định duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đối mặt với sức ép mới trong bối cảnh giá tăng từ thực phẩm sang dịch vụ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Agribank tích cực triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư trong giao dịch
11:48' - 05/06/2023
Agribank đang thử nghiệm và sẽ triển khai theo lộ trình ứng dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chip vào hoạt động giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Malaysia cần tăng cường chuẩn bị đối phó những rủi ro từ bên ngoài
08:29' - 05/06/2023
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyến nghị các nhà chức trách Malaysia nên chuẩn bị để đối phó với rủi ro từ bên ngoài, bao gồm khả năng giảm tốc tăng trưởng hoặc suy thoái toàn cầu đột ngột.
-
Tài chính & Ngân hàng
Câu chuyện về đồng yen xuống giá tại Nhật Bản
15:57' - 04/06/2023
Đồng tiền Nhật Bản đã mất giá hơn 20% so với đồng euro kể từ đầu tháng 5/2020.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lạm phát của Pháp thấp nhất trong vòng một năm
07:00' - 03/06/2023
Lạm phát của Pháp trong tháng 5/2023 đã hạ nhiệt xuống mức thấp nhất trong vòng một năm do giá năng lượng và lương thực tăng vừa phải, theo dữ liệu chính thức vừa công bố.
-
Tài chính & Ngân hàng
Quảng Ninh thu ngân sách tăng cao, đạt trên 24.100 tỷ đồng
09:57' - 02/06/2023
Theo Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện trong 5 tháng năm 2023 đạt trên 24.100 tỷ đồng.