Lễ Vu Lan tại Việt Nam và một số nước ở châu Á khác nhau thế nào?
Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu Lan
Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.
Kể từ khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, Ngày Lễ Vu Lan (ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm) đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng của người dân Việt. Qua hàng nghìn năm, Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam.
Ngày nay, Lễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành “lễ hội văn hóa tình người”. Pháp hội Vu Lan còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” với tiên tổ.
Ngày lễ Vu Lan là một trong hai lễ lớn nhất của Phật giáo, nhằm báo hiếu công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, nay không chỉ là ngày lễ của các Phật tử mà đã trở thành một lễ hội văn hóa tinh thần chung của xã hội, mang đến thông điệp về lòng biết ơn và đền ơn như một biểu hiện và cư xử văn hóa đáng được con người lưu tâm, thực hiện.
Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, Trưởng ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Đại lễ Vu Lan kêu gọi ý thức xã hội về tinh thần đền ơn đáp nghĩa của Đức Phật, khuyến khích con người tri ân, đền ơn bốn nguồn ân đức, đó là tri ân và đền ơn cha mẹ sinh thành; thầy cô giáo những người dạy dỗ, truyền đạt tri thức cho con người; tri ân các bậc tiền bối đã dựng xây đất nước, các Anh hùng Liệt sỹ đã hy sinh mang lại độc lập, chủ quyền thiêng liêng cho toàn đất nước và cuối cùng là tri ân chính đồng loại con người.
Trong thời đại ngày nay, tinh thần đạo hiếu cần được đề cao, biểu dương mạnh mẽ hơn để truyền thống đó luôn được bồi đắp, ngày càng trở thành sức mạnh văn hóa của dân tộc hôm nay và mãi mãi về sau.
Lễ Vu Lan tại một số nước ở châu Á
Lễ Vu Lan thường tổ chức vào dịp ngày Rằm tháng 7 hằng năm, nhưng ở mỗi quốc gia ở châu Á lại mang những nét đặc trưng riêng biệt.
- Tại Nhật Bản: Người Nhật cũng có lễ Obon báo hiếu, thường diễn ra vào tháng 8 dương lịch hàng năm. Trong dịp này, hầu hết những người ở xa đều về thăm cha mẹ, ông bà, hoặc đi viếng mộ người thân. Obon mang nghĩa “Ngày của người chết”.
Đây là một phong tục truyền thống của Phật tử người Nhật, được tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Sự kiện quan trọng nhất trong ngày này là việc dâng lửa để soi đường cho linh hồn, với 5 đám lửa được sắp xếp theo chữ Hán, đốt trên 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong một giờ đồng hồ.
Trong khi dâng lửa, cả những người tham gia đốt lửa và những người đi xem đều gửi những lời cầu nguyện đến tổ tiên qua ánh sáng của ngọn lửa. Đây là cách người Nhật báo hiếu với tổ tiên và cũng là một trong những lễ hội thu hút đông đảo khách du lịch trên thế giới.
Vào ngày cuối cùng của lễ hội Obon, người dân Nhật Bản còn đem lồng đèn đến thả ở các sông, hồ, bờ biển như một cách để tiễn đưa linh hồn của người quá cố về với thế giới của họ.
- Tại Hàn Quốc: Với người Hàn Quốc, dịp Lễ Vu Lan báo hiếu diễn ra vào Rằm tháng 7 là dịp để mọi người thể hiện tấm lòng tri ân, báo ân, cùng cầu nguyện cho cha mẹ hiện tại có thêm phúc thọ, cha mẹ, ông bà quá cố được siêu thoát.
Tùy theo hoàn cảnh kinh tế mà người Hàn Quốc có những cách báo hiếu khác nhau, từ việc làm nhỏ như tự tay chuẩn bị những tấm thiệp tình cảm hay tặng món quà đắt tiền... Tất cả đều như một lời cảm ơn chân thành dành cho người nhận.
- Tại Malaysia: Đại lễ Vu Lan còn gọi là ngày tổ tiên hay lễ hội tháng bảy. Ngoài những việc thể hiện tinh thần hiếu đạo như thăm viếng mộ người thân, tảo mộ, dâng cúng vật phẩm, người Malaysia còn tổ chức hiều hoạt động văn hóa, tôn giáo mang màu sắc riêng.
Phân biệt ngày lễ Vu Lan và lễ Xá tội vong nhânTrên thực tế, lễ Vu Lan và lễ Xá tội vong nhân đều được cúng vào ngày Rằm tháng Bảy, song xuất phát từ những điển tích riêng biệt. Lễ Vu Lan là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, còn lễ Xá tội vong nhân là để cúng cho nhưng vong hồn không nơi nương tựa, không người thờ cúng.Theo tín ngưỡng dân gian, lễ Xá tội vong nhân là đến ngày Rằm tháng Bảy, những vong hồn còn lang bạt nơi trần gian chưa về với cõi âm sẽ được bắc cầu cho siêu độ. Cũng có quan điểm cho rằng đây là ngày cõi âm mở cửa địa ngục để các linh hồn được siêu thoát, về cõi trần để tái sinh.
Để cho các vong hồn này không quấy nhiễu đời sống và có thể siêu thoát thì người ta cúng cháo loãng, gạo, bỏng, muối…
Truyền thuyết khác nói rằng, phật A Nan Đà khi đang ngồi trong tịnh thất thì có một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) hiện lên báo, 3 ngày nữa ông sẽ chết và hóa thành quỷ đói. Cách duy nhất để sống đó là cúng cho bọn quỷ đói thức ăn để được tăng thọ.
Ngài còn được Phật truyền cho bài chú "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni", đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước.
Cách chuẩn bị lễ vật cúng Rằm tháng Bảy theo văn hóa truyền thống
Vào ngày Rằm tháng Bảy hàng năm, các gia đình thường chuẩn bị 2 mâm đồ lễ: một mâm cúng tổ tiên tại bàn thờ và một mâm cúng chúng sinh (cúng cô hồn) đặt ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè.
Trên mâm cúng tổ tiên, gia đình bày cỗ mặn, tiền vàng và những vật dụng cá nhân dành cho người cõi âm làm bằng giấy (vẫn gọi là đồ hàng mã) những mong người thân đã mất có được một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ ở cõi âm giống như người dương thế.
Trên mâm cúng chúng sinh, lễ vật gồm có: quần áo chúng sinh bằng giấy nhiều màu, các loại bỏng gạo, ngô khoai, bánh kẹo, cháo trắng hoặc cháo hoa, tiền vàng, nước lã hoặc rượu, cốc gạo trộn lẫn với muối (cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà khắp tứ phía sau khi cúng xong) và còn có thể cài thêm cả chút tiền lẻ.
Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào xẩm tối vì lúc này mặt trời đã lặn, cửa âm phủ đã đóng.
Ngoài ra, vào ngày này, tại các chùa người ta cũng làm lễ phóng sinh, thả chim, thả cá về với môi trường sống của chúng.
Trong ngày lễ Vu Lan, vốn được coi là ngày dành cho mẹ, những người có mẹ còn sống sẽ cài một bông hồng đỏ lên áo và những người mẹ đã mất sẽ đeo một bông hồng trắng, tới chùa cầu kinh để linh hồn mẹ được an lành, siêu thoát.
Việc phân biệt màu sắc hoa này còn có một ý nghĩa nhân văn sâu sắc là phải biết trân trọng những gì mình đang có (cha, mẹ, người thân) và nhắc nhở mỗi người phải luôn ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Lễ Vu lan đáng nhớ trên đỉnh Fansipan
17:27' - 22/08/2018
Không chỉ để đánh dấu một đỉnh cao đã chinh phục, với du khách bây giờ, Fansipan còn là điểm đến linh thiêng, để nguyện cầu may mắn bình an, tại quần thể văn hóa tâm linh trên khu vực đỉnh.
-
Đời sống
Nguồn gốc và những điều ít biết về lễ Vu lan báo hiếu - Rằm tháng 7 âm lịch
07:09' - 31/08/2017
Qua hàng nghìn năm, Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam chúng ta.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Phó Thủ tướng: Đảm bảo nhất quán, thông suốt trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT
14:52'
Sáng 29/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã có cuộc làm việc về công tác chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Khắc phục “thẻ vàng” IUU: Tập trung giải quyết dứt điểm các nội dung EC quan tâm trước ngày 15/9
13:57'
DG-MARE đề nghị Việt Nam cần tập trung khắc phục một số tồn tại để đối thoại về chống khai thác IUU giữa Việt Nam và Ủy ban châu Âu (EC) có thể tiến triển trong thời gian tới.
-
Kinh tế & Xã hội
Đất Sen hồng: Bứt phá ngoạn mục sau những đổi thay
12:11'
Sau 50 năm giải phóng, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Đồng Tháp đã và đang tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, chung sức, chung lòng xây dựng Đất Sen hồng ngày càng giàu đẹp.
-
Kinh tế & Xã hội
Ứng phó thiên tai: Sống còn nhờ dinh dưỡng đúng cách
11:34'
Ngày 28-29/4, tại Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức hội thảo “Ứng phó dinh dưỡng khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai”.
-
Kinh tế & Xã hội
Nam Phi ghi nhận khách du lịch nước ngoài tăng trong dịp lễ Phục sinh
10:07'
Cơ quan Quản lý Biên giới (BMA) Nam Phi, ông Michael Masiapato cho biết tổng cộng có 1.057.063 lượt du khách đã nhập cảnh Nam Phi trong kỳ nghỉ lễ Phục sinh năm 2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Điểm check in - nơi phát bản tin quan trọng nhất trong lịch sử chiến tranh
09:40'
Cách đây 50 năm, bản tin chiến thắng đầu tiên - bản tin quan trọng nhất trong lịch sử chiến tranh, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc - do Việt Nam Thông tấn xã phát được cả nước chào đón.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 29/4/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/4, sáng mai 30/4 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Cần Thơ công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ
22:07' - 28/04/2025
Chiều 28/4, tại thành phố Cần Thơ, Thành ủy Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Nội vụ nói về giải quyết việc làm cho người bị ảnh hưởng do sắp xếp bộ máy
20:56' - 28/04/2025
Bộ Nội vụ đang hoàn thiện hướng dẫn về tiêu chuẩn chức danh, ngạch và chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức ở phường, xã, đặc khu khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính.