LHQ kỳ vọng Việt Nam là nước ủy viên không thường trực HĐBA năng động, hiệu quả
Trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại LHQ, Phó Tổng Thư ký (TTK) LHQ phụ trách các hoạt động hòa bình, ông Jean- Pierre Lacroix đã đánh giá cao và kỳ vọng vào những đóng góp của Việt Nam trong các hoạt động gìn giữ an ninh, hòa bình của LHQ. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
Phóng viên: Việt Nam đã là thành viên của LHQ 42 năm qua. Ông đánh giá như thế nào về những đóng góp của Việt Nam trong các hoạt động gìn giữ an ninh, hòa bình của LHQ, nhất là từ khi Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình năm 2014?
Phó TTK LHQ Jean- Pierre Lacroix: Điều đầu tiên tôi phải nói rằng Việt Nam là một nước rất tích cực ủng hộ LHQ, nhất là trong hoạt động gìn giữ hòa bình. Suốt những năm qua, LHQ đã nhận được sự ủng hộ và khích lệ mạnh mẽ của Việt Nam trong các hoạt động gìn giữ an ninh, hòa bình mà điều này thể hiện rõ nhất ở 2 điểm: Thứ nhất, Việt Nam tham gia tích cực và liên tục các sáng kiến liên quan tới gìn giữ hòa bình, luôn nỗ lực để hoạt động này ngày càng có tầm ảnh hưởng tốt hơn.
Thứ hai, Việt Nam đã cử lực lượng tham gia trực tiếp hoạt động gìn giữ hòa bình trên thực địa, nhất là ở các điểm nóng như Nam Sudan. Chúng tôi rất trân trọng những nỗ lực này bởi chúng tôi thực sự cần sự hỗ trợ về quân đội của nhiều nước để triển khai hoạt động trên thực địa.
Phóng viên: Một trong các ưu tiên của Việt Nam trên cương vị ủy viên không thường trực HĐBA là tăng cường các hoạt động gìn giữ hòa bình. Ông có thể cho biết Việt Nam cần cải thiện những gì để có thể hoàn thành sứ mệnh gìn giữ hòa bình một cách xuất sắc?
Phó TTK LHQ Jean- Pierre Lacroix: Tôi muốn nói rằng chúng ta không nên quên HĐBA là cơ quan của LHQ có chức năng chính là đảm bảo an ninh và hòa bình cho thế giới, nên vai trò của Việt Nam trên cương vị Ủy viên không thường trực HĐBA trong nhiệm kỳ tới là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng bởi Việt Nam sẽ tham gia đóng góp trực tiếp vào việc ra các quyết định, nghị quyết của HĐBA.
Chúng tôi muốn có được sự ủng hộ của HĐBA đối với các hoạt động gìn giữ hòa bình, nhất là các sáng kiến được khởi xướng từ tháng 3/2018, đưa nhiều vấn đề liên quan hoạt động gìn giữ hòa bình ra trước HĐBA để thảo luận thường xuyên.
Đại diện phái bộ gìn giữ hòa bình ở các nước cũng phải báo cáo tình hình địa bàn của họ thường xuyên trước HĐBA.... Chính vì vậy, chúng tôi kỳ vọng rất nhiều vào những quyết sách của HĐBA trong thời gian tới và cá nhân tôi chắc chắn rằng Việt Nam sẽ là một nước ủy viên năng động, hiệu quả trong tổ chức hết sức quan trọng này.
Phóng viên: Trong lĩnh vực hoạt động gìn giữ hòa bình, theo ông, thách thức lớn nhất trong thời gian tới là gì?
Phó TTK LHQ Jean- Pierre Lacroix: Tôi cho rằng thách thức lớn nhất đối với chúng tôi hiện nay là phần lớn hoạt động gìn giữ hòa bình đều diễn ra ở những địa bàn rất khắc nghiệt và ngày càng nguy hiểm.
Những chiến sĩ gìn giữ hòa bình của chúng tôi và cả đội ngũ cán bộ, nhân viên của LHQ đã trở thành mục tiêu tấn công của những lực lượng vũ trang cực đoan và các phần tử chống phá, cho nên chúng tôi phải đối phó với tình hình này và hiện chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều để đảm bảo an toàn cho các chiến sĩ và cán bộ của LHQ.
Một vấn đề nữa là tuy hoạt động gìn giữ hòa bình chính là công cụ để hỗ trợ tiến tới các giải pháp chính trị, nhưng chỉ có hoạt động gìn giữ hòa bình không thôi thì không đủ và không thể đạt được mục đích. Chúng tôi cần có sự đồng tình, hỗ trợ của các phe tham chiến, và chúng tôi cần sự ủng hộ cũng như tham gia mạnh mẽ của HĐBA để thúc đẩy các giải pháp chính trị mau chóng trở thành hiện thực.
Phóng viên: Năm nước ủy viên thường trực HĐBA LHQ thường chia rẽ về nhiều vấn đề, kể cả trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình. Theo ông, một nước ủy viên không thường trực HĐBA như Việt Nam có thể đóng vai trò như thế nào để giải quyết các vấn đề hiện đang gây chia rẽ?
Phó TTK LHQ Jean- Pierre Lacroix: Tôi phải thừa nhận rằng các ủy viên thường trực HĐBA LHQ không đoàn kết cho lắm, nhưng tôi nghĩ rằng các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ cho tới nay vẫn nhận được sự ủng hộ, hậu thuẫn khá lớn của HĐBA và trên thực tế các hoạt động gìn giữ hòa bình được tới 152 nước ký cam kết ủng hộ, trong đó có Việt Nam và 5 nước ủy viên thường trực HĐBA cũng ký.
Vai trò của các nước ủy viên không thường trực như Việt Nam là rất lớn vì đó chính là cầu nối để làm sao HĐBA tìm được tiếng nói chung đồng thuận và giúp giảm bớt sự chia rẽ tồn tại đã lâu ở tổ chức này. Nếu làm được như vậy thì thực sự các ủy viên không thường trực, đặc biệt là Việt Nam, sẽ đóng góp được rất nhiều./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga, Trung Quốc đề nghị HĐBA LHQ họp khẩn về vụ thử tên lửa tầm trung của Mỹ
12:53' - 21/08/2019
Nga và Trung Quốc đã đề nghị Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ họp khẩn về kế hoạch của Mỹ thử và triển khai các tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất.
-
Kinh tế Thế giới
Báo chí quốc tế ấn tượng với số phiếu của Việt Nam tại HĐBA LHQ
15:38' - 08/06/2019
Tờ China Daily của Trung Quốc nêu rõ Việt Nam là đại diện duy nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương tham gia tranh cử và được ủng hộ với số phiếu rất cao sau cuộc bỏ phiếu kín.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực HĐBA LHQ với số phiếu gần tuyệt đối
22:44' - 07/06/2019
Theo kết quả bỏ phiếu, có tổng cộng 192 trên tổng số 193 quốc gia, vùng lãnh thổ thành viên Đại hội đồng LHQ đã ủng hộ Việt Nam vào vị trí thành viên không thường trực HĐBA.
-
Kinh tế Việt Nam
Dấu ấn Việt Nam tại HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008-2009
21:36' - 02/06/2019
Việt Nam đã để lại dấu ấn khi lần đầu tiên tham gia đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
WHO: Chưa cần tiêm vaccine đại trà phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
09:22' - 16/08/2022
Chuyên gia phụ trách ứng phó với các bệnh đậu mùa trong chương trình khẩn cấp của WHO cho biết chưa cần thiết phải tiêm phòng đại trà ngay lập tức phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
-
Ý kiến và Bình luận
GBTA: Du lịch công vụ toàn cầu không thể phục hồi hoàn toàn trước năm 2026
09:15' - 16/08/2022
Hiệp hội Du lịch doanh nghiệp toàn cầu (GBTA) đánh giá có nhiều yếu tố đang trì hoãn sự phục hồi hoàn toàn của hoạt động du lịch công vụ về mức trước đại dịch.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu tự tin về tốc độ phát triển kinh tế
09:08' - 15/08/2022
Tân Tổng thống Droupadi Murmu cho biết Ấn Độ là một trong những nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
OPEC nâng nguồn cung của 7 nước thành viên
09:00' - 15/08/2022
Báo cáo hàng tháng mới công bố của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho biết, OPEC đã nâng nguồn cung dầu thô trong tháng 7 vừa qua của 7 nước thành viên, trong đó có Iraq.
-
Ý kiến và Bình luận
PGS. TS Nguyễn Thị Mùi: Chính sách tiền tệ linh hoạt nhưng vẫn phải thận trọng
10:15' - 14/08/2022
Trong bối cảnh mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và lãi suất cao thì Việt Nam luôn phải nghiên cứu xem xét dự báo vấn đề này và có những kịch bản cụ thể.
-
Ý kiến và Bình luận
Tác dụng của khẩu trang đối với biến thể Omicron
15:44' - 12/08/2022
Nhóm nhà nghiên cứu y tế thuộc Viện Burnet, Australia, đã công bố mô hình mới cho thấy hiệu quả của khẩu trang đối với biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.
-
Ý kiến và Bình luận
ILO: Sự phục hồi việc làm giới trẻ vẫn còn chậm
14:56' - 12/08/2022
Theo báo cáo mới được công bố ngày 11/8 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), sự phục hồi trong việc làm của thanh niên vẫn còn chậm trễ.
-
Ý kiến và Bình luận
Khủng hoảng chồng chéo làm tăng nguy cơ suy thoái ở châu Âu
13:08' - 12/08/2022
Viện kinh tế Đức (IW) vừa công bố nghiên cứu, trong đó đưa ra nhận định rằng, các cuộc khủng hoảng như đại dịch COVID-19 hay xung đột Nga-Ukraine đang khiến nguy cơ suy thoái tại châu Âu tăng cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Canada có thể hỗ trợ thị trường khí đốt tự nhiên của thế giới
09:41' - 12/08/2022
Lưu vực Tây Canada có nhiều lợi thế so với Gulf Coast (Mỹ) để xuất khẩu nhiên liệu, khi nắm giữ nguồn cung khí đốt tự nhiên rẻ hơn; thời gian vận chuyển LNG đến châu Á ngắn hơn từ 2 tuần đến 4 tuần.