Đầu tư Trung Quốc ít được hoan nghênh ở châu Phi?
Tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi hồi tháng 9 vừa qua, Bắc Kinh cam kết cung cấp 60 tỷ USD để hỗ trợ châu Phi phát triển trong 3 năm tới mà "không có bất kỳ ràng buộc chính trị nào".
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, đầu tư của Trung Quốc ngày càng ít được hoan nghênh tại châu Phi. Tại sao vậy?
Theo Phó Giáo sư chính trị Richard Aidoo, kiêm hiệu phó trường nghệ thuật và nhân văn Thomas W. and Robin W. Edwards, ví dụ điển hình là cuộc bầu cử Tổng thống Zambia năm 2011. Khi tranh cử, ứng cử viên phe đối lập Michael Sata thường xuyên chỉ trích các thương nhân Trung Quốc là “gian thương”.
Thái độ chống Trung Quốc của Sata đã nhận được sự cộng hưởng của người dân, cuối cùng giúp Sata đánh bại Tổng thống đương nhiệm Rupiah Banda và lên nắm quyền. Trong một bài viết đăng trên tờ Washington Post, được truyền thông Trung Quốc dẫn lại, Phó Giáo sư Richard Aidoo cho rằng có 4 nhân tố khiến thái độ chống Trung Quốc ở châu Phi gia tăng:
Thứ nhất, vốn đầu tư của Trung Quốc không mang tới thêm nhiều cơ hội việc làm. Lâu nay, mặc dù Bắc Kinh liên tục tăng cường ảnh hưởng kinh tế đối với châu Phi, nhưng lại không giúp người dân địa phương có thêm cơ hội việc làm và tăng thu nhập.
Ví dụ thứ nhất là Nam Phi. Quốc gia này là đối tác hợp tác quan trọng nhất và thành công nhất của Trung Quốc ở châu Phi, nhưng tỉ lệ thất nghiệp của nước này năm 2018 dự kiến vẫn ở mức trên 26%. Ví dụ thứ 2 là Sierra Leone. Đầu tháng 10 vừa qua, tân Tổng thống Sierra Leone Julius Maasa Bio quyết định hủy dự án xây dựng sân bay mới trị giá 400 triệu USD do Trung Quốc đầu tư.
Kỳ thực, khi Tổng thống tiền nhiệm Ernest Bai Koroma ký hiệp định vay vốn Trung Quốc cho dự án đầu tư này, Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo dự án sẽ khiến Sierra Leone ngập trong nợ. Trên thực tế, trong thời gian tranh cử Tổng thống, Bio đã lên tiếng chỉ trích dự án tốn kém mà không tạo ra việc làm cho người dân Sierra Leone này, và cuối cùng đã giành chiến thắng.
Thứ hai, Bắc Kinh chỉ tìm cách "cướp đoạt" khoáng sản của châu Phi. “Lục địa đen” dồi dào khoáng sản và khoáng sản đã trở thành mạch máu của kinh tế châu Phi. Do Trung Quốc tìm cách "cướp đoạt" khoáng sản của châu Phi nên đã gây ra sự bất mãn trong cộng đồng người bản địa.
Bên cạnh đó, hành vi khai thác trái phép và tình trạng ngược đãi công nhân địa phương của doanh nghiệp Trung Quốc càng khiến người dân nơi đây căm phẫn, trở thành chất xúc tác cho tình cảm chống Trung Quốc.
Theo nhà xã hội học Ching Kwan Le, các sự kiện công nhân Zambia làm việc trong các nhà máy khai thác khoáng sản do Trung Quốc đầu tư bị đối xử bất công đã làm dấy lên thái độ chống Trung Quốc, trở thành nhân tố giúp Sata giành chiến thắng trong bầu cử Tổng thống năm 2011 ở nước này. Tình hình tương tự cũng xảy ra ở Ghana và dẫn tới chiến thắng lịch sử của ứng cử viên đối lập Nana Akufo Addo trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Thứ ba, hàng Trung Quốc kém chất lượng tràn ngập thị trường châu Phi. Năm 2016, mạng lưới điều tra độc lập Afrobarometer đã tiến hành điều tra tại 35 quốc gia châu Phi. Kết quả cho thấy 35% số người được hỏi cho rằng hàng hóa Trung Quốc kém chất lượng.
Tuy thu nhập của người tiêu dùng châu Phi không cao, nhưng họ cũng không thích nhìn thấy vật liệu không đủ tiêu chuẩn trong các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng do Trung Quốc đầu tư hoặc phải mạo hiểm mua thuốc giả giá rẻ của Trung Quốc. Ngoài ra, doanh nghiệp các nước châu Phi cũng không thích hàng dệt may và các mặt hàng thương phẩm giá rẻ khác của Trung Quốc tiến vào châu Phi cạnh tranh với sản phẩm địa phương.
Thứ tư, chủ nghĩa thực dân mới bao trùm quan hệ Trung Quốc-châu Phi. Đối với các chính trị gia phương Tây, việc Trung Quốc tăng cường can dự vào châu Phi là một loại “chủ nghĩa thực dân mới”, cuối cùng chỉ khiến các khoản tiền mà các nước châu Phi vay của Trung Quốc ngày một tăng.
Người châu Phi vốn phải sống trong môi trường có sự biến động về kinh tế và chính trị tương đối lớn, trong khi việc tăng cường vay mượn từ Trung Quốc đồng nghĩa với việc Bắc Kinh có thể gây ảnh hưởng tới kết quả các cuộc bầu cử trong tương lai ở các nước châu Phi. Đây là viễn cảnh họ không muốn nhìn thấy, vì vậy họ cho rằng cần phải ứng phó cẩn trọng với nó./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ảnh hưởng của thương chiến đối với Trung Quốc
06:30' - 29/10/2018
Kết quả kinh tế quý III/2018 cho thấy ảnh hưởng của chiến tranh thương mại đối với kinh tế Trung Quốc bắt đầu hiển hiện và tình hình còn có thể xấu hơn trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
Giới siêu giàu gia tăng nhanh chóng tại Trung Quốc
16:13' - 26/10/2018
Trong năm 2006, Trung Quốc chỉ có 16 tỷ phú. Nhưng đến năm 2017, số tỷ phú Trung Quốc là 373 người, chiếm 20% tổng số tỷ phú toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Trung Quốc lún sâu vào cuộc xung đột công nghệ
05:30' - 25/10/2018
Một số người cho rằng Bloomberg đưa ra một nguồn tin quan trọng và các công ty công nghệ liên quan có đủ lý do để phủ nhận cáo buộc "có thể hủy hoại danh tiếng và làm đổ gẫy" chuỗi cung ứng của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Nga tiếp tục hỗ trợ các nước châu Phi nhưng không áp đặt
10:06' - 07/10/2018
Nga tiếp tục đóng góp cho các nỗ lực của cộng đồng quốc tế để hỗ trợ các nước châu Phi một cách thân thiện, không áp đặt.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước châu Phi tìm kiếm nguồn tài trợ từ IMF
07:02' - 02/10/2018
Trang mạng dailymaverick.co.za đăng bài phân tích về việc các nước châu Phi, vốn đang gánh chịu các khoản nợ lớn, một lần nữa hướng đến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để tìm giải pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi: Vai trò của điện hạt nhân trong nguồn cung năng lượng
05:30' - 28/09/2018
Tất cả các nền kinh tế lớn nhất thế giới đều đang sử dụng năng lượng hạt nhân như một phần của nguồn cung cấp năng lượng hỗn hợp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.