Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ
Tọa đàm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt tổ chức.
Tái cơ cấu nông nghiệp trong những năm qua đã tạo ra những bước bứt phá, khắc phục những tồn tại và tạo ra sự phát triển tích cực. Ngành đã có sự chuyển dịch tăng trưởng dựa vào số lượng sang chất lượng và giá trị gia tăng, tăng những ngành hàng, sản phẩm có lợi thế, thị trường thuận lợi. Nhờ sức sản xuất lớn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng mạnh trong những năm qua. Năm 2019, ước kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 41 – 42 tỷ USD.
Theo ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, lâm nghiệp, thủy sản, rau quả… là những ngành đã triển khai tái cơ cấu mạnh mẽ và đạt thành tựu lớn. Thành công này là nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cùng với các cơ chế chính sách hoàn thiện hơn, tạo thời cơ, tạo sức bật cho các thành phần kinh tế tham gia; trong đó, có sự đầu tư của tư nhân. Ngoài ra, còn yếu tố “kéo” là thị trường là Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại tự do đã giúp chúng ta phát triển sản xuất mà còn có sự điều chỉnh trong sản xuất để phù hợp với thị trường.
Điển hình việc đẩy mạnh phát triển thủy sản đã và đang khẳng định một lợi thế của Việt Nam. Theo ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Nghị quyết số 120/NQ - CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu đã khẳng định thủy sản là lợi thế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, ngành nông nghiệp cũng nhanh chóng chuyển trục sản xuất từ lúa sang thủy sản, trái cây…
Với con tôm, trước đây sản xuất nhỏ lẻ chiếm chủ đạo, nhưng sau khi thực hiện tái cơ cấu, các hợp tác, tổ hợp tác, sản xuất có liên kết tăng mạnh, đặc biệt các vùng nuôi tôm lớn tại Bạc Liêu, Sóc Trăng… Sau dịch tôm chết sớm năm 2013-2014, nuôi tôm công nghệ cao phát triển khá nhanh. Nay các nhà máy hoàn toàn chủ động động được vùng nguyên liệu, sản lượng cho chế biến, xuất khẩu.
Hay với cá tra, trước đây xuất khẩu chủ yếu là phi lê đông lạnh nhưng nay đã có trên 80 sản phẩm, nhiều sản phẩm giá trị gia tăng, nâng cao chuỗi giá trị thủy sản. Các phụ phẩm của thủy sản nay cũng đã trở thành đầu vào cho sản xuất cho các sản phẩm có giá trị cao. Nhờ chế biến, đa dạng sản phẩm chế biến, thay vì chỉ thu hoạch khi cá tra đạt trọng lượng từ 800 - 900gram, nhưng nay cá tra có thể nuôi lên 3kg để tăng hiệu quả sản xuất cho bà con. Những sản phẩm chế biến sâu đã góp phần mỏ rộng thị trường, thị phần xuất khẩu.
Về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các địa phương, trong đó có việc giảm diện tích đất trồng lúa, chuyển sang trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, ông Trần Công Thắng nhấn mạnh, việc chuyển đổi nhằm thích ứng được với biến đổi khí hậu cũng như đáp ứng được yêu cầu cơ cấu lại của ngành nông nghiệp. Thực tế đã chứng minh sự chuyển đổi này bước đầu mang lại hiệu quả cao, đời sống của người dân ở khu vực chuyển đổi cũng đã ổn định.
Đặc biệt, xu thế cũng như nhu cầu của thị trường thế giới thì các lĩnh vực về thủy sản, trái cây cũng đang tăng nhanh, nhiều thị trường tiềm năng, nhiều cơ hội để xuất khẩu, nhiều cơ hội để nâng cao giá trị… Bên cạnh đó, thị trường lúa gạo của chúng ta đang dần hẹp lại và chắc chắn thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn, bản thân các nước đối thủ của chúng ta chưa giảm sản xuất lúa, trong khi các nước nhập khẩu thì lại thắt chặt các quy định, kiểm soát chặt chẽ…
Do đó, việc chuyển đổi trục sản xuất ở Đông bằng sông Cửu Long càng cho thấy hướng đi đúng đắn của ngành nông nghiệp. Thậm chí, nhiều tỉnh muốn có sự chính thức hóa trong chuyển đổi trục sản xuất để nông dân yên tâm sản xuất.
Liên quan đến chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác, ông Nguyễn Quốc Mạnh, Trưởng phòng Cây Công nghiệp – Ăn quả, Cục Trồng trọt cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nghị định hướng dẫn Luật Trồng trọt; trong đó có quy định trình tự thủ tục hướng dẫn chuyển đổi đất trồng lúa sang các đối tượng khác như nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả…
Đây là khung pháp lý quan trọng trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa. Theo đó, cấp xã sẽ xác định đối tượng, diện tích, mục đích chuyển đổi và đề xuất cấp huyện, tỉnh; tỉnh sẽ báo cáo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ ban hành kế hoạch hành động chung. Với hệ thống pháp lý như vậy sẽ điều chỉnh được quy mô về sản xuất. Hi vọng khi văn bản được thực thi thì việc chuyển đổi sẽ đi vào nền nếp, mang lại hiệu quả thiết thực./.
Xem thêm:
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Cà Mau tái cơ cấu nông nghiệp - Bài cuối: Tập trung vào ngành hàng chủ lực
15:13' - 27/11/2019
Tỉnh ủy - UBND tỉnh Cà Mau xác định, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tập trung khai thác lợi thế vùng, xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh quy mô lớn…
-
Kinh tế & Xã hội
Cà Mau tái cơ cấu nông nghiệp - Bài 2: Những mối liên kết chặt chẽ
15:04' - 27/11/2019
Muốn thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp thành công, các sản phẩm được người dân chuyển đổi sản xuất phải có đầu ra ổn định với giá trị cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Cà Mau tái cơ cấu nông nghiệp - Bài 1: Tận dụng tán rừng phát triển kinh tế
14:53' - 27/11/2019
Với lợi thế là địa phương có điều kiện sản xuất nông nghiệp đa dạng, qua gần 5 năm triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Cà Mau đã gặt hái nhiều kết quả quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải trao Kỷ niệm chương cho Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam
18:48'
Bộ Giao thông Vận tải tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Giao thông Vận tải Việt Nam cho ông Shimizu Akira, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao: Nhật Bản mời Việt Nam dự Hội nghị cấp cao G7 mở rộng
18:18'
Bộ Ngoại giao cho biết, Chính phủ Nhật Bản đã công bố việc mời lãnh đạo Việt Nam dự Hội nghị cấp cao G7 mở rộng tại Hiroshima, dự kiến diễn ra từ ngày 20-21/5/2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào tạm ngừng nhập khẩu thịt lợn: Thị trường tiêu thụ của Việt Nam ảnh hưởng ra sao?
18:13'
Theo Cục Thú y, do Việt Nam chưa xuất khẩu chính ngạch thịt lợn sang Lào nên việc Lào dừng nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam không có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ thịt lợn trong nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là mục tiêu chung của mọi quốc gia
18:03'
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định: Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là mục tiêu chung của mọi quốc gia và các nước có trách nhiệm đóng góp vào mục tiêu chung này.
-
Kinh tế Việt Nam
Tái định vị vai trò và đóng góp của doanh nghiệp trong bối cảnh mới
17:56'
Những biến động trên thị trường tài chính thế giới và trong nước đang khiến các doanh nghiệp đặt câu hỏi: "Phải định vị lại doanh nghiệp như thế nào để tồn tại và phát triển trong bối cảnh hiện nay?"
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam mong muốn và sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ
17:19'
Sau 10 thăm thiết lập, quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ đã phát triển sâu rộng, hiệu quả và thực chất trên cả ba bình diện: Song phương, khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo vùng trồng, cơ sở đóng gói đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu
17:06'
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Sở Nông nghiệp các tỉnh, thành phố giao nhiệm vụ, chỉ đạo cơ quan chuyên môn về bảo vệ, kiểm dịch thực vật tại địa phương thực hiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ 4 tiếp viên hàng không xách ma túy: "Vẫn còn có lỗ hổng" của doanh nghiệp
16:58'
Với vụ 4 tiếp viên hàng không xách ma túy xảy ra vừa qua, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam thừa nhận "vẫn còn có lỗ hổng", trong trường hợp này nằm ở khâu thực thi của doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấm dứt hợp đồng nhà thầu không đủ năng lực xây dựng sân vận động Đà Lạt
16:41'
Công trình sân vận động Đà Lạt có quy mô 20.000 chỗ ngồi với tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng, được khởi công vào tháng 2/2020, dự kiến hoàn tất vào tháng 2/2022, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.