Liên tiếp các "cú sốc", phủ bóng lên ngành vận tải biển
Từ sự thiếu hụt container do dịch COVID-19, đến sự cố tắc nghẽn tại Kênh đào Suez và giờ đây là làn sóng lây nhiễm mới tại miền Nam Trung Quốc, các cú sốc nối tiếp nhau này đang phủ bóng lên ngành vận tải biển quốc tế, với nguồn cung container hạn hẹp, cước vận chuyển tăng cao và có khả năng gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
*Họa vô đơn chí Thời gian qua, thị trường vận tải biển quốc tế liên tiếp chịu nhiều cú sốc lớn. Sự phục hồi ở nhiều nơi trên thế giới sau đại dịch COVID-19 hồi cuối năm ngoái đã dẫn đến một sự bùng nổ trong hoạt động mua sắm, khiến ngành vận tải biển bị thiếu hụt container một cách nghiêm trọng.Điều này đã gây ra tình trạng chậm trễ trong hoạt động vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc sang châu Âu và Mỹ, đồng thời khiến giá cả hàng hóa tăng cao cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Sau đó, tàu Ever Given, một trong những con tàu container lớn nhất thế giới, đã bị mắc kẹt ở Kênh đào Suez và chặn ngang tuyến đường vận chuyển quốc tế huyết mạch trong gần một tuần.Khoảng 12% khối thượng thương mại toàn cầu đi qua Kênh đào Suez, nơi chứng kiến trung bình hơn 50 con tàu qua lại mỗi ngày. Sự cố này đã gây ra một cuộc khủng hoảng cho hoạt động vận tải biển toàn cầu và và trì hoãn khối lượng hàng hóa thương mại quốc tế trị giá 9 tỷ USD/ngày.
Và giờ đây, doanh nghiệp và người tiêu dùng lại đang đứng trước một cuộc khủng hoảng khác của ngành vận tải biển, khi tình hình dịch bệnh gia tăng ở miền Nam Trung Quốc đang làm gián đoạn hoạt động của nhiều cảng biển và làm trì hoãn hoạt động vận chuyển, khiến cước phí gia tăng. Tỉnh Quảng Đông đã ghi nhận số ca mắc COVID-9 gia tăng đột biến trong thời gian gần đây. Chính quyền địa phương đã ban hành lệnh phong tỏa ở nhiều nơi để ngăn chặn sự lây lan nhanh của dịch bệnh. Tình hình này đã khiến hoạt động vận chuyển tại nhiều cảng lớn của Trung Quốc bị trì hoãn, cước vận chuyển vốn đã cao nay còn cao hơn nữa, và thời gian chờ tại các cảng ngày càng kéo dài. Quảng Đông, một trung tâm vận tải biển lớn, chiếm khoảng 24% tổng lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Theo Hội đồng Vận tải biển Thế giới, hai cảng ở tỉnh này là cảng Thâm Quyến và cảng Quảng Châu lần lượt là cảng lớn thứ ba và thứ năm trên thế giới. Ông Brian Glick, người sáng lập và Giám đốc điều hành (CEO) của nền tảng hợp nhất chuỗi cung ứng Chain.io, nhận định tình trạng gián đoạn ở Thâm Quyến và Quảng Châu sẽ rất đáng lo ngại và sẽ có tác động chưa từng thấy đối với chuỗi cung ứng. Ông Glick cho biết cước phí vận chuyển đang ở các mức cao nhất từ trước đến nay sau khi liên tục phá vỡ các mức cao kỷ lục trước đó. *Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu Ông Zhang Zhiwei, chuyên gia kinh tế trưởng của công ty quản lý tài sản Pinpoint Asset Management, dự đoán nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng đang gia tăng, và chi phí vận chuyển cũng như giá hàng xuất khẩu có thể sẽ còn tăng hơn nữa. Ông nhấn mạnh tỉnh Quảng Đông đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.Ông JP Wiggins, Phó Chủ tịch công ty phần mềm vận tải 3GTMS, cho rằng cuộc khủng hoảng tại các cảng ở Trung Quốc sẽ gây gián đoạn nhiều hơn cho các khách hàng Mỹ vì nhiều chuyến hàng bị ảnh hưởng có điểm đến là Bắc Mỹ, khác với sự cố ở Kênh đào Suez lại tác động nhiều hơn đến hoạt động thương mại ở châu Âu.
Ông Wiggins cảnh báo cước phí đang “biến động rất mạnh” và ông khuyên các công ty vận tải nên lên kế hoạch cho trường hợp cước phí tăng gấp đôi, vì hiện không thể đoán định được cước vận chuyển sẽ còn diễn biến như thế nào.
Bà Shehrina Kamal, chuyên gia của công ty phân tích Everstream Analytics, cho biết các công ty không thể chịu được sự chậm trễ trong hoạt động vận chuyển như hiện nay đang chuyển sang hình thức vận chuyển bằng đường hàng không, từ đó đẩy chi phí vận chuyển tăng cao gấp nhiều lần. Bên cạnh đó, bà Kamal cho biết thời gian chờ tàu vào bến tại khu vực cầu cảng quốc tế Diêm Điền (Yantian International Container Terminal) ở Thâm Quyến đã tăng đột biến từ thời gian trung bình nửa ngày lên 16 ngày. Tình trạng này sẽ còn ảnh hưởng đến các cảng khác, khi các hãng tàu bắt đầu chuyển hướng.Cảng Nam Sa ở Quảng Châu đang chứng khiến dòng hàng hóa đổ vào tăng cao do các tàu chuyển hướng sang cảng này, và tình trạng tắc nghẽn được dự đoán còn kéo dài thêm hai tuần nữa hoặc thậm chí là lâu hơn.
Theo bà Kamal, tác động từ tình hình trên sẽ lan sang các tỉnh láng giềng như Quảng Tây, Vân Nam, Hồ Nam, Hồ Bắc, và thậm chí còn vượt ra khỏi Trung Quốc đại lục, khi cảng vận tải biển ở trung tâm tài chính Hong Kong (Trung Quốc) cũng không khỏi bị ảnh hưởng. Hoạt động vận tải xuyên biên giới có thể được thực hiện bằng xe tải, nhưng giới chức Trung Quốc gần đây đã thắt chặt các biện pháp quản lý đối với phương thức này do tình hình dịch bệnh. Bà Kamal cho biết bên cạnh các biện pháp khác, tất cả các xe tải vận chuyển hàng xuyên biên giới đều phải được phun khử khuẩn, và điều này có thể làm chậm quá trình vận chuyển hàng hóa. Nhìn chung, tốc độ luân chuyển tại các cảng ở Quảng Châu sẽ vẫn chậm chạp trong tháng Sáu, và ảnh hưởng đến nhiều nơi khác ở Trung Quốc. Điều này có thể khiến giá cả gia tăng, trong bối cảnh giới đầu tư còn đang lo ngại về nguy cơ lạm phát tăng cao và tác động của nó đến lãi suất. Ông Zhang Zhiwei, chuyên gia kinh tế trưởng của công ty quản lý tài sản Pinpoint Asset Management, nhận định giữa lúc tình hình dịch bệnh ở Ấn Độ và các nền kinh tế Đông Nam Á đang khiến giá hàng hóa và cước phí vận chuyển gia tăng, làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần này ở Quảng Đông có thể góp phần gây thêm áp lực lạm phát đối với nhiều nước khác./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Vận tải biển Vosco phát triển mạnh hoạt động thuê tàu
16:35' - 28/06/2021
Vosco đã triển khai những giải pháp thị trường, quản trị doanh nghiệp và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển nhằm đưa Vosco bước vào một giai đoạn phát triển mới.
-
DN cần biết
Ngành vận tải biển toàn cầu đối mặt với nhiều thách thức
08:36' - 22/06/2021
Tình trạng hàng hóa tồn đọng tại cảng container lớn nhất Trung Quốc do sự bùng phát đại dịch COVID-19 sẽ phải mất nhiều tuần để giải quyết.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường vận tải biển quốc tế đối mặt với khủng hoảng cước phí
09:34' - 16/06/2021
Thời gian qua, thị trường vận tải biển quốc tế liên tiếp chịu nhiều cú sốc lớn. Đầu tiên là sự thiếu hụt container do dịch COVID-19, sau đó là sự cố tắc nghẽn tại Kênh đào Suez.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Đức giảm đà cạnh tranh trên thị trường toàn cầu
21:12' - 14/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, báo cáo đánh giá, do Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) công bố ngày 14/7, cho thấy nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang mất dần cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng các biện pháp thuế đáp trả Mỹ
16:20' - 14/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã chuẩn bị một danh sách thuế quan trị giá 21 tỷ euro (tương đương 24,52 tỷ USD) để đáp trả Mỹ nếu hai bên thất bại trong đàm phán thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2025 tăng vượt dự báo
15:42' - 14/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận sơ bộ nhằm hạ nhiệt căng thẳng từ các mức thuế quan đáp trả lẫn nhau.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đạo luật thuế và chi tiêu mới gây khó cho các trường đại học
15:24' - 14/07/2025
Đạo luật thuế và chi tiêu mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký có thể cắt giảm mạnh các chương trình cho vay sinh viên liên bang – nguồn hỗ trợ tài chính cho nhiều sinh viên.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc để ngỏ khả năng mở cửa thị trường nông sản
14:32' - 14/07/2025
Hàn Quốc có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “trên nguyên tắc” với Mỹ trước hạn chót ngày 1/8 và rằng nước này có thể để ngỏ khả năng mở thêm thị trường nông sản cho hàng hóa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: FAA, Boeing bác khả năng lỗi khóa nhiên liệu
12:49' - 14/07/2025
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và hãng sản xuất máy bay Boeing đã ban hành thông báo riêng rẽ, trong đó đều khẳng định khóa công tắc nhiên liệu trên máy bay Boeing là an toàn.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường việc làm Anh bắt đầu "ngấm đòn" vì AI
11:23' - 14/07/2025
Theo một nghiên cứu, các doanh nghiệp tại Vương quốc Anh đang thu hẹp quy mô tuyển dụng đối với những công việc có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự triển khai của trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand đặt mục tiêu tăng gấp đôi nguồn thu từ giáo dục quốc tế
11:17' - 14/07/2025
Ngày 14/7, Chính phủ New Zealand công bố kế hoạch tăng gấp đôi nguồn thu từ lĩnh vực giáo dục quốc tế lên 7,2 tỷ NZD (tương đương 4,32 tỷ USD) vào năm 2034.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ sẽ giáng một đòn mạnh vào ngành nông nghiệp Pháp
10:55' - 14/07/2025
Các nhà sản xuất phô mai và rượu vang của Pháp đã cảnh báo về những thiệt hại cho ngành nông nghiệp mà mức thuế 30% do Tổng thống Mỹ cảnh báo áp đặt lên hàng nhập khẩu từ EU.