Liệu Evergrande có trở thành "Lehman Brothers phiên bản Trung Quốc"?
Cuộc "khủng hoảng" Evergrande đang làm náo động thị trường chứng khoán thế giới những ngày qua vì ai cũng lo ngại tập đoàn bất động sản khổng lồ của Trung Quốc vỡ nợ sẽ dẫn đến một "cơn bão tài chính" như đã từng xảy ra với ngân hàng Mỹ Lehman Brothers vào năm 2008.
Tập đoàn bất động sản này hiện nợ tới 300 tỷ USD và đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ, kéo theo đó là những hậu quả kinh tế mang tính toàn cầu. Những gì đang diễn ra với Evergrande cũng mang những dấu hiệu “báo bão” như năm 2008. Một công ty có tầm cỡ quốc tế mắc nợ nặng, đang đứng trước nguy cơ sụp đổ và cuốn theo cả một phần hệ thống tài chính.Đó chính là điểm khởi đầu của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính mà thế giới biết đến năm 2008, khi ngân hàng đầu tư Lehman Brothers bị phá sản ở Mỹ. Giờ đây ở cách nước Mỹ nửa vòng trái đất, tập đoàn bất động sản Trung Quốc cũng đang làm thế giới tài chính có một nỗi lo ngại tương tự.
Evergrande lớn đến mức nào?Tên đầy đủ của tập đoàn là Evergrande Real Estate Group. Đây là nhà thầu bất động sản Trung Quốc lớn thứ hai trong nước. Thành lập năm 1996, công ty đã phát triển nhanh chóng, không ngừng lớn mạnh để đến năm 2009 có mặt trên thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc). Chủ tịch của tập đoàn Hứa Gia Ấn, một người tự mình gây dựng sự nghiệp, từ nghèo khó trở thành người giàu nhất châu Á năm 2017.Bên cạnh ngành xây dựng, Evergrande đã đa dạng hóa đầu tư vào các lĩnh vực như chế tạo xe điện, du lịch, nước đóng chai, bảo hiểm, y tế, Internet… và cả bóng đá. Evergrande, trở thành một tập đoàn quan trọng hàng đầu của Trung Quốc, còn mơ ước sẽ xây dựng một công viên giải trí lớn hơn cả Disneyland hiện nay.Hiện tại, Evergrande có 200.000 nhân viên, nhưng trên thực tế có đến 3,8 triệu lao động phụ thuộc trực tiếp vào các hoạt động của công ty này.Để đầu tư vào đủ các lĩnh vực nói trên, Evergrande chỉ có thể đi vay. Năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành các biện pháp thắt chặt quản lý, buộc các nhà thầu bất động sản phải cắt giảm bớt vay nợ. Các nhà thầu bị cấm bán các dự án bất động sản khi chưa hoàn thành. Bán nhà dự án là mô hình kinh tế chủ yếu của Evergrande.Tập đoàn giờ đây không có khả năng chi trả các khoản vay và ngày 23/9 đến hạn phải trả hai khoản nợ lớn. Nhiều nhà phân tích dự đoán tập đoàn không còn khả năng chi trả, dù Evergrande vẫn còn được hưởng gia hạn 30 ngày.Những lo lắng xung quanh Evergrande không phải là mới. Từ nhiều năm qua, tập đoàn vẫn gánh nợ lớn. Năm 2012, văn phòng Citron Research đã cảnh báo về tình hình tài chính của tập đoàn, tố cáo Evergrande cung cấp thông tin sai lệch cho các nhà đầu tư. Cuối cùng, chính Citro Research lại bị một tòa án ở Hong Kong (Trung Quốc) kết án vì tội đưa tin thất thiệt.Nhưng khối nợ của Evergrande tiếp tục lớn thêm, nhất là vào năm 2015, khi Trung Quốc bị khủng hoảng tài chính. Khi đó, Evergrande đã phải tiếp tục đi vay để trả nợ. Hàng tỷ đôla không đủ giúp Evergrande trang trải nợ nần. Năm 2020, khủng hoảng do dịch COVID-19 đã giáng thêm đòn nặng nề mới vào tập đoàn, với việc hàng loạt trung tâm thương mại mà Evergrande quản lý bị buộc phải đóng cửa. Chính phủ thúc ép tập đoàn bán tài sản để thanh toán nợ, nhưng không tìm được người mua.Liệu Evergrande có bị phá sản? Ngay từ đầu tuần này, thị trường chứng khoán trên khắp thế giới đã chao đảo. Mọi cái nhìn đều hướng về phía Chính phủ Trung Quốc. Bất động sản là một động cơ chủ yếu của nền kinh tế Trung Quốc, chiếm tới 1/4 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và đang đóng vai trò quyết định trong việc phục hồi kinh tế Trung Quốc sau đại dịch. Một tập đoàn lớn như Evergrande bị phá sản sẽ gây một tác động rất lớn cho toàn bộ nền kinh tế. Evergrande là một tập đoàn tư nhân, Bắc Kinh có thể không cảm thấy có trách nhiệm phải cứu tập đoàn này khỏi bị phá sản.Đó cũng là cách để cho các công ty lớn hiểu rằng họ không thể trông cậy vào Nhà nước để được cứu trợ. Tuy nhiên, phần lớn các chuyên gia đều nhận định Nhà nước không muốn người Trung Quốc đã mua bất động sản bị thiệt hại.
Hệ lụy đầu tiên của việc Evergrande phá sản là họ sẽ rơi vào chủ nợ. Một phần lớn khối nợ khổng lồ của Evergrande là do các ngân hàng Trung Quốc nắm giữ, bản thân các ngân hàng này cũng bán lại nợ đó cho bên thứ ba.Mạng lưới nghĩa vụ phức tạp của Evergrande đối với ngân hàng, trái chủ, nhà cung cấp và chủ nhà đã trở thành một trong những nguồn rủi ro tài chính lớn nhất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nếu đổ vỡ xảy ra, đây sẽ là một cơn địa chấn liên hoàn với toàn bộ hệ thống kinh tế Trung Quốc.
Hậu quả của vụ phá sản này sẽ ảnh hưởng đến các khách hàng đầu tư vào dự án bất động sản, và cả các nhà thầu khác ở trong nước. Ngoài Trung Quốc, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng cho Evergrande vay tiền. Trong trường hợp tập đoàn này phá sản và phải cấu trúc lại nợ, họ sẽ là những người được bồi thường thiệt hại cuối cùng. Trong khi Chính phủ Trung Quốc công khai thúc giục tập đoàn giải quyết các vấn đề nợ của mình, giới chức vẫn chưa giải thích liệu họ sẽ cho phép Evergrande tái cơ cấu nợ quy mô lớn hay phá sản.Một vụ vỡ nợ lộn xộn là điều mà Chính phủ Trung Quốc luôn muốn tránh, ngay cả khi họ thắt chặt các hạn chế tài chính đối với các nhà phát triển quá mức và không khuyến khích sử dụng các gói cứu trợ từ nhà nước.
Nhiều nhà phân tích không cho rằng kịch bản của Lehman Brother có thể tái diễn với Evergrande. Không loại trừ Trung Quốc sẽ có phản ứng ở phút chót, tránh kịch bản tồi tệ nhất gây ra rối loạn xã hội.
Hãng xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings nhận định rằng, Chính phủ Trung Quốc sẽ chỉ hành động trong trường hợp tác động từ vụ phá sản tiềm ẩn lan rộng gây ra rủi ro hệ thống cho nền kinh tế.Củng cố cho nhận định trên, ngân hàng BNP Paribas ước tính trong một nghiên cứu rằng chưa đến 50 tỷ USD trong khoản nợ 300 tỷ USD chưa thanh toán của Evergrande được tài trợ bởi các khoản vay ngân hàng. Điều này cho thấy khu vực ngân hàng Trung Quốc sẽ có đủ vùng đệm để xử lý các khoản nợ xấu tiềm ẩn.
Sau khi Evergrande ngày 22/9 thông báo đã đạt được một thỏa thuận về trả lãi trái phiếu trong nước, một số chuyên gia đã làm dịu khả năng Evergrande có nguy cơ trở thành “Lehman Brothers thứ hai" của Trung Quốc.Ngân hàng Hà Lan ING Bank trước đó cũng dự đoán Chính phủ Trung Quốc sẽ hỗ trợ Evergrande ít nhất có được một số vốn, nhưng tập đoàn này có thể phải bán một số cổ phần cho một bên thứ ba, chẳng hạn như một doanh nghiệp nhà nước.
Với nỗ lực vực dậy niềm tin với Evergrande, trong một bức thư gửi đến nhân viên ngày 21/9, Chủ tịch Evergrande Hui Ka Yuan đã bày tỏ tin tưởng tập đoàn đang nợ nần chồng chất này sẽ "bước ra khỏi thời khắc đen tối nhất" và bàn giao các dự án bất động sản như đã cam kết, hoàn thành trách nhiệm với người mua bất động sản, nhà đầu tư, đối tác và các tổ chức tài chính./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc "tụt hạng" vì khủng hoảng nợ của Evergrande
16:43' - 23/09/2021
Fitch Ratings đã hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc trong năm 2021 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ của tập đoàn Evergrande.
-
Kinh tế Thế giới
"Khủng hoảng" Evergrande: Từ một góc nhìn tích cực hơn
06:30' - 23/09/2021
Bong bóng bất động sản là "tê giác xám" mà nền kinh tế Trung Quốc cần xử lý, nếu Chính phủ Trung Quốc có thể xử lý vấn đề Evergrande một cách thuận lợi, họ có thể chuyển rủi ro thành cơ hội.
-
Kinh tế Thế giới
"Khủng hoảng" Evergrande tác động đến kinh tế Trung Quốc và thế giới như thế nào?
19:48' - 22/09/2021
Các chuyên gia đánh giá cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande có thể gây ra rủi ro mang tính hệ thống đối với nền tài chính của Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D. Trump cập nhật tiến độ đàm phán thương mại với các đối tác
10:08'
Ngày 16/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết nước này đang tiến rất gần đến một thỏa thuận thương mại với Ấn Độ và có khả năng đạt được thỏa thuận với châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan Mỹ có thể khiến kinh tế Italy thiệt hại nặng
09:16'
Việc Mỹ áp dụng mức thuế 30% đối với hàng hóa châu Âu có nguy cơ khiến Italy thiệt hại 37,5 tỷ euro (43,5 tỷ USD), và việc đồng USD mất giá cũng cần được tính đến trong bối cảnh này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump cảnh báo áp thuế mới với hơn 150 quốc gia
08:15'
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ gửi thư thông báo áp thuế đến hơn 150 quốc gia, gây sức ép buộc các đối tác thương mại phải đàm phán lại để tránh mức thuế cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài cuối: Hong Kong (Trung Quốc): Bước chuyển mình ngoạn mục!
08:15'
Từ một làng chài nhỏ, Hong Kong (Trung Quốc) đã vươn mình thành trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, duy trì vị thế nhờ chính sách kinh tế mở, liên kết vùng và chiến lược thu hút nhân tài.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ sẽ làm giảm 0,25 điểm phần trăm tăng trưởng GDP của Đức
07:00'
IMK cảnh báo mức thuế 30% mà Tổng thống Mỹ đề xuất với hàng nhập khẩu từ EU có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế của Đức khoảng 0,25 điểm phần trăm trong cả năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Những quốc gia nào dễ bị ảnh hưởng nhất nếu Tổng thống Mỹ áp mức thuế 100%?
14:49' - 16/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/7 tuyên bố sẽ áp thuế lên tới 100% lên đối tác thương mại của Nga nếu quốc gia này không đạt được thỏa thuận giải quyết xung đột tại Ukraine trong vòng 50 ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Mỹ tăng cao trong tháng 6
07:37' - 16/07/2025
Ngày 15/7, Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6 vừa qua tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
EU không thông qua được gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
07:36' - 16/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã không thể thông qua một gói trừng phạt mới nhằm vào Nga, sau khi Slovakia đã ngăn cản đề xuất này do những quan ngại về an ninh năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Trump cân nhắc bổ nhiệm Bộ trưởng Tài chính Bessent làm Chủ tịch Fed
07:31' - 16/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent là một trong những phương án có thể thay thế Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell.