Liệu mục tiêu tuyển 165.000 lao động nước ngoài của Hàn Quốc có thành hiện thực?
Doanh nghiệp Hàn Quốc trong tình trạng thiếu lao động đang trông chờ quá trình đăng ký cấp phép và theo nhật báo Chosun mặt dù Chính phủ Hàn Quốc công bố tăng hạn ngạch lao động nước ngoài lên mức 165.000 trong năm nay song quá trình xử lý chậm chạp và do thiếu nhân lực chuyên trách nên triển khai thực tế sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ông Lee (59 tuổi), Giám đốc điều hành một công ty linh kiện điều hòa không khí, đã cố gắng tuyển dụng bốn công nhân nước ngoài có khả năng lao động đơn giản bắt đầu từ năm nay sau khi hai công nhân Hàn Quốc rời công ty vào năm ngoái.Do tính chất của linh kiện điều hòa, đơn hàng tăng sau mùa đông nên công ty này dự định tiếp nhận và đào tạo công nhân nước ngoài vào tháng 1 rồi đưa họ vào dây chuyền sản xuất bắt đầu từ tháng 3 hoặc tháng 4.
Ông Lee cho biết: “Năm ngoái, tôi nghe nói Chính phủ Hàn Quốc đặt mục tiêu năm nay lượng lao động nước ngoài được nhập cảnh là 165.000 người, cao nhất từ trước đến nay. Khi đó, tôi rất hào hứng để khởi động dây chuyền sản xuất từ năm mới song tôi đợi mãi vẫn chưa thấy thông báo cho phép đăng ký tuyển dụng lao động nước ngoài…
Theo tin tức từ báo Hankook ilbo ngày 30/1, Chính phủ Hàn Quốc công bố sẽ tăng đáng kể hạn ngạch với việc cho phép tuyển dụng 165.000 lao động nước ngoài theo thị thực E-9 (thị thực làm việc không chuyên nghiệp) cho đối tượng lao động phổ thông trong năm nay nhằm bù đắp tình trạng thiếu nhân lực cho nhiều lĩnh vực công nghiệp.
Tuy nhiên, Bộ Hành chính và An ninh lại bác yêu cầu của Bộ Việc làm và Lao động về việc đề nghị tăng thêm nhân sự phụ trách quá trình xem xét hồ sơ và quản lý lao động nước ngoài nhập cảnh.
Hiện tại, trên toàn quốc chỉ có 170 nhân viên Hàn Quốc phụ trách khâu kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn nhập cảnh, với việc tăng số lượng hàng chục nghìn lao động theo mục tiêu đã đề ra sẽ khiến công việc bị quá tải.
Cùng với đó, việc đăng ký cấp phép tuyển dụng nước ngoài năm 2024 đã bắt đầu từ ngày 29/1, muộn hơn gần ba tháng so với năm ngoái. Khi lịch trình bị lùi lại mà không có bất kỳ đợt tuyển dụng bổ sung nào, cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đặt câu hỏi về việc liệu mục tiêu cho phép tuyển dụng 165.000 lao động nước ngoài của chính phủ liệu có thể nhập cảnh vào Hàn Quốc đúng thời hạn hay không? Thông tin cho biết trong năm 2023, số lượng hồ sơ lao động nước ngoài tối đa mà Bộ Lao động và Việc làm có thể xử lý nhập cảnh chỉ là 100.000 người. Thậm chí vẫn còn tới 20.000 lao động đã có đầy đủ tiêu chuẩn và thuộc chỉ tiêu của năm 2023 nhưng chưa thể nhập cảnh.
Trong tình hình Bộ Việc làm và Lao động chỉ có khoảng 170 nhân sự phụ trách rà soát hồ sơ lao động nước ngoài, có thể thấy bình quân, mỗi cán bộ sẽ phải phụ trách xử lý việc quản lý nhập cảnh của gần 600 lao động nước ngoài.
Nếu năm nay, để đạt mục tiêu tăng hạn ngạch cho lao động nước ngoài tăng lên 165.000 người thì mỗi cán bộ Hàn Quốc phải đảm nhận gần 1.000 hồ sơ.
Một quan chức của văn phòng việc làm và lao động địa phương cho biết vì phải xem xét toàn bộ hồ sơ xin việc và đưa ra kết luận về từng nhân sự nên những người phụ trách không còn cách nào khác là phải làm thêm giờ. Vấn đề là công việc này không chỉ dừng lại ở việc xem xét tài liệu.Các nhân viên phụ trách tuyển dụng lao động nước ngoài cũng phải kiểm tra thực tế các cơ sở hỗ trợ cho người lao động trong thời gian đầu nhập cảnh.
Công việc của họ bao gồm các đầu việc như: quản lý kiểm tra nơi làm việc nơi người lao động nước ngoài làm việc; quản lý tai nạn lao động liên quan đến người lao động nước ngoài; quản lý hợp đồng lao động của người lao động nước ngoài đã hết hạn.
Chính phủ Hàn Quốc trước đó đã công bố cho phép tuyển dụng số lượng lao động nước ngoài (E-9) kỷ lục trong năm 2024 với 165.000 người nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt lớn lao động phổ thông trong nước.Năm nay cũng là năm đầu tiên Hàn Quốc mở rộng lĩnh vực, cho phép tiếp nhận lao động nước ngoài trong các ngành nhà hàng, khách sạn, lâm nghiệp và khai thác mỏ. Nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt lao động của các doanh nghiệp trong nước, Chính phủ Hàn Quốc đã liên tục gia tăng hạn ngạch tiếp nhận lao động qua các năm.
Năm 2022, hạn ngạch lao động nước ngoài chỉ ở mức 60.000 người đã tăng mạnh lên 120.000 vào năm 2023 và 165.000 vào năm 2024. Đây sẽ là số lượng thị thực E-9 lớn nhất được cấp trong một năm kể từ khi Hàn Quốc triển khai hệ thống cấp phép tuyển dụng lao động nước ngoài EPS vào năm 2004.
- Từ khóa :
- hàn quốc
- lao động nước ngoài
- lao động hàn quốc
Tin liên quan
-
Hàng hoá
VASEP kiến nghị xem xét bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm xuất khẩu vào Hàn Quốc
17:48' - 06/02/2024
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) vừa gửi công văn đến Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành kiến nghị nhiều giải pháp nhằm củng cố, gia tăng năng lực cạnh tranh ngành hàng.
-
Hàng hoá
Giá cả tại Hàn Quốc tăng cao trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán
08:40' - 06/02/2024
Chỉ còn vài ngày nữa là đến kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, giá các mặt hàng thiết yếu ở Hàn Quốc đang tăng rất mạnh so với một năm trước, khiến người dân không khỏi lo lắng.
-
DN cần biết
Thêm đường bay mới từ Hàn Quốc đến Đà Nẵng dịp Tết Nguyên đán
20:44' - 05/02/2024
Tối 5/2, tại Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, Hãng hàng không Aero K và Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng khai trương đường bay mới đầu tiên của hãng từ Cheongju (Hàn Quốc) đến Đà Nẵng và ngược lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47'
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30'
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30'
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…
-
Thị trường
Khẳng định vai trò gắn kết thị trường, nâng tầm thương hiệu Việt
21:36' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại cam kết tích cực lồng ghép các yếu tố chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tiêu chuẩn ESG vào các chương trình, chính sách xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, thiết thực.
-
Thị trường
Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 10,3%
19:55' - 03/07/2025
Cục Hải quan cho biết tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng/2025 ước đạt 431,49 tỷ USD (tăng 16,0%, tương ứng tăng 59,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước).
-
Thị trường
Kết nối tiêu thụ vải thiều ở các doanh nghiệp khu công nghiệp Bắc Ninh
18:19' - 03/07/2025
Nhiều lô vải thiều đã được đưa đến doanh nghiệp, được bảo quản trong kho lạnh để bảo đảm chất lượng trước khi đưa đến người tiêu dùng.
-
Thị trường
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần
15:32' - 03/07/2025
6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu được 5.217 lô sầu riêng tươi với sản lượng gần 130.000 tấn.