Liệu Pháp và Hà Lan có cứu được Air France-KLM?
Sau khi chính phủ nhiều nước có kế hoạch rót tiền để giữ cho các thương hiệu vận tải hàng không của mình tiếp tục tồn tại, thì nay đến lượt Pháp và Hà Lan đang phải phối hợp để cứu cho hãng Air France-KLM khỏi bị sụp đổ.
Giống như Lufthansa và các hãng hàng không chính của Mỹ, Air France-KLM sẽ được hưởng khoản viện trợ tài chính khổng lồ từ Pháp và Hà Lan để vượt qua khủng hoảng. Từ nhiều tuần qua, Pháp và Hà Lan vẫn tiếp tục các cuộc thảo luận về khoản tài chính này.Nhiều khả năng Pháp và Hà Lan sẽ sớm công bố các khoản vay được chính phủ hai nước bảo đảm để cấp cho Air France-KLM với tổng số tiền là 6 tỷ euro, trong đó 4 tỷ euro là của Pháp. Dự kiến, một số ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm cung cấp thanh khoản dưới dạng các khoản vay được hai quốc gia bảo đảm.
Bên cạnh đó, Pháp và Hà Lan cũng đã từng xem xét một số giải pháp khác, bao gồm cả việc bơm vốn trực tiếp thông qua phát hành cổ phiếu mới, cũng như trái phiếu chuyển đổi. Giả thuyết về việc bơm vốn này vẫn có thể được thực hiện trong trung hạn, bao gồm cả khả năng quốc hữu hóa tạm thời Air France-KLM giống như lời Thủ tướng Pháp Edouard Philippe từng đề cập trước đó.Chính phủ Pháp và Hà Lan, mỗi bên đang nắm giữ 14% vốn của Air France-KLM, dường như muốn gác lại những bất đồng lâu nay sang một bên để tìm kiếm tiếng nói chung liên quan đến việc phải hỗ trợ cho Air France-KLM bằng mọi cách.
Tuy nhiên, việc bơm vốn cho Air France-KLM cũng sẽ cần một khoảng thời gian chuẩn bị trong vài tháng. Ngay cả khi Air France-KLM vốn không bị đe dọa nhiều như một số hãng khác, thì với khoảng 6,1 tỷ euro tiền mặt có sẵn từ giữa tháng Ba, tập đoàn cũng sẽ rất cần tiền mặt để đối phó với ít nhất hai tháng doanh thu gần như bằng không.Ngoại trừ các chuyến bay chở hàng và các chuyến bay hồi hương, Air France-KLM đã cắt giảm 95% các chuyến bay và 180 máy bay trên tổng số 220 chiếc phải ngừng hoạt động kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát. Việc cắt giảm 80% nhân viên trong thời gian ngắn đã giúp hãng giảm gần như hoàn toàn hạng mục chi phí cố định đầu tiên, đó là tiền lương.Tuy nhiên, giống như tất cả các hãng hàng không khác, Air France-KLM tiếp tục phải chịu các khoản chi phí thuê máy bay trong khoảng một nửa đội bay, bảo hiểm, bảo dưỡng máy bay và một số chi phí cố định khác như hoàn trả các khoản nợ vốn chiếm khoảng 50% chi phí hoạt động của hãng.
Tổng cộng, Air France-KLM có thể sẽ phải chi từ 1 tỷ euro đến 2 tỷ euro mỗi tháng để tiếp tục hoạt động cầm chừng và sẵn sàng cho sự phục hồi. Tuy nhiên, khoản tiền này gần bằng khoản thiếu hụt hàng tháng hiện nay mặc dù tháng Tư là khoảng thời gian hoạt động hàng không cao điểm và hoạt động đặt chỗ cho tháng tiếp theo đã giảm xuống bằng không. Ngoài ra, sớm hay muộn Air France-KLM cũng sẽ phải bồi thường cho hàng nghìn hành khách đã bị hủy chuyến bay trong thời gian qua.Như vậy, những khoản tín dụng bổ sung sắp tới sẽ cho phép Air France-KLM ứng phó với một cuộc khủng hoảng kinh tế và y tế kéo dài, đồng thời tiếp tục thanh toán cho các khoản chi đến hạn cũng như đổi mới đội bay.Ngoài ra, khoản tín dụng vay bổ sung 6 tỷ euro trên sẽ đưa Air France-KLM lên ngang tầm với các đối thủ quốc tế lớn khác, vốn cũng được hưởng các khoản hỗ trợ tài chính lớn từ chính phủ các nước khác.Chẳng hạn như mỗi hãng hàng không lớn của Mỹ đều nhận được hỗ trợ khoản vay từ 10 tỷ USD (9,25 tỷ euro) đến 12 tỷ USD. Hãng Singapore Airlines cũng nhận được khoản tín dụng tương đương. Còn hãng Lufthansa cũng có thể nhận được sự hỗ trợ tài chính từ một khoản vay trị giá tới 11 tỷ euro./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Pháp giảm mạnh nhất kể từ năm 1945
17:55' - 08/04/2020
Trong thông báo ngày 8/4, Ngân hàng Trung ương Pháp (BoF) cho biết trong hai tuần cuối tháng Ba vừa qua, khi dịch COVID-19 trở nên nghiêm trọng hơn, hoạt động kinh tế tại Pháp sụt giảm tới 32%.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: EU chưa đạt được đồng thuận về kế hoạch cứu trợ
16:36' - 08/04/2020
Sau 16 giờ thảo luận căng thẳng xuyên đêm, Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên EU vẫn không thể tìm được tiếng nói chung với kế hoạch cứu trợ trong giai đoạn dịch COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
IATA: Ngành hàng không thế giới có thể mất 25 triệu việc làm do dịch COVID-19
07:47' - 08/04/2020
IATA ngày 7/4 cảnh báo rằng 25 triệu việc làm trên toàn thế giới có thể “biến mất” do hoạt động giao thông đường không ngừng trệ do các lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
-
Doanh nghiệp
80% nhân viên Hãng hàng không quốc gia Anh được cho tạm nghỉ việc
22:21' - 02/04/2020
Hãng hàng không quốc gia Anh (BA) sẽ cho 36.000 nhân viên của Anh tạm nghỉ việc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27'
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30'
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48'
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38'
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34'
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23' - 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.