Livestream bán hàng – xu hướng mới giúp tăng trưởng doanh thu
Chị Phùng Bích Hằng- nhân viên văn phòng tại Cầu Giấy chia sẻ, thời gian qua đã thường xuyên mua hàng trực tuyến qua hình thức xem livestream để săn được nhiều mã giảm giá.
Các sàn thương mại điện tử thường xuyên trợ giá cho các cửa hàng thời trang trực tuyến, tung ra hàng loạt chương trình ưu đãi. Điều này khiến việc mua sắm vừa trở nên tiện lợi, lại vừa tiết kiệm chi phí mua hàng.
Không chỉ riêng chị Hằng, nhiều người tiêu dùng hiện nay đều đang có xu hướng quan tâm đến các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, TikTok Shop… nhiều hơn so với việc mua sắm truyền thống.
Theo thống kê từ Lazada Việt Nam, cứ 10 người Việt có tới 8 người thường xuyên mua sắm trực tuyến. Chính vì vậy, xu hướng livestream bán hàng đang ngày càng được đẩy mạnh. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế số phát triển mạnh mẽ, việc nắm bắt và ứng dụng hiệu quả xu hướng này sẽ là chìa khóa giúp các doanh nghiệp và các nhà bán lẻ tăng trưởng doanh thu.
Khảo sát một số cửa hàng thời trang tại các khu Chợ Hôm, Chợ Quỳnh Mai, Chợ Mơ…, do ảnh hưởng bởi xu thế livestream bán hàng, lượng khách mua sắm tại các cửa hàng trở nên thưa thớt hơn nhiều so với trước đây. Nhiều cửa hàng phải trả lại mặt bằng, ngừng kinh doanh vì nguồn hàng nhập thường xuyên nhưng người mua hàng lại không có.
Chị Lê Vân Anh, chủ một cửa hàng thời trang tại phố Bạch Mai cho biết, việc duy trì cửa hàng gặp nhiều khó khăn do nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay chuộng mua sắm trực tuyến. Chị quyết định nhượng quyền cửa hàng, chuyển sang livestream bán hàng để ổn định thu nhập.
Theo các chuyên gia, việc bán hàng qua livestream đã thổi một làn gió mới giúp doanh nghiệp và các nhà bán lẻ trụ vững qua giai đoạn kinh tế khó khăn.
Đơn cử như Kiehl’s chính thức có mặt trên TikTok Shop Việt Nam như một kênh bán hàng mới nhằm tiếp cận người tiêu dùng tại Việt Nam và thúc đẩy doanh số bán hàng cho các dòng sản phẩm chăm sóc da tự nhiên cho da mặt, tóc và cơ thể của thương hiệu.
Kiehl’s đã nhanh chóng trở thành thương hiệu ra mắt thành công nhất về doanh thu với tỷ lệ chuyển đổi từ chi phí quảng cáo cao gấp 6,7 lần, và tổng doanh thu phát trực tiếp tăng 43%, cũng như ghi nhận thêm hơn 11 nghìn lượt theo dõi tài khoản TikTok của thương hiệu.
Trong báo cáo “Báo cáo Shoppertainment 2024: Tương lai của Tiêu dùng và Thương mại châu Á - Thái Bình Dương” do TikTok phát hành mới đây, xu hướng livestream bán hàng được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong khu vực trong 1-2 năm tới đây khi 93% người tiêu dùng thể hiện mong muốn duy trì hay thậm chí tăng cường trải nghiệm kết hợp mua sắm - giải trí trên các nền tảng sáng tạo nội dung số.
Thống kê của kênh mua sắm kết hợp giải trí - TikTok Shop cũng phản ánh phần nào thực tế trên khi năm vừa qua, có đến 95.000 gian hàng mới gia nhập TikTok Shop. Tại Việt Nam, trung bình mỗi ngày có khoảng 70 đến 80 nghìn phiên livestream bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội.
Nhận định từ các chuyên gia, không thể phủ nhận lợi ích mà mua sắm trên thương mại điện tử mang lai. Song, bên cạnh đà tăng trưởng và những mặt tích cực, thương mại điện tử đang đối mặt với nhiều hệ lụy khi tình trạng buôn bán hàng giả, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp. Vì vậy, lực lượng cơ quan chức năng cần tăng cường ngăn chặn, xử phạt nghiêm những hành vi vi phạm để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển lành mạnh.
Ông Trần Hữu Linh- Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho rằng: Thương mại điện tử bùng nổ, bên cạnh sự tích cực đã phát sinh những hành vi vi phạm mới bởi hàng giả bày ở ngoài đường, ngoài phố, ngoài cửa hàng kiểm tra đã khó, hàng giả bán trên thương mại điện tử nên khó khăn thách thức tăng lên gấp nhiều lần.
Cũng theo ông Trần Hữu Linh, hiện nay, thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi, dẫn đến các cơ sở phải cắt giảm sự hiện diện trên phố để chuyển dịch hình thức kinh doanh sang online. Người tiêu dùng ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào, không phân biệt thành thị hay miền núi đều có thể trở thành người kinh doanh, buôn bán và dễ dàng đặt mua hàng hóa.
Hơn nữa, thương mại điện tử đã và đang đặt ra nhiều thách thức mới cho các lực lượng chức năng trong đấu tranh phòng, chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng. Do vậy, ngăn chặn các hành vi vi phạm trên môi trường mạng, lãnh đạo Tổng cục cho rằng, cần phải có nguồn nhân lực, nhất là công cụ, phương pháp phù hợp chứ không thể “tay không bắt giặc” và nếu không có những chế tài phù hợp, online sẽ trở thành nơi tàng trữ, phân phối, buôn bán hàng giả, từ đó làm giảm niềm tin của người tiêu dùng cũng như cản trở sự phát triển của nền kinh tế.
"Chống gian lận thương mại, hàng giả trên mạng cần phải có giải pháp công nghệ cụ thể, để định danh, xác định được người mua, người bán, người vận chuyển, sản phẩm hàng hóa... từ đó góp phần phòng ngừa các rủi ro" - Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh nhấn mạnh.
Cùng quan điểm này, ông Lê Đức Anh - Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho rằng, thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, song rất nhiều người tiêu dùng gặp trở ngại khi mua sắm online. Đó là việc chất lượng hàng hóa kém hơn so với quảng cáo; giá cả thường cao hơn so với việc mua bán trực tiếp; chi phí vận chuyển cao; đặt hàng rắc rối; lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ; dịch vụ chăm sóc khách hàng kém...
Theo ông Lê Đức Anh, trong những năm qua, các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương đã và đang nỗ lực để hoàn thiện hạ tầng, khung pháp lý và chính sách phát triển thương mại điện tử và kinh tế số. Mới nhất, trong năm 2023, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã xây dựng hệ sinh thái số tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trong đó bao gồm hệ thống quản lý và giải quyết phản ánh, tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử giữa người dân và doanh nghiệp.
Đặc biệt, hệ sinh thái số sẽ góp phần bảo vệ nhãn hàng trên môi trường trực tuyến, đảm bảo giao dịch trong thương mại điện tử, giải quyết khiếu nại tranh chấp, xác thực và định danh chủ thể trong thương mại điện tử... Qua đó, kỳ vọng, hệ sinh thái số tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả việc đấu tranh, phòng chống hàng giả trên môi trường mạng.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Livestream quảng bá sản phẩm nông nghiệp xanh
16:02' - 04/04/2024
Sáng 4/4, phiên livestream quảng bá các sản phẩm nông nghiệp xanh, sản phẩm OCOP, điểm đến du lịch nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu đã được tổ chức.
-
Kinh tế Việt Nam
Người tiêu dùng cẩn trọng khi mua sắm online
09:28' - 29/01/2024
Việc sử dụng livestream để bán hàng đã trở thành xu hướng phổ biến trong thương mại điện tử nhưng đi kèm đó không ít đối tượng đã lợi dụng bán hàng nhập lậu, hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm sau khi Mỹ chưa vội áp lệnh trừng phạt Nga
16:03' - 15/07/2025
Giá dầu giảm chiều 15/7 sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc gia hạn cho Nga thêm 50 ngày để giải quyết tình hình tại Ukraine, nếu không sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm mạnh sau thông báo từ Nhà Trắng
11:22' - 15/07/2025
Theo ghi nhận từ MXV, lực bán mạnh đã chi phối thị trường năng lượng trong phiên hôm qua khi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước phát biểu mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về chính sách thuế.
-
Hàng hoá
Áp lực trên thị trường dầu mỏ thế giới giảm dần
08:27' - 15/07/2025
Giá dầu Brent kỳ hạn giảm 1,15 USD, xuống 69,21 USD/thùng trong phiên 14/7, trong khi giá dầu West Texas Intermediate kỳ hạn của Mỹ giảm 1,47 USD, xuống 66,98 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần mới
16:12' - 14/07/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần tại thị trường châu Á, nối tiếp đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tiếp nối đà tăng trong sáng 14/7
11:19' - 14/07/2025
Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng 14/7, tiếp nối đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước 11/7.
-
Hàng hoá
Tâm lý tích trữ đẩy giá đồng COMEX tăng mạnh
09:29' - 14/07/2025
Trong khi nhóm kim loại dẫn dắt đà đi lên cho toàn thị trường thì ở chiều ngược lại nhóm nông sản lại đóng cửa trong sắc đỏ.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá lúa, gạo đều giảm
14:12' - 13/07/2025
Trong tuần qua, thị trường lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long có sự đi xuống; trong đó, sức giảm mạnh hơn ở mặt hàng gạo.
-
Hàng hoá
Hàng hóa vận chuyển bằng tàu liên vận Việt - Trung tăng hơn 280%
12:33' - 13/07/2025
Trong nửa đầu năm 2025, các chuyến tàu liên vận Trung - Việt khởi hành từ Quảng Tây đã vận chuyển tổng cộng 18.870 container (TEU) hàng hóa xuất khẩu, tăng 283% so với cùng kỳ năm trước.
-
Hàng hoá
Nhu cầu gạo yếu, người mua “án binh bất động”
17:12' - 12/07/2025
Thị trường xuất khẩu gạo châu Á tiếp tục trầm lắng trong tuần này, với giá gạo của Ấn Độ giảm nhẹ, trong khi giá gạo tại Thái Lan và Việt Nam vẫn ổn định.