Lỗ hổng khâu trung gian về truy xuất nguồn gốc thịt lợn
Triển khai chỉ đạo của UBND Tp. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn, đêm ngày 15/10 và rạng sáng 16/10, các sở ngành thành phố đã ra quân kiểm tra, giám sát, kiên quyết không cho loại thịt lợn không đeo vòng nhận diện và thiếu thông tin truy xuất nguồn gốc theo quy định của Đề án được nhập vào hai chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn và Bình Điền.
Tuy nhiên, kết quả không đạt như kỳ vọng dù các sở, ngành đã khẩn trương thực hiện nhiều giải pháp trong thời gian qua.
* Mới đảm bảo thông tin nơi chăn nuôi
Ghi nhận tại chợ Bình Điền, tính đến 1 giờ sáng ngày 16/10, số xe chuyên chở, vận chuyển thịt lợn nhập chợ khoảng 22 xe, nhưng chỉ có 4 xe đáp ứng đầy đủ thông tin theo quy định của Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn.
Các xe còn lại không đảm bảo đầy đủ thông tin. Còn tại chợ Hóc Môn, tính đến 2 giờ sáng ngày 16/10, số xe chuyên chở, vận chuyển thịt lợn nhập chợ đạt 100 xe, nhưng tỷ lệ đáp ứng quy định cũng chỉ chiếm 10% tổng số xe.
Theo đó, lực lượng chức năng đã thực hiện ưu tiên cho hàng hóa có đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc theo quy định của Đề án được nhập chợ trước, còn hàng hóa không đầy đủ thông tin phải "chờ" lập biên bản và giải quyết sau. Tuy nhiên, hàng trăm thương nhân, thương lái đã gây áp lực và phản ứng với lực lượng chức năng. Họ đưa lý do mặt hàng thịt lợn không thể chờ thời gian quá lâu, mỗi phút trôi qua là giá cả lại diễn biến khác nhau và có xu hướng rớt giá.Bởi vậy, lực lượng chức năng vẫn quyết định cho thịt lợn không có "đầy đủ" thông tin truy xuất nguồn gốc theo quy định của Đề án được nhập chợ.
Đại diện Ban quản lý chợ Bình Điền cho hay, trước đó một ngày (tức đêm ngày 14/10 và rạng sáng ngày 15/10/2017), tại chợ Bình Điền đã triển khai thực hiện thí điểm chỉ đạo trên; đồng thời, tuyên truyền khuyến khích và triển khai cho thương nhân kinh doanh ở chợ ký cam kết thực hiện Đề án. Ngay từ thời điểm bắt đầu nhập hàng vào lúc 22h ngày 15/10, Ban quản lý chợ Bình Điền đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan kiên quyết không cho phép thịt lợn không đeo vòng nhận diện và không có "đầy đủ" thông tin truy xuất nguồn gốc theo quy định của Đề án được nhập chợ. Mặc dù vậy, khi triển khai chính thức, lượng hàng hóa đáp ứng được đầy đủ thông tin theo quy định của Đề án là có thông tin nơi chăn nuôi, cơ sở giết mổ rất ít. Còn lại phần lớn hàng hóa chỉ có thông tin từ nơi chăn nuôi, nhưng lại thiếu thông tin về cơ sở giết mổ; hoặc có đeo vòng nhận diện không có thông tin truy xuất nguồn gốc. Theo các thương nhân đang kinh doanh tại chợ Bình Điền, việc thịt lợn nhập về chợ không có "đầy đủ" thông tin nhận diện và truy xuất nguồn gốc thì cơ quan chức năng phải tháo gỡ "nút thắt" tại khâu trung gian, thương lái, đồng thời tăng cường quản lý ở cơ sở giết mổ.Khi hàng hóa đã về mà không cho nhập chợ thì ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và đời sống kinh tế của thương nhân; tác động đến thị trường cũng như cả chuỗi cung - cầu mặt hàng này.
Ông Lê Văn Tiển, Phó Giám đốc Công ty quản lý chợ đầu mối Hóc Môn cho biết, tính tới thời điểm này, việc triển khai Đề án tại chợ này đã đạt kết quả 100% lợn có đeo vòng nhận diện và khoảng 98% vòng nhận diện có thông tin nơi chăn nuôi.Tuy nhiên, bước vào giai đoạn mới với quy định lợn phải đeo vòng có "đầy đủ" thông tin nơi chăn nuôi, cơ sở giết mổ, mới cho nhập chợ thì tỷ lệ chưa cao; đòi hỏi phải có thời gian hướng dẫn bà con thương nhân.
* Vá "lỗ hổng" khâu trung gian
Hiện tại, mặt hàng thịt lợn nhập tại hai chợ Hóc Môn, Bình Điền được Ban quản lý chợ khẳng định là có thể truy xuất nguồn gốc, nhưng không truy xuất nguồn gốc theo quy định của Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn.
Cụ thể, hàng hóa nhập các chợ được truy xuất và bảo chứng bởi Giấy chứng nhận của cơ quan Thú y, Giấy niêm phong đi đường...
Giấy chứng nhận này cơ bản truy xuất được nguồn gốc. Còn bản thân bà con thương nhân chưa quen với Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn đang được triển khai tại địa bàn thành phố, nên cần triển khai theo lộ trình phù hợp với tình hình thực tế và diễn biến thị trường. Đại diện chợ Bình Điền cho rằng, do một số thương nhân, thương lái chưa tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng thông thạo thiết bị; ngại đầu tư thêm thiết bị tốn kém chi phí....Đặc biệt, theo phản ánh của một số thương lái, khi thu mua lợn và vận chuyển về cơ sở giết mổ thì lực lượng thú y tỉnh không kích hoạt vòng nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn.
Chính vì vậy, họ kiến nghị cơ quan chức năng và Tổ công tác triển khai Đề án hỗ trợ giải quyết những tồn tại nêu trên.
Liên quan đến giải pháp tháo gỡ những khó khăn trên, một số cơ quan chức năng cho rằng, tuyên truyền phổ biến thông tin Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn đến tiểu thương, thương nhân trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh là vấn đề quan trọng, nhưng song song đó phải làm sao để kết nối thương lái, lực lượng thú ý ở các tỉnh, thành phố có cung ứng mặt hàng thịt lợn vào thị trường thành phố.Đây là những "lỗ hổng cần vá" để công tác triển khai Đề án được thuận lợi và đạt kết quả trong thực tế.
Kết quả của ngày đầu tiên chính thức triển khai việc kiên quyết không cho phép thịt lợn không đeo vòng nhận diện và không có đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc theo quy định của Đề án được nhập hai chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, Bình Điền nhưng không đạt như kỳ vọng.Ông Nguyễn Ngọc Hòa - Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho biết, Tổ công tác Đề án tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình thực tế trong những ngày tiếp theo và sẽ có báo cáo về UBND Thành phố để có chỉ đạo kịp thời.
Chủ trương thực hiện việc quản lý và truy xuất nguồn gốc thực phẩm của Tp. Hồ Chí Minh là xu thế phát triển tất yếu của xã hội, cần tích cực thực hiện để đảm bảo hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho người dân. Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn thành công ở kênh phấn phối hiện đại, nhưng lại tắc nghẽn ở kênh phân phối, bán lẻ truyền thống là do thương nhân, thương lái chưa tham gia tích cực.Vì vậy, cần có những giải pháp chế tài mạnh về mặt kinh tế để thương nhân, thương lái, nâng cao nhận thức của khâu này để xây dựng chuỗi cung ứng thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thịt lợn không đeo vòng truy xuất nguồn gốc không được vào chợ đầu mối
16:16' - 13/10/2017
Từ ngày 16/10, thịt lợn không đeo vòng truy xuất nguồn gốc sẽ không được phép nhập vào hai chợ đầu mối tại Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp "cấm cửa" thịt lợn không có thông tin truy xuất vào Tp. Hồ Chí Minh
18:37' - 05/10/2017
Từ ngày 16/10, Tp. Hồ Chí Minh kiên quyết không cho thịt lợn không đeo vòng có thông tin nhận diện và truy xuất nguồn gốc vào thị trường thành phố.
-
Kinh tế & Xã hội
Sau “giải cứu thịt lợn”, tiếp tục bán thịt lợn với giá ưu đãi
19:16' - 26/09/2017
Sau chiến dịch “giải cứu thịt lợn”, một nhóm bạn trẻ thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Công ty cổ phần DSF Việt Nam tiếp tục bán thịt lợn với giá ưu đãi cho người tiêu dùng.
-
Kinh tế & Xã hội
Khoảng 10 trang trại tại Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện truy xuất nguồn gốc thịt lợn
08:55' - 17/08/2017
Các trang trại này hiện cung cấp khoảng 5% tổng nhu cầu sử dụng thịt lợn của thị trường Tp. Hồ Chí Minh.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00'
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23'
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37'
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45'
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45'
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40'
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhanh do căng thẳng địa chính trị
17:56' - 21/11/2024
Giá dầu thô thế giới đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong phiên chiều 21/11 khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Nhà bán lẻ tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt mùa Tết
13:09' - 21/11/2024
Cùng với chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết 2025, nhiều nhà bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh còn tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh.
-
Hàng hoá
Xây dựng thương hiệu, hình thành liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lúa và dừa
10:49' - 21/11/2024
Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất trồng lúa chiếm hơn 58% đất nông nghiệp của tỉnh, diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bến Tre, nên tỉnh xác định đây là 2 cây trồng chủ lực,.