Loại bỏ công ty Trung Quốc khỏi thị trường Mỹ: Có phải quyết định khôn ngoan? (Phần 2)
* Chiến thuật gây áp lực tối đa liệu có hiệu quả?
Vài tháng trước, Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông không quan tâm đến việc đàm phán thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Bây giờ, những đặc điểm của một chính sách hoàn toàn mới của Mỹ đối với Trung Quốc đang dần lộ diện. Xét theo mọi việc, ông Trump đã chọn chiến thuật gây áp lực tối đa lên Trung Quốc làm con át chủ bài trong chiến dịch tái tranh cử của mình.
Trong khi Mỹ phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua và dịch bệnh COVID-19 đang bóp nghẹt nền kinh tế này và giữa bối cảnh xã hội Mỹ bị chia rẽ do các cuộc biểu tình, ông Trump dường như chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là đổ lỗi cho Trung Quốc để cử tri thấy rõ ông giữ lập trường cứng rắn trong cuộc đấu tranh chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ mấy tuần lễ trước bầu cử Tổng thống Mỹ là một thời gian khá ngắn, còn các biện pháp được thực hiện lúc này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn và lâu dài hơn nhiều. Trước hết, các biện pháp này sẽ tác động đến các công ty Trung Quốc. Sau khi Mỹ công bố lệnh hành pháp, cổ phiếu Tencent tại Hong Kong đã giảm 9%.
Bytedance đang đứng trước những lựa chọn khó khăn. Việc bán ra TikTok có nghĩa là chuyển giao cho người khác tài sản trí tuệ quan trọng, bao gồm cả các thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI), trong khi đây là lợi thế cạnh tranh chính của công ty.
Còn nếu không tuân theo sự dẫn dắt của Mỹ, công ty này sẽ bị thiệt hại tài chính nghiêm trọng bởi khi không có các thị trường trọng điểm, TikTok sẽ mất giá.
Trong khi đó, ngay cả khi tình hình không phát triển theo kịch bản cứng rắn nhất, các lệnh hành pháp này sẽ làm phức tạp hơn cuộc sống thường ngày của số lượng lớn người Trung Quốc sống ở Mỹ và sử dụng WeChat là phương tiện liên lạc chính với người thân, bạn bè và đối tác ở Trung Quốc.
Quan trọng hơn cả, những hành động hiện tại của Mỹ đang khiến mối quan hệ giữa hai nước ngày càng khó cứu vãn. Tại thời điểm này, kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ rất khó dự đoán. Tuy nhiên, rõ ràng trong tương lai gần, mối quan hệ giữa hai nước sẽ không thế trở lại trạng thái bình thường.
Chuyên gia Su Hao nhận xét: “Nếu trước đây mối quan hệ Mỹ-Trung có thể được coi là bình thường, bây giờ tôi có thể nói rằng quan hệ song phương sẽ không khôi phục lại được tình trạng trước đây.
Hiện nay, mối quan hệ giữa hai nước đang trong giai đoạn đối đầu gay gắt và nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục. Các biện pháp của Mỹ đối với các ứng dụng di động của Trung Quốc là một bước đi mới nhằm kiềm chế Trung Quốc. Cuộc bầu cử Mỹ đang đến gần.
Vào thời điểm này, vấn đề Trung Quốc thường trở thành một phương tiện để thu hút phiếu bầu. Theo các cuộc thăm dò ý kiến, Tổng thống Trump đang tụt phía sau đối thủ, và ông muốn lấy lại lợi thế nhờ luận điệu chống Trung Quốc để xây dựng một chiến dịch truyền thông hiệu quả. Bây giờ không có gì chắc chắn liệu ông Trump có thể thắng cuộc bầu cử hay không”.
Trong triển vọng dài hạn, Washington có thể đi quá xa trong việc kiềm chế các công ty Trung Quốc và bằng cách này họ lại vô tình cung cấp sự hỗ trợ tuyệt vời cho Trung Quốc về mặt chính trị.
Bởi vì các chương trình như “Mạng lưới sạch” mâu thuẫn về ý thức hệ với các khái niệm thị trường mở, dân chủ, với các giá trị tự do và Internet tự do - là tất cả những gì Mỹ đã bảo vệ và quảng bá ra thế giới bên ngoài trong nhiều thập kỷ.
Khi áp dụng các biện pháp hành chính, Washington ra lệnh cho người tiêu dùng trong nước phải sử dụng ứng dụng nào, hợp tác với công ty nào, sử dụng nội dung nào trên Internet.
Những phương pháp này không phải là mới mẻ đối với Trung Quốc. Để bảo vệ an ninh quốc gia và dựa trên nguyên tắc chủ quyền của không gian mạng, Bắc Kinh đã hạn chế quyền truy cập vào các trang web quốc tế, hạn chế các công ty nước ngoài tiếp cận và tham gia thị trường Trung Quốc.
Cách đây không lâu, Trung Quốc bắt đầu quảng bá khái niệm “Internet có chủ quyền” ra thế giới bên ngoài, khái niệm này phải thay thế mô hình tự do của Mỹ.
Và giờ đây, Mỹ, bằng các hành động của mình, đang vô tình chứng minh tính hợp pháp và sự cần thiết của cách tiếp cận của Trung Quốc đối với quản trị mạng toàn cầu./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
ByteDance đàm phán với Reliance về việc đầu tư vào TikTok tại Ấn Độ
15:35' - 13/08/2020
Công ty ByteDance, chủ sở hữu ứng dụng TikTok, đang đàm phán với Reliance Industries, tập đoàn giá trị nhất Ấn Độ của tỷ phú Mukesh Ambani về việc đầu tư vào hoạt động của TikTok tại nước này.
-
Chuyển động DN
Tencent: Lợi nhuận tăng vì các game thủ phải ở nhà phòng dịch COVID-19
07:33' - 13/08/2020
Công ty công nghệ Tencent của Trung Quốc, ngày 12/8 cho biết doanh thu của hãng tăng 28% trong nửa đầu năm nay do đại dịch COVID-19 khiến mọi người phải ở nhà và online nhiều hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Cơ sở pháp lý của việc Mỹ cấm các ứng dụng TikTok, WeChat
06:30' - 13/08/2020
Dù chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy TikTok cung cấp dữ liệu người dùng ở Mỹ cho Chính phủ Trung Quốc, đã có lo ngại việc này có thể xảy ra trong khuôn khổ luật pháp và quy định của nước này.
-
Công nghệ
TikTok bị cơ quan Giám sát quyền bảo mật dữ liệu Pháp điều tra
19:24' - 11/08/2020
Ứng dụng TikTok, một sản phẩm của Công ty ByteDance, cũng đang bị các cơ quan quản lý của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Hà Lan điều tra nghi vấn vi phạm luật bảo mật.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.