Lợi ích của Australia gắn chặt với khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Các nhà chiến lược Australia lo ngại rằng môi trường an ninh đang bước vào một giai đoạn chuyển tiếp lâu dài và đầy bất trắc: Chính sách ngoại giao không rõ ràng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tính ưu việt của quân đội Mỹ suy giảm cùng với một chiến lược châu Á - Thái Bình Dương không chắc chắn và việc nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) mở rộng sự hiện diện ở khắp khu vực Đông Nam Á.
Những bất ổn này đã gây ra cuộc tranh luận dữ dội về chính sách đối ngoại và quốc phòng của Australia, củng cố quan hệ đồng minh với Mỹ, tăng cường hợp tác an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương giữa Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và Singapore, hay tạo ra một “NATO phương Đông” mới.Một số học giả người Australia tin rằng Camberra phải tiếp tục làm sâu sắc thêm mối quan hệ đồng minh với Washington để kiềm chế sự “hung hăng” ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Bằng cách tăng cường liên minh với Mỹ và can dự sâu rộng hơn vào khu vực thì Australia mới có thể khuyến khích một “nước Mỹ hiện thiếu quyết đoán” duy trì các cam kết của họ.Ông Ross Babbage, một cựu quan chức quốc phòng cấp cao và là người sáng lập Tổ chức Kokoda có mối quan hệ chặt chẽ với Bộ Quốc phòng Australia, từng kêu gọi Chính phủ Australia điều chỉnh lại hoàn toàn chiến lược quốc phòng của nước này để ngăn chặn (ảnh hưởng của) Trung Quốc.Sách trắng Quốc phòng Australia năm 2013 có đoạn viết: “Chính phủ không tin rằng Australia phải lựa chọn giữa liên minh lâu đời với Mỹ và mối quan hệ mở rộng với Trung Quốc; Mỹ và Trung Quốc cũng không tin rằng chúng ta phải đưa ra một sự lựa chọn như vậy”. Tuy nhiên, liên minh quân sự Mỹ - Australia ngày càng phát triển, nhất là khi Australia trở thành một trục quan trọng đối với tình báo, hậu cần và luân chuyển của các lực lượng Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2011, Australia đã mở ba căn cứ cho quân đội Mỹ. Đến năm 2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Australia Tony Abbott đã ký Hiệp định Bố trí Lực lượng Mỹ - Australia (FPA). Theo hiệp định FPA, Mỹ có thể sử dụng các căn cứ của Australia trong vòng 25 năm cho các lực lượng Không quân và một đơn vị đồn trú của Thủy quân lục chiến Mỹ lên đến 2.500 người.Năm 2016, Australia đã tăng đáng kể ngân sách quốc phòng, mua sắm thêm máy bay chiến đấu F-35 và nâng cấp căn cứ quân sự trên đảo Cocos ở Ấn Độ Dương. Máy bay tuần tra P-8 Poseidon do Boeing sản xuất có thể cất cánh và theo dõi các tàu ngầm Trung Quốc ở Biển Đông từ những hòn đảo phía tây của eo biển Malacca.Đồng thời, các cơ sở tình báo của Australia đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới tình báo của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.
Bên cạnh việc củng cố liên minh Mỹ - Australia, Camberra đang tìm cách tăng cường hợp tác an ninh với các đối tác khác của Washington. Ý tưởng về một “vòng cung chiến lược” Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong Sách Trắng Quốc phòng Australia năm 2013 đang dần thay thế “khu vực châu Á - Thái Bình Dương” với vai trò là một khái niệm chiến lược mới nhất được sử dụng trong các học viện và giới chính trị Mỹ.Với sự suy giảm tương đối tính ưu việt của hải quân, Mỹ cảm thấy rằng nước này phải làm theo đế quốc Anh trong việc tìm kiếm các đối tác khu vực sẵn sàng “chia sẻ trách nhiệm” nhằm duy trì sự thống trị trật tự khu vực và toàn cầu. Australia, Nhật Bản và Ấn Độ là những quốc gia nòng cốt trong vòng cung đó.
Trong những năm gần đây, các cuộc gặp quân sự cấp cao, tập trận quân sự chung hay trao đổi công nghệ quân sự tiếp tục được tăng cường giữa Mỹ và ba nước trên.Sự tham gia sâu hơn vào hệ thống an ninh đa phương do Mỹ dẫn đầu bề ngoài sẽ giúp tăng cường sự chắc chắn của Australia trong môi trường an ninh tương lai, nhưng nó cũng làm tăng “nguy cơ Australia sẽ phải tham gia vào các xung đột lớn”. Những lợi ích an ninh, ngoại giao và kinh tế của Australia trong khu vực là khác so với những lợi ích của Mỹ, Nhật Bản và các nước khác, đặc biệt là quan hệ của Australia với Trung Quốc.Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia và hai nước này không có bất kỳ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ nào. Là thành viên quan trọng trong vòng tròn kinh tế châu Á, Australia đang ngày càng phụ thuộc vào an ninh và ổn định của toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Australia cần thúc đẩy tư duy chiến lược của mình vượt ra ngoài Chiến tranh Lạnh để tránh bị lầm lạc bởi giọng nói phóng đại về sự bất ổn chiến lược. Australia không nên căn cứ chính sách ngoại giao và quốc phòng của mình dựa trên những phỏng đoán và đánh giá về cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung. Việc cân bằng các đặc điểm chiến lược khác nhau để làm cầu nối giao tiếp giữa các cường quốc khu vực truyền thống và mới nổi có thể có lợi cho sự ổn định chiến lược khu vực trong khi đảm bảo những lợi ích tốt nhất của Australia.- Từ khóa :
- australia
- châu á thái bình dương
- mỹ
- trung quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Quốc phòng Australia cho phép dùng máy bay không người lái do Trung Quốc sản xuất
15:32' - 22/09/2017
Ngày 21/9, Bộ Quốc phòng Australia thông báo Australia đã cho phép sử dụng trở lại các máy bay không người lái do Trung Quốc sản xuất trong những tình huống không thuộc diện bí mật.
-
Kinh tế Việt Nam
Australia muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam
15:48' - 14/09/2017
Australia muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Toàn diện tăng cường với Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
RCEP mở ra cơ hội gì cho kinh tế Australia?
05:30' - 14/09/2017
Bài viết trên “Diễn đàn Diplomat” cho rằng Canberra có thể theo đuổi các mục tiêu thương mại quốc tế và thúc đẩy một hiệp định minh bạch và cởi mở hơn.
-
Thị trường
Thị trường tiêu dùng ASEAN hút doanh nghiệp Australia
12:59' - 11/09/2017
Một trong những lý lo chính thủ hút các nhà đầu tư và doanh nghiệp Australia mở rộng hoạt động tại ASEAN là thị trường tiêu dùng ngày càng tăng của khối này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tham vọng hồi sinh sản xuất của Mỹ: Đời không như mơ
14:00'
Các chính sách thuế của Tổng thống Trump – vốn gây tranh cãi trong giới doanh nghiệp và khiến thị trường toàn cầu biến động – có thể chỉ là một phần trong nỗ lực tái khởi động ngành sản xuất tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của UNCTAD về thuế quan của Mỹ
12:47'
Người đứng đầu Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), bà Rebeca Grynspan kêu gọi Mỹ tránh để "nỗi đau của thuế quan" ảnh hưởng tới các quốc gia nghèo nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump hoãn thuế, triển vọng kinh tế Mỹ vẫn bấp bênh
11:22'
Những nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn nhận định các mức thuế quan Mỹ đã công bố là một cú đánh vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump dùng thuế giải quyết tranh chấp nước với Mexico
11:02'
Ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa Mexico bằng các lệnh trừng phạt và thuế quan trong tranh chấp về việc chia sẻ nguồn nước giữa hai nước, cáo buộc Mexico phá vỡ hiệp ước đã tồn tại 81 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ
11:01'
Tổng thống Donald Trump hôm 10/4 cho biết, ông không chắc liệu nhà sản xuất thép U.S. Steel có cần thực hiện thỏa thuận với Nippon Steel của Nhật Bản hay không nhờ vào chính sách thuế quan của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Nga thông tin về nội dung vòng đàm phán thứ 2 với Mỹ
09:55'
Moskva và Washington dự kiến tìm giải pháp cho các vấn đề nêu ra ở Istanbul trong vòng tham vấn tiếp theo.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc
09:41'
Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc dù cuộc chiến thuế quan tiếp tục leo thang khi ông tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc lên 145%.
-
Kinh tế Thế giới
Gia hạn Hiệp định vận tải đường bộ EU-Ukraine đến hết năm 2025
08:44'
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine vừa đạt được thỏa thuận gia hạn Hiệp định vận tải đường bộ đến ngày 31/12 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
EU và Trung Quốc đàm phán thuế quan với xe điện nhập khẩu
08:23'
Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đã bắt đầu đàm phán về việc bãi bỏ thuế quan của EU đối với ô tô điện (EV) nhập khẩu từ Trung Quốc.