Lợi nhuận của doanh nghiệp Nhật Bản trở lại gần mức trước đại dịch COVID-19
Tuy nhiên, các lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất đã cho thấy sự khác biệt trong tăng trưởng.
Kết quả khảo sát cho biết lợi nhuận trước thuế của các công ty Nhật Bản trong quý IV/2020 chỉ giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước đó và đứng ở mức 18.450 tỷ yen (172 tỷ USD), ghi dấu quý giảm thứ bảy liên tiếp, nhưng tốc độ giảm đã chậm lại đáng kể so với mức giảm 28,4% trong quý III/2020. Sau khi giảm 27,1% trong quý III/2020, lợi nhuận trước thuế của các nhà sản xuất tăng 21,9% lên 7.180 tỷ yen, ghi dấu mức tăng đầu tiên trong 10 quý, với các nhà sản xuất thiết bị vận tải và máy móc đóng góp phần lớn vào đà tăng này. Trong lĩnh vực phi sản xuất, lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm 11,2% xuống 11.270 tỷ yen, giảm quý thứ tư liên tiếp sau khi giảm 29,1% trong quý III/2020, trong đó các đơn vị như vận tải và nhà cung cấp dịch vụ bưu chính dẫn đầu đà giảm. Trong quý IV/2020, doanh thu của doanh nghiệp Nhật Bản đã giảm 4,5% xuống 332.090 tỷ yen, giảm quý thứ sáu liên tiếp.Doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất giảm 5,4% do hoạt động kém hiệu quả của các nhà sản xuất máy móc và trong khi doanh thu của các doanh nghiệp phi sản xuất giảm 4,1%.
Chi tiêu vốn của các lĩnh vực phi tài chính cho các mục đích như xây dựng, bổ sung thiết bị và phần mềm giảm 4,8% xuống 11.080 tỷ yen, giảm quý thứ ba liên tiếp do triển vọng kinh doanh thiếu chắc chắn trong bối cảnh đại dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu chấm dứt. Xem xét các số liệu chi tiêu vốn mới nhất, Văn phòng Nội các Nhật Bản dự kiến sẽ công bố số liệu điều chỉnh về tăng trưởng kinh tế quý IV/2020 vào ngày 9/3 tới.Số liệu sơ bộ cho thấy trong quý cuối cùng của năm ngoái kinh tế Nhật Bản tăng trưởng 12,7% so với ba tháng trước đó, ghi nhận mức tăng hai con số quý thứ hai liên tiếp.
Số liệu trên cho thấy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã phục hồi mạnh mẽ sau khi thu hẹp 29,3% trong giai đoạn từ tháng 4-6/2020, mức giảm kỷ lục do chính phủ áp dụng tình trạng khẩn cấp để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Tuy nhiên, kinh tế Nhật Bản dự kiến sẽ tăng trưởng âm trở lại trong giai đoạn từ tháng 1-3/2021 khi chính phủ buộc phải áp dụng tình trạng khẩn cấp lần hai từ ngày 7/1 đối với khu vực thủ đô Tokyo./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của doanh nghiệp Nhật Bản giảm hai con số trong quý III
05:30' - 07/12/2020
Theo số liệu từ Chính phủ Nhật Bản, trong quý III, lợi nhuận của doanh nghiệp Nhật Bản đã giảm hai con số khi các doanh nghiệp phải vật lộn với ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Nhật Bản tận dụng thương mại điện tử để thâm nhập thị trường Trung Quốc
12:18' - 30/11/2020
Từ ngày 1 đến ngày 11/11 tại Trung Quốc, doanh số bán lẻ của Alibaba đã đạt mức 498,2 tỷ NDT, trong đó giao dịch thương mại điện tử có liên quan tới các doanh nghiệp Nhật Bản chiếm tỷ trọng khá lớn.
-
Doanh nghiệp
Số doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra chương trình nghỉ hưu sớm tăng mạnh
07:25' - 09/11/2020
Theo Tokyo Shoko Research (TSR), số doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra chương trình nghỉ hưu sớm trong giai đoạn từ tháng 1-10/2020 cao hơn gấp đôi so với cả năm ngoái.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
09:43'
Để triển khai hiệu quả việc khai báo và chứng nhận C/O trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và cơ quan chức năng ban hành.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Ra mắt VIFA UK: Cầu nối tài chính Việt – Anh giữa lòng London
21:43' - 28/06/2025
Tối ngày 27/6 (giờ địa phương) Hiệp hội Tài chính và Đầu tư Việt Nam tại Vương quốc Anh (VIFA UK) chính thức ra mắt tại thủ đô London.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa
18:13' - 28/06/2025
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động khai thác thị trường khu vực Nam Á
21:30' - 26/06/2025
Khu vực Nam Á có quy mô thị trường rộng lớn, nhu cầu xuất nhập khẩu đa dạng các mặt hàng từ sản xuất đến tiêu dùng, là nơi doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư.
-
DN cần biết
Từ 1/7, Bộ Công Thương sẽ dừng tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu
18:21' - 25/06/2025
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 12/5/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Malaysia chính thức gỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam
17:37' - 25/06/2025
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
-
DN cần biết
Nắm vững chính sách để doanh nghiệp phát triển bền vững
16:38' - 25/06/2025
Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Luật Thương mại điện tử nhằm xây dựng hành lang pháp lý vững chắc, minh bạch, từ đó thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế số tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Ngành tiêu dùng nhanh tăng tốc chuyển đổi số và thương mại đa kênh
14:23' - 25/06/2025
Trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại đa kênh tăng mạnh, toàn bộ chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng được tái định hình. Điều này yêu cầu doanh nghiệp phải đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ