Lợi và hại của xu hướng không dùng tiền mặt thời kỳ hậu COVID-19
Nhiều cửa hàng thậm chí đã ngừng tiếp nhận tiền mặt, giữa bối cảnh lo ngại gia tăng rằng đây sẽ là một trong những con đường lây lan virus SARS-CoV-2 nhanh nhất, từ người sang người. Tuy nhiên, tại tiệm tạp hóa Wray Organic của ông Scott Donald ở vùng Cleveland của thành phố Brisbane (bang Queensland), việc thanh toán bằng tiền mặt vẫn được chấp nhận như thường lệ.
Trong bài viết đăng tải trên tờ Australia Financial Review (AFR), nhà báo Matthew Cranston - người đã liên hệ phỏng vấn với ông Donald - cho biết trong khoảng thời gian từ tháng Ba đến tháng Tư khi dịch COVID-19 đang hoành hành dữ dội tại "xứ sở chuột túi", tỷ lệ chi trả bằng tiền mặt tại cửa tiệm của ông Donald đã giảm hơn 40% so với những tháng trước đó.
Thanh toán không dùng tiền mặt lên ngôiĐiều này tương tự diễn ra trên khắp Australia. Theo thống kê của Ngân hàng Dự trữ Australia (Ngân hàng Trung ương – RBA), tỷ lệ rút tiền mặt tại các cây rút tiền tự động ATM trong tháng Tư đã thấp hơn 30% so với hồi tháng Ba và thấp hơn 40% so với cùng kỳ của năm trước.Trong bối cảnh đó, ông Donald tin rằng tiền mặt sẽ không tồn tại lâu, đặc biệt là khi thế giới vẫn đang đối mặt với những nguy cơ của cuộc khủng hoảng dịch bệnh. Ông nói trong vài năm gần đây, việc sử dụng tiền mặt đã giảm đáng kể và với đại dịch COVID-19 và khách hàng đang có xu hướng ngừng sử dụng loại tiền này.Vào tháng Ba, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị các quốc gia nên hạn chế sử dụng tiền mặt và chuyển sang các hình thức thanh toán không tiếp xúc như thanh toán qua mạng, thẻ tín dụng hoặc các dịch vụ thanh toán điện tử bằng thiết bị thông minh…). Tổ chức này nêu rõ virus gây ra đại dịch COVID-19 có thể bám trên bề mặt các tờ tiền trong nhiều ngày.Trong khi đó, nhà báo Hans van Leeuwen - Đại diện của AFR tại châu Âu - nhận định rằng trên thực tế, việc sử dụng tiền mặt trên toàn cầu đang giảm đi đáng kể. Tại Australia, số lần rút tiền ở cây ATM vào tháng Tư đã giảm xuống mức thấp nhất của gần hai thập kỷ. Cùng thời điểm, ở Anh, tỷ lệ rút tiền ở cây ATM thấp hơn 60% so với tháng trước đó, trong khi tại cường quốc lớn nhất thế giới là Mỹ, tổng số lần các biện pháp thanh toán không tiếp xúc tăng 150% kể từ tháng 3/2019.Tại Nhật Bản, nơi chính phủ đặt mục tiêu giảm 80% các giao dịch bằng tiền mặt từ trước thời điểm COVID-19 bùng phát, các khoản thanh toán không dùng tiền mặt đang tăng đột biến. Tương tự, các quốc gia khác cũng ghi nhận mức sử dụng tiền mặt thấp kỷ lục. Hàn Quốc hiện sở hữu 96% các giao dịch không dùng tiền mặt và Trung Quốc là 66%.Theo nhà báo Matthew Cranston, khi các lệnh hạn chế được nới lỏng và nền kinh tế Australia mở cửa trở lại, tiêu dùng bắt đầu ghi nhận sự hồi phục. Mặc dù vậy, tỷ lệ sử dụng tiền mặt vẫn đang giảm xuống, thay vào đó, các hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng và trực tuyến có xu hướng "lên ngôi".Giám đốc quản lý bán hàng của Ngân hàng Westpac Australia, John Harries, cho rằng COVID-19 đã đẩy nhanh tiến trình sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và sẽ là chất xúc tác để thu hẹp quy mô tiền mặt ngay trong năm nay.Ông nói đã nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số đã gia tăng và lượng khách hàng sử dụng tiền mặt cũng đã giảm do đại dịch COVID-19. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng khách hàng đăng ký ngân hàng trực tuyến trong vài tháng gần đây tại Australia, rõ ràng xu hướng này sẽ còn tiếp tục phát triển trong thời gian tới.Trong khi đó, Giám đốc điều hành lĩnh vực bán lẻ của ngân hàng ANZ Australia Kinda Bray cho biết đã nhận thấy "sự sụt giảm đều đặn" trong số lần rút tiền mặt vài năm gần đây, với hầu hết các khách hàng chuyển sang đăng ký sử dụng ứng dụng hoặc ngân hàng Internet để thay thế. Bà nói xu hướng này đang tăng tốc, đặc biệt là vào thời kỳ COVID-19, với số lần rút tiền tại cây ATM giảm tới 40% chỉ trong nửa đầu năm 2020.Hai mặt của một vấn đềTheo các chuyên gia kinh tế, việc từ bỏ tiền mặt sẽ đem lại một số lợi ích đáng kể. Đầu tiên, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 chưa được khống chế, việc sử dụng các phương pháp thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp người dân tránh được nguy cơ lây nhiễm virus.Thứ hai, rõ ràng đây là một tin tốt đối với các chính phủ, do sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí "kha khá" cho việc in, lưu trữ và lưu thông tiền tệ.Phương thức này cũng sẽ là một tín hiệu tích cực đối với các ngân hàng trung ương, vì khi các nền kinh tế chuyển đổi sang hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt, không gian thanh khoản sẽ được nới rộng và biện pháp chính sách âm có thể được thực hiện để thúc đẩy nền kinh tế.Tuy nhiên, vẫn tồn tại những tranh cãi xung quanh xu hướng không dùng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt, nếu không được quản lý tốt, sẽ trở thành một kênh giao dịch thuận lợi cho nền kinh tế đen, tội phạm và trốn thuế.Nhiều nhà bán lẻ lo ngại các ngân hàng thương mại có thể dựa vào sự phụ thuộc của nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt để tăng phí dịch vụ cho người sử dụng. Điều này dẫn đến thâm hụt doanh thu của các nhà bán lẻ, buộc họ đẩy các khoản phí này sang người tiêu dùng, bằng cách tăng giá bán của hàng hóa hay thu phí thanh toán mua hàng.Ngoài ra, một điểm nhấn gây tranh cãi của việc thu hẹp sử dụng tiền mặt, theo nhà báo Hans van Leeuwen, đó là cho phép ngân hàng trung ương tăng cường khả năng tính toán đến việc áp dụng lãi suất âm.Tác giả lý giải rằng khi lãi suất bằng 0, thậm chí xuống mức âm, thì người tiêu dùng gửi tiền tại ngân hàng sẽ phải chịu các khoản phí dịch vụ khấu trừ vào chính các khoản tiền gửi của mình, khiến cho giá trị đồng tiền sụt giảm. Trong trường hợp này, mọi người sẽ có xu hướng giữ tiền mặt tại nhà, gửi vào két an toàn, hoặc đầu tư vào các tài sản khác mang lại lợi nhuận thực tế, hơn là đưa tiền vào ngân hàng. Như vậy, lãi suất âm rõ ràng sẽ khiến người tiêu dùng hoang mang về tình hình tài chính, dẫn đến xu hướng siết hầu bao, chứ không phải chi tiêu nhiều hơn.Ngoài ra, nếu lãi suất giảm xuống ngưỡng dưới 0, các ngân hàng sẽ mất động cơ cho vay và biện pháp cắt giảm lãi suất sẽ không còn tác dụng kích thích, thậm chí khiến nền kinh tế giảm. Đây là điều mà cựu Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen đã từng cảnh báo, rằng lãi suất càng gần với mức 0 thì nguy cơ thị trường tiền tệ rối loạn càng lớn./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Thanh toán không dùng tiền mặt: Mong chờ "cú hích" mới
15:40' - 16/06/2020
Thanh toán không tiền mặt mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia gồm: người tiêu dùng, người bán hàng và các tổ chức tín dụng
-
Công nghệ
WhatsApp miễn phí chuyển tiền và thanh toán điện tử
11:09' - 16/06/2020
Ngày 15/6, Facebook đã bổ sung tính năng thanh toán điện tử trên nền tảng ứng dụng nhắn tin WhatsApp, bắt đầu với Brazil nhưng sau đó có thể mở rộng ra toàn thế giới.
-
Ngân hàng
Gia tăng lợi ích cho người sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt
16:19' - 12/06/2020
Thanh toán không dùng tiền mặt đang là xu hướng phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây với những con rất ấn tượng, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ để hướng tới xã hội không tiền mặt.
-
Ngân hàng
Thanh toán điện tử: Tạo cơ chế thúc đẩy doanh nghiệp hồi phục sau COVID-19
08:15' - 03/06/2020
Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định về việc xây dựng hành lang pháp lý cho dịch vụ thanh toán số, song vẫn còn những trở ngại về thủ tục giấy tờ trong hệ thống các văn bản hiện hành.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39' - 22/11/2024
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18' - 22/11/2024
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF cảnh báo hệ lụy từ chính sách thuế “ăn miếng, trả miếng”
17:50' - 19/11/2024
Chính sách thuế quan đáp trả lẫn nhau có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của châu Á, làm tăng chi phí và gây đứt gãy chuỗi cung ứng,