Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) sẽ giải quyết các bất cập của Luật năm 2008
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành quyết định thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).
Theo đó, Ban soạn thảo dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) gồm 52 thành viên do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể làm Trưởng ban và Thứ trưởng Lê Đình Thọ làm Phó trưởng ban.
Thành viên Ban soạn thảo Luật Giao thông Vận tải (sửa đổi) đến từ nhiều Bộ, ngành. Trong đó, Thứ trưởng Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại Giao, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia là thành viên. Bên cạnh đó, các thành viên khác là các vụ trưởng, tổng cục trưởng, vụ phó các vụ chức năng của các Bộ như: Giao thông Vận tải, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Tài Nguyên và Môi trường, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh tra Chính phủ, Công Thương, Quốc phòng, Y tế, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Tổ biên tập dự án Luật Giao thông Vận tải (sửa đổi) bao gồm 76 thành viên do Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải làm Tổ trưởng. Bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Giao thông Vận tải) là Tổ phó.Các thành viên khác của Tổ biên tập đến từ Cục Cảnh sát giao thông; Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an); Tổng cục Đường bộ Việt Nam; đại diện các vụ của Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại Giao, Bộ Tư pháp...
Ban soạn thảo, Trưởng ban, Phó trưởng ban và các thành viên thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 54 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; điều 26 Nghị định 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tổ biên tập, Tổ trưởng và các thành viên thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, thực hiện Nghị quyết số 12/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông giai đoạn 2019 - 2021, Bộ Giao thông Vận tải đã chủ trì xây dựng dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Theo Bộ Giao thông Vận tải, qua 12 năm thực hiện, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giao thông vận tải đường bộ, góp phần hình thành ý thức tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông, đảm bảo an toàn giao thômg, góp phần quan trọng trong việc phát triển giao thông vận tải và kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả tích cực, sau nhiều năm triển khai vào thực tiễn, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã xuất hiện một số tồn tại, bất cập phát sinh cần được sửa đổi, bổ sung như: tỷ lệ phần trăm diện tích đất dành cho đường bộ chưa đảm bảo; hạn chế về hạ tầng giao thông thông minh khiến cho việc xử phạt không minh bạch; phương tiện cá nhân phát triển nhanh với nhiều loại hình công nghệ tiên tiến; hệ thống Quốc lộ, đường nông thôn, đường cao tốc phát triển mạnh, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải; tai nạn giao thông đường bộ giảm liên tục trong các năm qua, nhưng kết chưa bền vững, số người chết, bị thương vẫn ở mức cao. Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008 của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố cùng với thực tiễn công tác quản lý, sự chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 12/2019, Bộ Giao thông Vận tải xây dựng Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) thay thế Luật Giao thông đường bộ năm 2008 với mục tiêu giải quyết những bất cập trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008.Đề cập đến sự cần thiết sửa đổi Luật Giao thông đường bộ, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam cho biết, Việt Nam đã tham gia công ước Viên nên những quy định trong công ước cần được đưa vào sửa Luật để phù hợp với thông lệ quốc tế. "Một số điểm mới đáng chú ý được sửa đổi, bổ sung vào dự thảo Luật như: khái niệm phương tiện giao thông thông minh, giao thông công cộng. Các hành vi bị nghiêm cấm đã sửa đổi, bổ sung các hành vi cấm để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn và phù hợp với Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; sử dụng điện thoại di động khi điều khiển phương tiện, quay đầu, lùi xe trên đường cao tốc", ông Nguyễn Văn Huyện thông tin. Cũng theo ông Nguyễn Văn Huyện, sau thời gian thực hiện Luật, hạ tầng phát triển lớn về quy mô, khi thực hiện Luật chưa có km đường cao tốc nào, nhưng đến nay đã có hơn 1.000 km.Bên cạnh đó, việc xử phạt nguội qua camera; tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong vận tải cũng cần được sửa đổi để quản lý.
Tầm nhìn trong sửa Luật lần này là 15 - 20 năm, các loại hình phương tiện thay đổi, dự báo cho phát triển các loại xe công nghệ hiện đại trong tương lai như ô tô bay cũng được tiếp thu chỉnh sửa trong Luật.Bên cạnh đó, các loại hình đường giao thông nông thôn với khoảng 680.000 km sẽ được đưa vào quản lý. Vì vậy, dự thảo Luật mới đã nâng lên 150 điều thay vì 98 điều như trước đây, bao gồm rất nhiều quy tắc giao thông mới được bổ sung.
"Mục tiêu của việc xây dựng Luật Giao thông đường bộ mới là xác định tính minh bạch, giảm thiểu thủ tục hành chính, đảm bảo phục vụ tốt nhất lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Cùng đó, giao thông đường bộ sẽ an toàn hơn, tai nạn giao thông giảm sâu hơn, tuận tiện, dễ dàng, giảm chi phí cho người dân hơn và thân thiện với môi trường. Việc sửa đổi Luật đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao sửa đổi và trình Quốc hội vào kỳ họp thứ X tới đây", ông Nguyễn Văn Huyện cho biết thêm./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Giữ nguyên phạm vi điều chỉnh Luật Giao thông đường bộ hiện hành
21:29' - 11/03/2020
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 81/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về Đề nghị xây dựng Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Ra mắt VIFA UK: Cầu nối tài chính Việt – Anh giữa lòng London
21:43' - 28/06/2025
Tối ngày 27/6 (giờ địa phương) Hiệp hội Tài chính và Đầu tư Việt Nam tại Vương quốc Anh (VIFA UK) chính thức ra mắt tại thủ đô London.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa
18:13' - 28/06/2025
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động khai thác thị trường khu vực Nam Á
21:30' - 26/06/2025
Khu vực Nam Á có quy mô thị trường rộng lớn, nhu cầu xuất nhập khẩu đa dạng các mặt hàng từ sản xuất đến tiêu dùng, là nơi doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư.
-
DN cần biết
Từ 1/7, Bộ Công Thương sẽ dừng tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu
18:21' - 25/06/2025
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 12/5/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Malaysia chính thức gỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam
17:37' - 25/06/2025
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
-
DN cần biết
Nắm vững chính sách để doanh nghiệp phát triển bền vững
16:38' - 25/06/2025
Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Luật Thương mại điện tử nhằm xây dựng hành lang pháp lý vững chắc, minh bạch, từ đó thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế số tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Ngành tiêu dùng nhanh tăng tốc chuyển đổi số và thương mại đa kênh
14:23' - 25/06/2025
Trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại đa kênh tăng mạnh, toàn bộ chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng được tái định hình. Điều này yêu cầu doanh nghiệp phải đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ
-
DN cần biết
Cập nhật danh mục hàng hóa cư dân biên giới được phép trao đổi
11:41' - 25/06/2025
Bộ Công Thương ban hành văn bản hợp nhất mới về mua bán hàng hóa cư dân biên giới, quy định rõ chỉ hàng hóa trong danh mục được phép nhập khẩu, siết chặt quản lý thương mại biên giới.