“Luật hóa” để hấp dẫn xã hội tham gia lĩnh vực thủy lợi
Trước nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp đã có tác động đáng kể đến công trình, hệ thống công trình thủy lợi hiện có và đặt ra những thách thức mới đối với lĩnh này.
Dự thảo Luật Thủy lợi được trình tại Kỳ họp lần thứ 2, Quốc hội khóa XIV được kỳ vọng sẽ bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững kinh tế-xã hội, đặc biệt là phát triển nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mọi người dân; trong đó có nông dân. Phóng viên TTXVN đã ghi nhận ý kiến của các đại biểu xung quanh nội dung này.
Đại biểu Lê Viết Chữ (Đoàn Quảng Ngãi): Tạo cơ sở pháp lý để quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên nước
Tôi rất quan tâm đến Luật Thủy lợi vì đây sẽ là cơ sở pháp lý để quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên nước, mà tài nguyên nước là yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, Luật Thủy lợi chưa bao quát hết các nội dung cần thiết có liên quan đến lĩnh vực này và cần mở rộng thêm về quản lý sử dụng tài nguyên nước.
Bởi vậy, khi thiết kế luật này, không chỉ chú trọng riêng đến vấn đề nâng cấp đê điều của ngành nông nghiệp, công nghiệp, tài nguyên môi trường mà còn nên tương thích với các luật khác nữa. Vì nước là tài nguyên quý giá, hữu hạn nên chúng ta phải sử dụng hiệu quả, tiết kiệm.
Do đó, cần đặt trong mối quan hệ kinh tế thị trường xem chỗ nào sử dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên này thì không được sử dụng. Tiếp đó là giá cả. Bản chất của cung - cầu là cạnh tranh nên phải tuân thủ cơ chế thị trường, như vậy người ta sẽ sử dụng nó tiết kiệm và hiệu quả.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Đoàn Hà Nội): Đưa phí thủy lợi sang giá dịch vụ là hoàn toàn phù hợpDự thảo luật lần này đưa phí thủy lợi sang giá dịch vụ là hoàn toàn phù hợp vì hiện nay đã có Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phí và lệ phí. Nước sạch là tài nguyên quý, không phải chỗ nào cũng có và nó càng ngày càng khan hiếm đi. Nếu chúng ta không quy định ngay từ bây giờ thì sẽ có tình trạng lãng phí, thiếu trách nhiệm trong bảo vệ nguồn nước.
Tuy nhiên, người dân vẫn chưa quen với các quy định này, nhất là người dân ở các địa phương còn khó khăn bởi có thể sẽ tạo thêm gánh nặng, nhất là vùng khó khăn về nguồn nước.
Vì vậy, để giảm khó khăn cho người dân, đề nghị Chính phủ cùng các bộ ngành liên quan ngồi lại để tính toán cách sử dụng công trình thủy lợi như thế nào nhằm đảm bảo mục tiêu vừa tiết kiệm, vừa tái sử dụng nguồn nước hiệu quả. Theo tôi, cũng không nên xây dựng hồ đập lớn như trước, giờ cần phải hướng tới tiết kiệm công nghệ cao, tránh lãng phí và tham nhũng.
Thực tế và các bài học về sự cố gần đây cho thấy, rất cần thiết phải đánh giá tác động, điều tiết nước ở các hồ. Thời gian qua, sự cố tại nhiều công trình thủy lợi đã gây ra hậu quả lớn, ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của người dân; ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.
Theo tôi, cái cần quan tâm nhất hiện nay là khi xây dựng hồ đập thủy lợi phải chú ý đến yếu tố đầu tiên là hiệu quả kinh tế và luôn phải song hành, không thể tách rời việc đánh giá tác động của công trình thủy lợi đối với đời sống của người dân cũng như môi trường.
Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (Đoàn Bình Phước): Nên xã hội hóa lĩnh vực này
Chính sách xã hội hóa phù hợp với điều kiện hiện nay. Nhiều năm qua, công trình thủy lợi chủ yếu do ngân sách đầu tư bởi dự án thực hiện trong thời gian dài, kinh phí lớn. Bởi vậy, trong nhận thức thì đây luôn là các công trình “bao cấp” nên sử dụng chưa hiệu quả, nhất là không tiết kiệm khi sử dụng nguồn tài nguyên nước. Vì vậy, chủ trương xã hội hóa lĩnh vực này là tốt và phù hơp điều kiện thực tế.
Chủ trương xã hội hóa đã có từ lâu, nhưng chúng ta chưa có luật. Hiện các công ty, các hồ đập lớn được quản lý từ phía nhà nước thì được sửa chữa, duy tu thường xuyên.
Nhưng những công trình có quy mô thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng do tư dân, tổ hợp tác, ủy ban xã quản lý còn bất cập, không đảm bảo. Nếu xã hội hóa thì sẽ tốt cho sự phát triển công trình đầu tư tư nhân.
Việc đưa lệ phí thủy lợi sang dịch vụ thủy lợi, tức là tính ra định giá nước phù hợp với cơ chế thị trường, xóa bỏ bao cấp là bước tiến quan trọng. Tuy nhiên phải giải tích, tuyên truyền cho người dân hiểu. Nhà nước cần có chính sách ưu tiên, miễn giảm thuế cho công ty đầu tư thì xã hội hóa mới được đi vào cuộc sống; cần cơ chế cụ thể để thu hút doanh nghiệp tư nhân.
Bên cạnh đó, bộ máy, năng lực, phân cấp quản lý cần được quy định rõ. Cơ chế quản lý đầu tư cần quy định chi tiết phí dịch vụ và nên tham khảo, học hỏi từ các nước cho phù hợp. Việc chuyển đổi từ bao cấp hoàn toàn của nhà nước sang phải đóng thuế sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên nước, có lợi cho người dân.
Đại biểu Phạm Tất Thắng (Đoàn Vĩnh Long): Cần có cơ chế hấp dẫn
Vấn đề quan trọng cần đặt ra là xây dựng cơ chế đủ để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thủy lợi. Thực tế cho thấy, thủy lợi liên quan đến sản xuất nông nghiệp, thế mạnh của nền kinh tế hiện nay. Hạ tầng thủy lợi đóng góp vào sản xuất nông nghiệp là rất quan trọng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh ngân sách khó khăn như hiện nay, chưa có nhiều vốn đầu tư cho các lĩnh vực hạ tầng. Bởi vậy, việc khuyến khích người dân tham gia là quan trọng, tận dụng được các nguồn lực xã hội. Muốn vậy, cần phải có cơ chế hấp dẫn từ người dân cho đến doanh nghiệp cùng tham gia vào lĩnh vực này.
Đại biểu Đặng Hoàng Tuấn (Đoàn Long An): Nếu không quản lý chặt, khó đảm bảo cho sản xuất nông nghiệpViệc quản lý khai thác công trình thủy lợi, đảm bảo năng lực tưới tiêu cho khu vực tỉnh Long An hiện nay hiệu quả chưa cao, không quản lý chặt dẫn đến không kiểm soát được. Như vậy sẽ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, do tình hình biến đổi khí hậu ngập mặn, hạn hán nên việc ban hành Luật Thủy lợi là cần thiết, để nhà nước có chính sách cụ thể, rõ ràng nhằm đầu tư nâng cao hiệu quả nhóm công trình này. Đặc biệt, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cần có chính sách cụ thể hơn để xây dựng đê bao, công trình dự trữ nước ngọt.
Điểm sáng của luật là quy định rõ ràng, cái nào nhà nước hỗ trợ và chỉ rõ đặc thù riêng theo vùng như khu vực miền Trung hạn hán là một ví dụ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần làm rõ chính sách để kêu gọi xã hội hóa; đồng thời huy động vốn từ Trung ương để phát triển thủy lợi./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Trên 2.260 vụ vi phạm công trình thủy lợi ở Hà Nội chưa được xử lý
09:39' - 26/10/2016
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trên địa bàn đã xảy ra 109 vụ vi phạm các công trình thủy lợi mới phát sinh; trong đó mới xử lý được 9 vụ, còn tồn tại 100 vụ chưa xử lý được.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư vào thủy lợi
20:17' - 01/09/2016
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đã mang đến nhiều khó khăn, thách thức cho ngành thủy lợi.
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi mới tư duy trong quản lý công trình thủy lợi
14:34' - 26/08/2016
Nhiều hệ thống công trình thủy lợi hiện chỉ được thiết kế để phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, không đáp ứng được yêu cầu phục vụ nền nông nghiệp đa dạng, hiện đại.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội xảy ra hơn 3.600 vụ vi phạm công trình thủy lợi
08:22' - 27/07/2016
Vi phạm công trình thủy lợi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tiêu thoát nước, sự an toàn của công trình thủy lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhân dân vùng hưởng lợi của công trình.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông tại Vĩnh Phúc
19:48'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 52/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng các Bộ về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
-
Kinh tế Việt Nam
Khí thế khẩn trương trên công trường trọng điểm những ngày tháng Tư lịch sử
18:33'
Những ngày tháng Tư lịch sử, trên công trình hồ thủy lợi Suối Thỏ, xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, không khí lao động hết sức khẩn trương và nhộn nhịp ở từng hạng mục công trình.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá và liên kết để phát triển du lịch Thanh Hóa
16:38'
Ngày 26/4, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức Tọa đàm Famtrip - Khám phá xứ Thanh nhằm giới thiệu, quảng bá và liên kết, phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Kạn xúc tiến đầu tư, đón xu hướng dịch chuyển công nghiệp
16:22'
Sáng 26/4, UBND tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp, đón xu hướng dịch chuyển công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà bán lẻ ra mắt chương trình, dịch vụ kết nối cộng đồng dịp lễ 30/4
15:35'
Hướng đến kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, nhiều nhà bán lẻ tại TP. Hồ Chí Minh ra mắt chương trình, dịch vụ kết nối cộng đồng mới lạ và lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe kỹ thuật công trình cải tạo, nâng cấp đường Bắc Quang - Xín Mần
15:35'
Ngày 26/4 UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình cải tạo, nâng cấp đường Bắc Quang - Xín Mần giai đoạn I - một công trình trọng điểm mang nhiều ý nghĩa đối với nhân dân vùng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trong năm 2026
15:34'
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải huy động tối đa, đa dạng hóa các nguồn vốn để khởi công xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam trong năm 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao chứng nhận đầu tư và khởi công dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ
14:48'
Ngày 26/4, tại thành phố Cần Thơ, Tập đoàn Hoa Lâm và Aeon Mall Việt Nam phối hợp tổ chức lễ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và khởi công dự án Aeon Mall Cần Thơ với tổng vốn đầu tư 5.400 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2040
12:43'
Ngày 26/4, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2040.