Lý do các nước châu Á siết chặt quản lý tiền kỹ thuật số
Ngày 29/3, tờ The Straits Times (Singapore) đã đăng bài viết của tác giả Aw Cheng Wei và Nirmala Ganapathy về xu hướng các chính phủ châu Á đang tiến hành áp dụng các bước tiến tới việc đặt ra quy định quản lý các đồng tiền kỹ thuật số, và một số nước đang hướng tới việc tạo lập đồng tiền kỹ thuật số của họ.
Chủ đề các đồng tiền kỹ thuật số đã trở thành tiêu điểm chú ý tại Singapore khi một doanh nhân tại nước này tiết lộ rằng mình là người mua một tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số trị giá 69 triệu USD trong cuộc đấu giá được tổ chức vào ngày 11/3 vừa qua.
Theo sàn giao dịch tiền điện tử CoinDesk, ngày 14/3, giá đồng bitcoin, đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên và có giá trị nhất thế giới, đạt mức cao kỷ lục 61.557 USD/bitcoin - tăng hơn gấp đôi giá trị của nó vào ngày 1/1/2021.
Nhưng những rủi ro của việc "chèo lái con sóng" tiền kỹ thuật số cũng được nêu rõ trên các phương tiện truyền thông. Theo một bài viết của tờ Straits Times vào ngày 24/3, các nhà đầu tư đã gửi ít nhất 70 đơn trình báo tới cảnh sát tố cáo sàn giao dịch trực tuyến Torque khiến họ bị mất nhiều triệu đô la vào các đồng tiền kỹ thuật số. Nền tảng giao dịch trực tuyến Torque là do một doanh nhân người Singapore điều hành.
Cho đến nay, phản ứng của các chính phủ đối với tiền kỹ thuật số mới ra đời nhưng đang bùng nổ là những động thái trái chiều. Ví dụ, vào năm 2018, Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm toàn diện đối với giao dịch tiền kỹ thuật số.
Nhưng vào năm 2020, Tòa án Tối cao nước này đã ra lệnh hủy lệnh cấm với lý do lệnh cấm đó là vi hiến. Trong khi đó, hiện tại, một ủy ban liên bộ của Ấn Độ đã đề xuất ban hành một lệnh cấm đối với các đồng tiền kỹ thuật số của tư nhân, như là đồng bitcoin, vốn không bị ràng buộc hoặc có sự liên quan chặt chẽ với bất kỳ chính phủ nào.
Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) cũng đang cân nhắc xem có nên cho phép các nhà đầu tư cá nhân được giao dịch trên các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số hay không. Đề xuất này dựa trên sự tham vấn của các cơ quan trong lĩnh vực này cũng như ý kiến của công chúng.
Chính quyền Hongkong có kế hoạch đệ trình một dự luật về vấn đề này, dựa trên đề xuất nói trên, lên hội đồng lập pháp của đặc khu này vào cuối năm nay.
Ở một góc nhìn khác là cách tiếp cận tự do hơn của Hàn Quốc. Nước này vào năm 2020 đã ban hành bộ luật để điều chỉnh và hợp pháp hóa các đồng tiền kỹ thuật số và các hoạt động giao dịch tiền kỹ thuật số.
Kể từ tháng 1/2018, người Hàn Quốc cũng có thể giao dịch tiền kỹ thuật số bằng cách sử dụng tài khoản ngân hàng được liên kết với tên thật của họ. Thủ đô Seoul của Hàn Quốc cũng có kế hoạch triển khai đồng tiền kỹ thuật số của riêng nước này - đồng tiền S-Coin - để sử dụng trong các chương trình phúc lợi xã hội do thành phố tài trợ.
Trong khi đó, kể từ tháng 10/2018, Indonesia đã cho phép các nhà đầu tư giao dịch tiền kỹ thuật số và các hợp đồng tương lai của đồng tiền này để bảo vệ chúng khỏi biến động giá.
Nhưng ngay cả khi các chính phủ dường như sẵn sàng hơn trong việc chấp nhận tiền kỹ thuật số, vốn được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2009, thì cũng có những mối lo ngại rằng các loại tiền kỹ thuật số không do các ngân hàng trung ương phát hành có thể được sử dụng vào mục đích rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Năm 2019, những lo ngại rằng tiền kỹ thuật số sẽ đe dọa chủ quyền của một quốc gia đã được thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Trung ương châu Âu Benoit Coeure đưa ra, trong số những mối lo ngại khác. Ông Benoit cảnh báo rằng đồng tiền Libra, một loại tiền kỹ thuật số do Facebook khởi xướng, một ngày nào đó có thể thách thức vị thế thống trị của đồng đôla Mỹ.
Một báo cáo của CNBC công bố vào tháng 9/2019 lưu ý rằng mối lo lắng chính đối với các quốc gia là liệu đồng Libra có thể làm giảm bớt vai trò của các nhà quản lý hay không.
Những lo ngại như vậy đã khiến Facebook thay đổi, điều chỉnh kế hoạch của mình từ việc cung cấp một đồng tiền kỹ thuật số tổng hợp, vốn được hỗ trợ bởi một rổ tiền tệ. Thay vào đó, Facebook sẽ cung cấp các đồng tiền kỹ thuật số khác nhau, mỗi đồng tiền được hỗ trợ bởi một loại tiền tệ của một quốc gia khác nhau phù hợp với giá trị của nó.
Không chịu thua kém gã khổng lồ Facebook, các chính phủ cũng đang thúc đẩy triển khai những phiên bản tiền kỹ thuật số của họ. Campuchia đã tung ra tiền kỹ thuật số Bakong của mình vào tháng 11/2020. Một ứng dụng trên điện thoại di động cũng đã được phát triển để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch bằng cách sử dụng đồng riel kỹ thuật số hoặc đồng USD.
Tương tự như kế hoạch đồng S-Coin của Hàn Quốc, Ấn Độ cũng đang xem xét về việc triển khai đồng tiền kỹ thuật số chính thức của riêng mình được quản lý bởi ngân hàng trung ương nước này. Trung Quốc gần đây đã mở rộng các cuộc thử nghiệm tiền kỹ thuật số đến các thành phố lớn hơn, chẳng hạn như Bắc Kinh và Thượng Hải, sau các cuộc thử nghiệm vào năm 2020 ở Thâm Quyến, Tô Châu, Thành Đô và Khu vực Mới thuộc tỉnh Tây An./.
- Từ khóa :
- tiền kỹ thuật số
- bitcoin
- đồng libra
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Sự tăng giá của đồng bitcoin có thể khiến đồng NDT kỹ thuật số được quan tâm
07:17' - 04/04/2021
PBoC mới đây nhận định, đà tăng giá của đồng tiền kỹ thuật số bitcoin gần đây có thể làm gia tăng sự quan tâm đến dự án đồng NDT kỹ thuật số
-
Kinh tế Thế giới
EC kỳ vọng áp dụng chứng chỉ xanh kỹ thuật số để khôi phục du lịch
15:20' - 31/03/2021
Chứng chỉ xanh kỹ thuật số mà Liên minh châu Âu (EU) dự kiến triển khai vào mùa Hè nhằm đảm bảo việc đi lại an toàn trong mỗi nước và giữa thành viên của EU sẽ giúp khôi phục ngành du lịch quốc tế.
-
Công nghệ
Hàn Quốc huy động hơn 350 triệu USD đổi mới công nghệ kỹ thuật số
07:03' - 23/03/2021
Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch huy động 400 tỷ won (354 triệu USD) đến năm 2024 để hỗ trợ các doanh nghiệp đang tìm cách đổi mới sản phẩm và dịch vụ của họ bằng cách sử dụng các công nghệ cao cấp.
-
Thị trường
Mỹ Latinh thiếu hụt nguồn nhân lực kỹ thuật số nghiêm trọng
10:10' - 20/03/2021
Các chuyên gia đã cảnh báo khu vực Mỹ Latinh và Caribe đang bị thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật số - những lao động có trình độ trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33'
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32'
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53'
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27'
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.