Lý do đồng won của Hàn Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm
Giá trị đồng won của Hàn Quốc so với đồng USD ngày 27/4 được ghi nhận ở mức thấp nhất trong hơn hai năm qua trong bối cảnh xuất hiện những bất ổn kéo dài ở cả trong và ngoài Hàn Quốc.
Theo bình luận của tờ Thời báo Hàn Quốc (The Korea Times) số ra cùng ngày, sự suy yếu của đồng won có thể là “con dao hai lưỡi” đối với nền kinh tế Hàn Quốc khi sự mất giá đồng nội tệ nhanh chóng gây hại nhiều hơn là có lợi, khiến lạm phát gia tăng và tác động sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế. Đồng won Hàn Quốc ở phiên đóng cửa cùng ngày duy trì ở mức 1.265,20 won đổi 1 USD, giảm 14,40 won so với mức đóng cửa một ngày trước đó và là mức thấp nhất kể từ ngày 23/3/2020 với 1.266,50 won đổi 1 USD.Tình hình trong nước của Hàn Quốc cũng đang gây áp lực lớn hơn khiến đồng won vẫn yếu. Nước này nhập siêu 5,2 tỷ USD trong 20 ngày đầu tháng 4/2022 do giá dầu tăng cao. Hàn Quốc cũng đối mặt với khả năng cao là bị thâm hụt thương mại trong tháng thứ hai liên tiếp nếu xu hướng này tiếp tục.Đồng won giảm giá đã làm tăng giá hàng nhập khẩu của Hàn Quốc. Chỉ tính riêng trong tháng 3/2022, giá nhập khẩu đã tăng vọt 35% so với cùng kỳ năm 2021. Cho đến thời điểm hiện tại các nhà đầu tư nước ngoài ở Hàn Quốc đã bán ra hơn 10.000 tỷ won (8 tỷ USD) cổ phiếu Hàn Quốc nhằm giảm thiểu thiệt hại do đồng won suy yếu.Có thể nói sự mất giá của đồng won Hàn Quốc là do các nhà đầu tư ngày càng ưa thích tài sản lưu trữ an toàn do những rủi ro kinh tế bên ngoài gia tăng liên quan đến việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt tín dụng, sự tái bùng phát dịch COVID-19 ở Thượng Hải (thành phố lớn nhất Trung Quốc) cũng như cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có nguy cơ kéo dài.Các nhà phân tích Hàn Quốc dự đoán sự sụt giảm của đồng won Hàn Quốc so với USD sẽ còn tiếp tục và có thể trượt xuống phạm vi từ 1.270-1.280 won đổi 1 USD. Các dự báo này được đưa ra khi Fed dự kiến sẽ thực hiện một "bước tiến lớn" bằng cách tăng lãi suất có thể là 0,5 điểm phần trăm hoặc thậm chí 0,75 điểm phần trăm trong cuộc họp ấn định lãi suất sắp tới (dự kiến diễn ra từ ngày 3-4/5/2022). Bên cạnh đó, việc Trung tâm Tài chính Thượng Hải của Trung Quốc bị đóng cửa cũng đang làm gia tăng thêm lo ngại, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.Seo Jeong-hun, nhà nghiên cứu cấp cao tại Ngân hàng Hana (Hàn Quốc) cho biết: “Trong hoàn cảnh đó, sẽ không quá nếu ai đó nói rằng đồng won của Hàn Quốc sẽ tiếp tục giảm còn 1.280 won đổi 1 USD. Và xu hướng này có đảo chiều hay không sẽ được xác định bởi cuộc họp ấn định lãi suất của Fed vào tháng Năm tới".Kim Seung-hyuk, một nhà phân tích tại NH Futures, thì cho rằng đồng nội tệ Hàn Quốc sẽ tiếp tục giảm giá đến hết quý II/2022 và có thể chạm đáy ở mức 1.270 won đổi 1 USD. Một kịch bản như vậy là hợp lý khi các nền kinh tế lớn nhất ngay sau Mỹ, cụ thể là Trung Quốc, châu Âu và Liên minh châu Âu (EU) đang áp dụng các chính sách nới lỏng tiền tệ để đối phó với tốc độ tăng lãi suất ngày càng nhanh của Fed. Theo các chuyên gia, đồng won của Hàn Quốc giảm giá có thể là mối đe dọa đối với con đường phục hồi kinh tế của quốc gia này.Giá mua nguyên liệu thô và các hàng hóa khác từ nước ngoài sẽ tăng lên, làm trầm trọng thêm lạm phát và ảnh hưởng đến chi tiêu và đầu tư của người tiêu dùng, là những yếu tố chính khiến Hàn Quốc tăng trưởng chậm lại ở mức 0,7% trong giai đoạn từ tháng 1-3/2022. Đối với thương mại, đồng won suy yếu có thể có lợi cho một số nhà xuất khẩu khi có thể mua các sản phẩm của Hàn Quốc ở nước ngoài với giá rẻ hơn.
Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) cho biết trong một báo cáo công bố hồi tháng 8/2021 rằng, cứ giảm giá 10% giá trị đồng won, lợi nhuận hoạt động của các nhà sản xuất máy móc sẽ tăng 3,5%, trong khi lợi nhuận của các nhà sản xuất máy tính và điện tử sẽ tăng 2,5%. Tuy nhiên, ngay cả như vậy thì giá năng lượng và hàng hóa tăng vọt sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và kinh doanh của họ trong dài hạn. Các hãng hàng không và các nhà sản xuất thép Hàn Quốc được dự đoán sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ việc đồng won mất giá do lợi nhuận của họ phụ thuộc nhiều vào giá nhập khẩu dầu máy bay, quặng sắt và than đá, cùng các nguyên liệu thô khác.Ngoài ra, sự sụt giảm mạnh của giá trị đồng won của Hàn Quốc có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán trong bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài không ngừng bán ra. Cùng ngày, chỉ số chứng khoán KOSPI ở phiên đóng cửa giảm 1,10% xuống 2.639,06 điểm, do áp lực lạm phát toàn cầu và lo ngại về việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ.Nhà phân tích Kim Dae-jung tại công ty chứng khoán Korea Investment and Securities cho biết: “Đồng USD mạnh kích thích các nhà đầu tư nước ngoài bán bớt cổ phiếu và dẫn đến chỉ số KOSPI giảm. Ông cho biết, KOSPI đã cho thấy xu hướng đi xuống kể từ năm 2000 bất cứ khi nào đồng won của Hàn Quốc giảm 3% trở lên so với đồng USD”./.- Từ khóa :
- hàn quốc
- đồng won thấp nhất
- kinh tế hàn quốc
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc: Lãi suất cho vay hộ gia đình gần chạm mức cao nhất trong 8 năm
15:28' - 29/04/2022
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 29/4 cho biết lãi suất cho vay hộ gia đình của các ngân hàng trong tháng 3/2022 tăng lên mức cao nhất trong gần 8 năm.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc ổn định thị trường ngoại hối khi đồng won suy yếu
09:08' - 29/04/2022
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki cho biết chính phủ có kế hoạch thực hiện các biện pháp để ổn định thị trường ngoại hối nếu cần thiết, giữa bối cảnh đồng won yếu đi rất nhanh so với đồng USD.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đối mặt với "khủng hoảng thiếu" nguyên liệu sản xuất xi măng
08:55' - 28/04/2022
Hàn Quốc đang đối mặt với nguy cơ bất ổn mới liên quan đến nguyên liệu đầu vào quan trọng cho ngành sản xuất xi măng.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc công bố kế hoạch xây dựng thành phố nổi nguyên mẫu đầu tiên trên thế giới
07:31' - 27/04/2022
Thành phố cảng Pusan lớn nhất của Hàn Quốc ngày 27/4 công bố kế hoạch hợp tác để xây dựng thành phố nổi nguyên mẫu đầu tiên trên thế giới gần cảng Pusan.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.