Lý do năng suất lao động Nhật Bản sụt giảm
Con số này đưa Nhật Bản vào xếp hạng thứ 26 trên tổng số 37 quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Thứ hạng này của Nhật Bản đã giảm đáng kể sau khi duy trì vị trí thứ 21 trong suốt 6 năm trước đó.
Trái ngược với Nhật Bản, năng suất lao động của Hàn Quốc năm 2019 là 82.252 USD, đứng vị trí thứ 24 và cao hơn Nhật Bản 1,3%.
Hàn Quốc là quốc gia có dân số chỉ bằng 40% Nhật Bản và khá tương đồng với Nhật Bản về cơ cấu dân số, ngành công nghiệp. Xét về tốc độ tăng trưởng kinh tế, Nhật Bản thấp hơn Hàn Quốc và năm 2019 là thời điểm đánh dấu lần đầu tiên năng suất lao động của Hàn Quốc vượt qua Nhật Bản.
Về xu hướng dân số, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có chung quan ngại về tình trạng dân số già, tỷ lệ sinh thấp. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020, tỷ lệ gia tăng dân số của Nhật Bản ở mức âm 0,2%, trong khi tại Hàn Quốc, con số này dương song cũng rất khiêm tốn với mức tăng 0,3%.
Về tốc độ tăng GDP thực tế, trong khi Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng trung bình bằng 0 ở giai đoạn 2015-2020 thì Hàn Quốc có mức tăng trưởng khá ấn tượng là 2,1%. Trước đây, tốc độ tăng trưởng của Hàn Quốc cũng suy giảm, nhưng Nhật Bản lại giảm mạnh hơn, do đó năng suất lao động của Nhật Bản đã dần bị Hàn Quốc vượt qua.
Điều đáng quan ngại tại thời điểm hiện nay là nguy cơ kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng chậm thời kỳ hậu COVID-19. Thực tế đến thời điểm này, Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19 và GDP thực tế năm 2020 của nước này giảm 4,8% so với năm 2019.
Tháng 4/2021, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo triển vọng GDP thực tế của Nhật Bản giai đoạn 2020-2026 tăng 8,9%, trong khi Hàn Quốc tăng tới 17,0%. Khoảng cách tăng trưởng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc ngày càng mở rộng.
Chênh lệch năng suất giữa Nhật Bản không chỉ nới rộng với Hàn Quốc mà còn với các nền kinh tế chủ chốt khác trên thế giới. Ngoài ra, việc chậm trễ trong việc triển khai vaccine phòng ngừa COVID-19 được dự báo là nguyên nhân khiến nền kinh tế Nhật Bản phục hồi chậm hơn.
Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến năng suất lao động của Nhật Bản giảm là tình trạng dân số già hóa. Tại Nhật Bản, tỷ lệ dân số trên 65 tuổi là 28,4% (số liệu tháng 10/2019) và đứng đầu thế giới.
Tại Hàn Quốc, mặc dù nước này đang trong tình trạng già hóa dân số, số người trên 65 tuổi chỉ chiếm 14,3% (thời điểm tháng 7/2018). Con số thống kê này cho thấy, tỷ lệ người hưu trí so với người tiêu dùng tại Nhật Bản là tương đối cao. Bên cạnh đó, dân số già cũng khiến thu nhập hộ gia đình tại Nhật Bản ngày càng thấp đi.
Thu nhập hộ gia đình giảm kéo theo xu hướng tiêu dùng tiết kiệm và các ngành bán lẻ, dịch vụ phải chuyển đổi cơ cấu lao động sử dụng nhiều nhân viên không chính thức để giảm chi phí.
Tỷ lệ lao động bán thời gian trên tổng số lao động tại Nhật Bản là 31,5% và ở Hàn Quốc là 20,7%. Việc Nhật Bản cố gắng giảm chi phí thông qua thúc đẩy hình thức lao động không chính quy làm nảy sinh vòng luẩn quẩn khiến thu nhập của người tiêu dùng giảm sút.
Tại Nhật Bản, để bổ sung thiếu hụt quỹ lương hưu, chính phủ nước này đã thúc đẩy chính sách tái tuyển dụng những lao động cấp cao, hoặc kéo dài tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, không thể trông đợi năng suất cao từ những trường hợp được tuyển dụng theo hình thức này
Từ năm 2016, Hàn Quốc đã nâng dần tuổi nghỉ hưu lên 60 tuổi và có thể nâng tuổi nghỉ hưu lên 65, giảm tốc độ tăng mức lương tối thiểu và thúc đẩy lực lượng lao động không chính quy giống như Nhật Bản. Trong tương lai, gánh nặng già hóa dân số sẽ là yếu tố gây áp lực đối với năng suất lao động mang tính vĩ mô của Hàn Quốc.
Trong ngành công nghiệp dịch vụ, năng suất lao động của Nhật Bản là khá thấp. Mặc dù năng suất lao động ngành dịch vụ của Hàn Quốc cũng ở mức thấp, song không đến mức thấp như tại Nhật Bản. Điều này có thể làm nảy sinh vấn đề bất bình đẳng thu nhập giữa các ngành và thúc đẩy xu hướng giảm thu nhập do dân số già hóa.
Trong ngành công nghiệp sản xuất, Hàn Quốc có năng suất lao động cao hơn Nhật Bản. Lý do là tỷ lệ xuất khẩu của Hàn Quốc cao hơn. Các doanh nghiệp Hàn Quốc có xu hướng ưu tiên thị trường quốc tế và quy mô thị trường trong nước là tương đối nhỏ.
Có thể thấy, xã hội Nhật Bản trước đây chú trọng nỗ lực đuổi kịp, vượt qua nước khác và đây là động lực để người lao động Nhật Bản nâng cao năng lực bản thân.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhận thức của người dân Nhật Bản về “động lực phát triển” khá mờ nhạt và điều này khiến nỗ lực tăng năng suất lao động không đạt được kết quả như mong đợi. Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ, Nhật Bản cần nhận ra nguy cơ về việc sụt giảm năng suất so với các quốc gia khác trên thế giới./.
- Từ khóa :
- nhật bản
- hàn quốc
- covid 19
- năng suất lao động
- oecd
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Nhật Bản chi 4,6 tỷ USD hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại vì COVID-19
09:07' - 03/05/2021
Hỗ trợ tài chính sẽ được chuyển đến các địa phương nhằm trợ cấp cho các công ty vừa và nhỏ và đơn vị lữ hành để duy trì hoạt động kinh doanh.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng âm trong quý I/2021
08:50' - 03/05/2021
Theo nhận định của các viện nghiên cứu, nền kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng âm trong quý I/2021 sau khi Chính phủ nước này ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 2 ngay từ đầu tháng Một.
-
Công nghệ
Nhật Bản nhân rộng công nghệ đánh giá thịt bò wagyu sử dụng AI
07:37' - 03/05/2021
Công ty liên doanh với trường đại học ở Nhật Bản MIJ labo Inc. đang nỗ lực để phổ biến công nghệ đánh giá chất lượng thịt bằng trí tuệ nhân tạo.
-
Kinh tế tổng hợp
Tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản tăng lần đầu tiên sau 11 năm
08:16' - 02/05/2021
Tỷ lệ việc làm sẵn có trung bình tại Nhật Bản trong năm tài chính 2020 đã giảm lớn nhất trong gần nửa thế kỷ, với tỷ lệ thất nghiệp tăng lần đầu tiên sau 11 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản thông qua thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới RCEP
10:32' - 28/04/2021
Ngày 28/4, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua việc tham gia thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23' - 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.