Lý do nào khiến thị trường chứng khoán Hàn Quốc chao đảo trong dịch COVID-19?
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX) cho biết kể từ đầu năm 2021 đến nay các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng lượng cổ phiếu trị giá 30,73 nghìn tỷ won (26,15 tỷ USD), tăng gần 25% so với mức bán ròng 24,71 nghìn tỷ won cho cả năm 2020 vừa qua.
Số liệu của KRX cho thấy, trừ tháng Tư khi người nước ngoài mua ròng 82,9 tỷ won cổ phiếu từ thị trường chứng khoán trong nước, còn lại họ đã bán ròng trong suốt 7 tháng của năm 2021.
Giá trị cổ phiếu Hàn Quốc mà các nhà đầu tư nước ngoài đã bán tính đến tháng Tám này đạt 6,49 nghìn tỷ won.
Đây cũng đã là con số hàng tháng lớn thứ hai sau mức 9,02 nghìn tỷ won của tháng Năm vừa qua.
Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) mới đây cũng cho biết chỉ tính riêng trong tháng Bảy vừa qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng lượng cổ phiếu nội địa trị giá 3,06 tỷ USD do lo ngại về sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19.
Trên thị trường trái phiếu, các quỹ nước ngoài đã đổ 5,57 tỷ USD vào thị trường trái phiếu Hàn Quốc và trở thành người mua ròng trên thị trường trái phiếu tháng thứ bảy liên tiếp.
Theo một phân tích của tổ chức nghiên cứu thị trường Infomax, tỷ suất sinh lợi của KOSPI ở mức -4,43% vào ngày 20/8 vừa qua khiến thị trường chứng khoán Hàn Quốc ở mức thấp nhất trong số 20 sàn giao dịch lớn trên thế giới. Các sàn chính của Brazil là -3,08%, Nhật Bản (-0,99%) và Trung Quốc (-0,87%).
Các nhà theo dõi thị trường của Hàn Quốc phần lớn cho rằng việc người nước ngoài tiếp tục rời khỏi thị trường chứng khoán trong nước có nguyên nhân chủ yếu từ việc đồng won (Hàn Quốc) giảm giá so với đồng USD do tâm lý lo ngại về đại dịch COVID-19 và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thay đổi chính sách tiền tệ sớm hơn dự kiến.
Bên cạnh đó, một số nhà phân tích cũng chỉ ra rằng thị trường của các nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu có những hoạt động tương đối mờ nhạt trong tháng Tám này: Chỉ số cổ phiếu Vốn hóa lớn của Sở Giao dịch Chứng khoán Đài Loan (Trung Quốc) và chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) ghi nhận tỷ lệ sinh lời thấp hơn KOSPI, lần lượt là -5,25% và -5,32%.
Nhà nghiên cứu cấp cao Jeong Myung-ji của Samsung Securities cho biết: "Điểm chung của Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan là việc người nước ngoài bán phá giá ồ ạt để rút khỏi thị trường chứng khoán của họ. Thời điểm này cũng gắn liền với cuộc khủng hoảng gần đây ở Afghanistan. Khi căng thẳng địa chính trị toàn cầu gia tăng, thị trường chứng khoán của các quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực".
Tuy nhiên, một số chuyên gia đã chỉ ra rằng sự sụt giảm cổ phiếu gần đây của Hàn Quốc là "quá nghiêm trọng".
Các nước mới nổi cũng phải chịu đựng những biến số thị trường như "rung lắc giảm dần" song thị trường nội địa dường như đã có phản ứng hơi thái quá so với các thị trường khác.
Nhà phân tích Kim Byung-yeon của NH Investment & Securities cho rằng: "Nguyên nhân ngay lập tức khiến chỉ số KOSPI giảm là do các nhà đầu tư nước ngoài bán tháo rất lớn. Tuy nhiên, sự biến động của thị trường trong nước là hơi quá mức so với bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới và còn lớn hơn cả khi rủi ro về vũ khí hạt nhân của Triều Tiên xuất hiện".
Chiến lược gia cổ phiếu Kim Yong-goo của công ty chứng khoán Samsung Securities cho rằng tỷ lệ giá trên thu nhập kỳ hạn 12 tháng của KOSPI là 10,9 lần.
Con số này thấp hơn mức trước đại dịch vào cuối năm 2019 là 11,8 lần và điều này cho thấy chỉ số cơ bản đã chạm đáy.
Ông nói thêm rằng sự điều chỉnh thị trường hiện tại là một phản ứng quá nhạy cảm của tâm lý nhà đầu tư và các yếu tố cung/cầu dẫn đến "mức giảm cực đoan" - một hành động giá mà cổ phiếu giảm xuống dưới mức hỗ trợ trong một thời gian ngắn./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
ADB phê duyệt 400 triệu USD tín dụng để Philippines cải thiện dịch vụ công
07:44' - 28/08/2021
ADB vừa phê duyệt khoản tín dụng 400 triệu USD cho Philippines để giúp cải thiện năng lực cung cấp dịch vụ công chất lượng cao của chính quyền địa phương, nhất là trong giai đoạn đại dịch COVID-19.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thâm hụt thương mại dịch vụ của Trung Quốc tháng 7/2021 tiếp tục tăng
21:25' - 27/08/2021
Báo cáo ngày 27/8 từ Cơ quan Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc (SAFE) cho hay, nước này tiếp tục chịu thâm hụt thương mại dịch vụ trong tháng 7/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư toàn cầu “quay xe” với đồng yen giữa loạt bất ổn kinh tế
06:00'
Chính sách tiền tệ hiện là rào cản lớn nhất đối với đồng yen, sau khi BoJ ra tín hiệu không vội tăng lãi suất thêm trong năm nay, sau lần tăng hồi tháng 1/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín dụng tăng tốc, tiếp sức cho phục hồi kinh tế
17:40' - 03/07/2025
Điểm đáng chú ý là tín dụng không còn “chờ” đến quý cuối cùng mới tăng tốc như thông lệ mà đã bứt phá ngay từ quý đầu năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: Các ngân hàng lớn đồng loạt "thưởng đậm" cho cổ đông
08:10' - 03/07/2025
Nhiều ngân hàng lớn của Mỹ đã công bố kế hoạch tăng cổ tức trong quý III, sau khi vượt qua cuộc kiểm tra sức khỏe thường niên của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần trước.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chủ tịch Fed để ngỏ khả năng hạ lãi suất
11:59' - 02/07/2025
Tại một diễn đàn ngân hàng trung ương ở Sintra (Bồ Đào Nha), khi được hỏi liệu Fed có cắt giảm lãi suất ở thời điểm hiện tại hay không, ông Powell nhấn mạnh: “Tôi nghĩ điều đó là đúng”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vị thế thống trị của đồng USD chưa bị lung lay
11:26' - 02/07/2025
Các thống đốc ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đã cùng chung nhận định rằng vị thế thống trị của đồng USD như đồng tiền dự trữ toàn cầu sẽ chưa đối mặt với bất kỳ thách thức lớn nào.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các nước Trung Đông tìm kiếm nguồn vốn vay tại châu Á-Thái Bình Dương
08:00' - 02/07/2025
Chỉ trong vài tuần gần đây, các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ Trung Đông đã thực hiện các khoản vay trị giá hơn 2 tỷ USD nhằm tiếp cận thanh khoản từ những ngân hàng châu Á.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ hôm nay, chính thức "khai tử" thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với doanh nghiệp
14:32' - 01/07/2025
Từ hôm nay 1/7, các ngân hàng sẽ chấm dứt sử dụng thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với người đại diện tổ chức và triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho các giải pháp công nghệ tài chính.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các cơ quan quản lý Mỹ đề xuất nới lỏng quy định vốn ngân hàng
08:14' - 01/07/2025
Hiện tại, những ngân hàng lớn và quan trọng nhất nước Mỹ như JPMorgan Chase, Bank of America, Goldman Sachs Group và Morgan Stanley phải giữ tỷ lệ eSLR ở mức 5%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ bếp ăn đến tài khoản ngân hàng: Người Việt học cách làm chủ tài chính
17:00' - 30/06/2025
Từ góc bếp nhỏ đến những diễn đàn đầu tư lớn, mọi người đều đang chia sẻ về cách họ đang vật lộn với chi phí sinh hoạt tăng cao, tìm kiếm những giải pháp tài chính thông minh hơn.