Lý giải một phần về cuộc khủng hoảng tinh chế dầu mỏ trên thế giới
Giá cả nhiên liệu tăng trước cả khi xảy ra cuộc xung đột Nga – Ukraine vào ngày 24/2. Tuy nhiên, từ giữa tháng Ba, chi phí nhiên liệu tăng cao trong khi giá dầu thô chỉ tăng mức vừa phải.
Phần lớn nguyên nhân chính là do thiếu công suất lọc dầu tương xứng để tinh chế dầu thô thành xăng và dầu diesel nhằm đáp ứng nhu cầu cao trên toàn cầu.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), về tổng thể thì công suất lọc dầu thế giới có thể tinh chế khoảng 100 triệu thùng dầu mỗi ngày, nhưng khoảng 20% công suất đó không thể sử dụng.
Phần lớn công suất lọc dầu không thể sử dụng được là ở Mỹ Latinh và những nơi khác, vốn thiếu vốn đầu tư. Do đó công suất lọc dầu toàn cầu chỉ vào khoảng 82-83 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp tinh chế dầu ước tính thế giới mất công suất tinh chế tổng cộng là 3,3 triệu thùng/ngày kể từ đầu năm 2020. Khoảng 1/3 công suất tinh chế dầu mỏ "mất đi" là ở Mỹ, phần còn lại ở Nga, Trung Quốc và châu Âu.Nhu cầu nhiên liệu sớm sụt giảm trong thời gian đại dịch khi tình trạng phong tỏa ngừa dịch bệnh lây lan và làm việc từ xa trở nên phổ biến. Trước đó, công suất lọc dầu đã không giảm bất cứ năm nào trong ba thập kỷ qua.
Tính đến tháng 4/2022, công suất lọc dầu hàng ngày là 78 triệu thùng, giảm mạnh so với mức trung bình 82,1 triệu thùng/ngày trước đại dịch. IEA dự báo hoạt động tinh chế dầu sẽ phục hồi vào mùa Hè năm nay khi đạt 81,9 triệu thùng/ngày khi các nhà máy tinh chế dầu của Trung Quốc hoạt động trở lại. Chi phí vận chuyển hàng ra nước ngoài tăng mạnh do nhu cầu toàn cầu cao cũng với sự đóng góp từ các lệnh trừng phạt đối với các tàu của Nga. Ở châu Âu, các nhà máy lọc dầu hoạt động hạn chế bởi giá khí đốt cao, vốn là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động.Một số nhà máy tinh chế dầu cũng phụ thuộc vào dầu nhớt như một loại nhiên liệu trung gian. Mất nguồn cung dầu nhớt Nga khiến một số nhà máy không thể khởi động lại các đơn vị sản xuất xăng dầu nhất định.
Các nhà máy lọc dầu, đặc biệt là các nhà máy xuất khẩu nhiều nhiên liệu sang các quốc gia khác như các nhà máy của Mỹ là những người được hưởng lợi từ tình hình hiện nay.
Tình trạng thiếu hụt nhiên liệu toàn cầu đã thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động lọc dầu lên mức cao nhất trong lịch sử. Điều này đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn cho các công ty, như công ty Valero ở Mỹ và Reliance Industries ở Ấn Độ.
Theo IEA, Ấn Độ, quốc gia tinh chế hơn 5 triệu thùng/ngày, đã nhập khẩu dầu thô giá rẻ của Nga để sử dụng trong nước và xuất khẩu. IEA cho biết sản lượng dự kiến sẽ tăng thêm 450.000 thùng/ngày đến cuối năm nay.Công suất tinh chế dầu mỏ dự kiến sẽ tăng cao hơn nữa khi nhiều nhà máy lọc dầu tại Trung Đông và châu Á sẽ đi vào hoạt động để đáp ứng nhu cầu./.
>>>Giá dầu có hạ nhiệt sau chuyến thăm Saudi Arabia của Tổng thống Mỹ?
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm khoảng 3% trong phiên 22/6
07:53' - 23/06/2022
Giá dầu thế giới giảm khoảng 3% trong phiên 22/6, khi giới đầu tư lo ngại rằng các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái, làm giảm nhu cầu nhiên liệu.
-
Ý kiến và Bình luận
ExxonMobil cảnh báo tình trạng hỗn loạn trên thị trường dầu mỏ còn kéo dài
06:08' - 22/06/2022
CEO ExxonMobil, Darren Woods cảnh báo người tiêu dùng phải chuẩn bị hứng chịu tình trạng hỗn loạn trên thị trường dầu mỏ kéo dài tới 5 năm do đầu tư giảm và tác động của đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Áp lực trên thị trường dầu mỏ thế giới giảm dần
08:27'
Giá dầu Brent kỳ hạn giảm 1,15 USD, xuống 69,21 USD/thùng trong phiên 14/7, trong khi giá dầu West Texas Intermediate kỳ hạn của Mỹ giảm 1,47 USD, xuống 66,98 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần mới
16:12' - 14/07/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần tại thị trường châu Á, nối tiếp đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tiếp nối đà tăng trong sáng 14/7
11:19' - 14/07/2025
Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng 14/7, tiếp nối đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước 11/7.
-
Hàng hoá
Tâm lý tích trữ đẩy giá đồng COMEX tăng mạnh
09:29' - 14/07/2025
Trong khi nhóm kim loại dẫn dắt đà đi lên cho toàn thị trường thì ở chiều ngược lại nhóm nông sản lại đóng cửa trong sắc đỏ.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá lúa, gạo đều giảm
14:12' - 13/07/2025
Trong tuần qua, thị trường lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long có sự đi xuống; trong đó, sức giảm mạnh hơn ở mặt hàng gạo.
-
Hàng hoá
Hàng hóa vận chuyển bằng tàu liên vận Việt - Trung tăng hơn 280%
12:33' - 13/07/2025
Trong nửa đầu năm 2025, các chuyến tàu liên vận Trung - Việt khởi hành từ Quảng Tây đã vận chuyển tổng cộng 18.870 container (TEU) hàng hóa xuất khẩu, tăng 283% so với cùng kỳ năm trước.
-
Hàng hoá
Nhu cầu gạo yếu, người mua “án binh bất động”
17:12' - 12/07/2025
Thị trường xuất khẩu gạo châu Á tiếp tục trầm lắng trong tuần này, với giá gạo của Ấn Độ giảm nhẹ, trong khi giá gạo tại Thái Lan và Việt Nam vẫn ổn định.
-
Hàng hoá
Gỗ và sản phẩm vào top 5 nhóm hàng xuất siêu nông nghiệp
11:45' - 12/07/2025
Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2025 đạt 8,21 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Hàng hoá
Trồng vải thiều Việt Nam giữa sa mạc – kỳ tích của một trang trại Israel
08:35' - 12/07/2025
Thời điểm này, trên trang trại hiện đại của Hợp tác xã nông nghiệp Bananot Hahof, mùa vải thiều bước vào thời khắc sôi động nhất năm.