Giá dầu có hạ nhiệt sau chuyến thăm Saudi Arabia của Tổng thống Mỹ?
Thay vì duy trì mức tăng 432.000 thùng/ngày kéo dài trong ba tháng, mục tiêu mới sẽ là tăng 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và tháng 8/2022.
Liệu đây có phải là sự nhượng bộ của OPEC+ trước những đòi hỏi của thị trường năng lượng và sức ép từ Mỹ, hay động thái này sẽ có tác động thực tế như thế nào tới giá dầu mỏ?
Theo tuần báo Arab, OPEC+ hiện phải đối mặt với ba vấn đề còn tồn đọng. Đầu tiên là sự bất lực của hầu hết các thành viên, đặc biệt là Nigeria và Angola, trong vấn đề gia tăng hạn ngạch sản lượng.Để đối phó với chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết cấm nhập khẩu gần như tất cả dầu mỏ của Nga vào cuối năm nay, đồng thời áp đặt trừng phạt hoạt động vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa dầu mỏ của Moskva. Điều này cản trở năng lực của Nga trong việc tái định hướng doanh số bán hàng sang châu Á.
Trước cuộc họp của OPEC+, có dư luận cho rằng Nga sẽ không còn tuân thủ mức hạn ngạch của mình, mở đường cho Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) tạo dựng một số khác biệt trên thị trường.Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra, cho dù cả Saudi Arabia và UAE đều là những nhà sản xuất có mức công suất dự phòng đáng kể, với tổng cộng khoảng 3 triệu thùng/ngày.
Trong khi đó, Libya được miễn trừ khỏi các mục tiêu hạn ngạch, song thế bế tắc chính trị ở nước này đã khiến sản lượng sụt giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày và ảnh hưởng tới xuất khẩu “vàng đen” của nước này.Trong khi đó, các vòng đàm phán hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran chưa có tiến triển, khiến kế hoạch đưa 1-1,5 triệu thùng dầu/ngày của Tehran ra thị trường chưa thể triển khai.
Thứ hai là hiện trạng của các thỏa thuận trong nội bộ OPEC+. Thỏa thuận cắt giảm sản lượng năm 2020 vẫn còn kéo dài đến tháng 12 năm nay. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu các mức tăng tiếp theo của OPEC+ có được áp dụng kể từ tháng 9/2022 hay không.Chỉ có Saudi Arabia, UAE và ở một mức độ nào đó là Iraq được hưởng lợi nhiều từ các mục tiêu sản lượng cao hơn.
Tuy nhiên, ba nước này vẫn nhận thấy cần kiềm chế sản lượng cho đến khi tác động đầy đủ của các lệnh trừng phạt mà Phương Tây nhằm vào Nga thể hiện rõ ràng hơn, hay các yếu tố có thể bù đắp cho nguy cơ sụt giảm sản lượng dầu mỏ từ Tripoli, Tehran hoặc những nơi khác.
Liên minh dầu mỏ OPEC+ sẽ phải thận trọng trước những rủi ro về việc các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 được áp dụng chặt chẽ hơn ở Trung Quốc, nhu cầu suy giảm khi giá “vàng đen” tăng quá cao và suy thoái kinh tế có thể xảy ra trên diện rộng.Một số quốc gia như Sri Lanka, Pakistan và Liban, đã phải vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng do giá nhiên liệu cao.
Vì vậy, sẽ rất rủi ro nếu phá vỡ khuôn khổ, nhất là khi kế hoạch cắt giảm sản lượng có thể sẽ phải sớm áp dụng trở lại.Chính quyền Saudi Arabia đánh giá cao mối quan hệ song phương với Nga, vốn mang lại nhiều lợi ích chiến lược và chính trị, song quan trọng nhất là khả năng phối hợp điều tiết thị trường dầu mỏ thay vì phải cạnh tranh với một đối thủ lớn.
Thứ ba là vấn đề các nhà máy lọc dầu. Dầu thô Brent được giao dịch ở mức 120 USD/thùng, con số tương đối cao song vẫn chưa bằng so với tiêu chuẩn lịch sử. Tuy nhiên, kể từ khi nhiều nhà máy lọc dầu phải đóng cửa vì đại dịch COVID-19, công suất dầu mỏ phải chịu nhiều sức ép nghiêm trọng.Chỉ đến cuối năm nay, công suất gia tăng ở Trung Đông và Nigeria mới có thể giúp xoa dịu tình hình. Cho đến lúc đó, OPEC có thể lập luận một cách hợp lý rằng có rất ít luận điểm để bơm thêm dầu thô vào thị trường.
Thật vậy, trong khi dự trữ dầu thô và đặc biệt là các sản phẩm tinh chế dầu mỏ ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) suy giảm, thì tồn kho dầu thô toàn cầu lại đang tăng lên.
Những yếu tố này đồng nghĩa với việc Saudi Arabia sẽ bị hạn chế trong khuôn khổ OPEC+. Cho đến nay, Saudi Arabia đã cố gắng đạt được một sự cân bằng thông minh: Thực hiện một số hành động để làm hài lòng Mỹ, đảm bảo rằng Tổng thống Biden sẽ đến thăm Saudi Arabia và thể hiện tầm quan trọng lâu dài của vương quốc vùng Vịnh này. Mặc dù vậy, Saudi Arabia vẫn luôn tìm cách để không làm “mất lòng” Nga.
Công ty dầu khí quốc doanh Aramco của Saudi Arabia đã tăng đáng kể giá bán dầu thô chính thức sang thị trường châu Á trong tháng Bảy tới, cao hơn dự kiến của khách hàng, trong khi giá bán sang thị trường châu Âu tăng ít hơn.Điều này cho thấy Aramco chấp nhận mất một số thị phần vào tay Nga từ các nhà nhập khẩu chính là Trung Quốc và Ấn Độ. Trong khi đó, Aramco sẽ duy trì được thị phần ở các thị trường châu Á thận trọng hơn với dầu mỏ từ Nga, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Singapore.
Về phần mình, chuyến thăm Saudi Arabia sắp tới của Tổng thống Biden chính là một phần trong chuyến công du Trung Đông của nhà lãnh đạo Mỹ, bao gồm cả Israel và khu Bờ Tây bị chiếm đóng.Tuy nhiên, sự thật phần nào được hé lộ rằng sự can thiệp của Saudi Arabia đối với thị trường dầu mỏ, dù ở mức hạn chế, vẫn sẽ là một trong những lựa chọn khả dĩ nhất để giúp giới lãnh đạo Mỹ có thể “hạ nhiệt” sức ép chính trị từ cuộc khủng hoảng giá xăng dầu./.
- Từ khóa :
- Giá dầu
- thị trường năng lượng
- mỹ
- saudi arabia
- opec
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập và Saudi Arabia ký kết 14 thỏa thuận đầu tư trị giá 7,7 tỷ USD
08:08' - 22/06/2022
Ngày 21/6, Ai Cập và Saudi Arabia đã ký kết 14 thỏa thuận đầu tư trị giá 7,7 tỷ USD nhằm thúc đẩy hợp tác song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ đánh giá cao quyết định tăng sản lượng nhiều hơn của OPEC+
10:28' - 04/06/2022
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 3/6 đã hoan nghênh tuyên bố của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, về việc tăng sản lượng dầu thô.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu cao hơn dự kiến
22:51' - 02/06/2022
OPEC+ quyết định sẽ tăng sản lượng thêm 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và 8/2022
-
Thị trường
OPEC+ có thể bù đắp sự sụt giảm sản lượng dầu từ Nga
14:39' - 02/06/2022
Ngày 2/6, các nguồn tin thân cận cho biết Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, còn gọi là OPEC+, đang làm việc để bù đắp sự sụt giảm sản lượng dầu từ Nga.
-
Kinh tế Thế giới
G7 kêu gọi OPEC hành động có trách nhiệm với thị trường
07:49' - 28/05/2022
Các bộ trưởng Nhóm các nước công nhiệp phát triển (G7) đã kêu gọi Tổ chức Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hành động có trách nhiệm nhằm xoa dịu “cơn khát” năng lượng toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Tuần lễ đỏ lửa của thuế quan: Chính sách thương mại Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tuần này, Tổng thống Mỹ đã đẩy mạnh các phát ngôn về thương mại, gửi đi hơn 20 lá thư tới chính phủ các nước, trong đó đề xuất các mức thuế quan mới nếu các thỏa thuận không được đạt trước ngày 1/8.
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm bản lề đối với nền kinh tế Indonesia
06:30' - 12/07/2025
Indonesia bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các động lực bên ngoài, bao gồm cuộc chiến thuế quan đang diễn ra, đặc biệt là giữa các cường quốc, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chơi công nghệ lớn?
05:30' - 12/07/2025
Vài tuần sau khi chính phủ mới của Hàn Quốc nhậm chức, thị trường đã định giá sẵn những kỳ vọng lạc quan nhất dành cho ngành công nghệ Hàn Quốc thông qua việc chỉ số KOSPI liên tục tăng nóng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự báo tiếp tục tăng mạnh
16:07' - 11/07/2025
Theo báo cáo Triển vọng Dầu mỏ Thế giới năm 2025 do OPEC công bố ngày 11/7, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức gần 123 triệu thùng/ngày vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Bài học từ "thập kỷ mất mát": Trung Quốc có đi vào vết xe đổ của Nhật Bản?
06:30' - 11/07/2025
Trong bối cảnh Trung Quốc đang đứng trước những thách thức mang tính cấu trúc, bài học từ Nhật Bản về các điểm bất hợp lý trong chính sách cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng chuyển đổi tất yếu của ngành vận tải biển
05:30' - 11/07/2025
Vận tải biển, chiếm hơn 80% giá trị thương mại toàn cầu và đóng góp hơn 900 tỷ USD/năm vào nền kinh tế đại dương, sắp bước vào giai đoạn chuyển đổi toàn diện, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Á - lời giải cho bài toán khí đốt của Canada
06:30' - 10/07/2025
Canada mới đây đã xuất khẩu một lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Á, báo hiệu sự khởi đầu tươi sáng trên bước đường vươn xa ra thị trường LNG toàn cầu của cường quốc Bắc Mỹ này.
-
Phân tích - Dự báo
Chương trình "Mua trước, Trả sau": Cạm bẫy nợ nần tại Malaysia?
05:30' - 10/07/2025
Các chương trình "Mua trước, Trả sau" đang phát triển nhanh chóng tại Malaysia đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng bảo vệ người tiêu dùng và tình trạng vay mượn quá mức.
-
Phân tích - Dự báo
Khi dầu mỏ trở thành rủi ro chiến lược
06:30' - 09/07/2025
Nếu cuộc khủng hoảng tại Trung Đông kéo dài hoặc một cuộc khủng hoảng khác bùng lên, đây có thể là một bước ngoặt mới định hình thị trường dầu mỏ toàn cầu.