Lý giải nguyên nhân tiết giảm phát nguồn năng lượng tái tạo
Theo lý giải từ A0, điện năng là loại hàng hóa đặc biệt, được sản xuất và cung ứng theo nguyên tắc tổng cầu = tổng cung.
Trong thực tế, nếu không đảm bảo được nguyên tắc này, việc cung cấp điện sẽ không được đảm bảo, hệ thống điện quốc gia đối mặt với các sự cố nguy hiểm gây mất điện trên diện rộng, thậm chí tan rã cả hệ thống.
Tổng cầu là nhu cầu tiêu thụ điện của nền kinh tế. Đại dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu tiêu thụ điện giảm thấp trên phạm vi cả nước (sản lượng điện tiêu thụ của nước ta tăng bình quân khoảng 10% hàng năm, tuy nhiên năm 2020 chỉ tăng 2.45%; các tháng đầu năm 2021, lượng điện tiêu thụ chỉ tăng xấp xỉ 4.0% so với cùng kỳ năm 2020).
Cùng với đó, nhu cầu tiêu thụ điện có sự chênh lệch rất lớn giữa các giờ trong ngày (chênh lệch giữa buổi trưa và tối có thể lên tới khoảng 6.000 – 8.000 MW), giữa ngày làm việc và ngày nghỉ (ở mức khoảng 4.000 – 6.000 MW).
Tổng cung là tổng công suất phát từ các nguồn phát điện trên hệ thống. Trong giai đoạn hiện nay, tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo cung cấp cho hệ thống chiếm mức cao (xấp xỉ 23.5%) đã góp phần đảm bảo nguồn cung, nhưng do khả năng phát điện phụ thuộc hoàn toàn vào năng lượng sơ cấp tức thời, thay đổi thường xuyên khó dự báo nên việc đảm bảo cung cầu vẫn phụ thuộc nhiều vào các nguồn truyền thống.
Các nguồn nguồn thủy điện tuy vận hành linh hoạt hơn nhưng hiện chỉ chiếm khoảng 20% công suất hệ thống.
Đáng lưu ý là vào các cao điểm chiều tối hàng ngày, việc cung cấp điện hoàn toàn phụ thuộc vào các nguồn truyền thống do lúc này toàn bộ các nguồn cung từ điện mặt trời (khoảng 12.000-13.000 MW) đã không còn khả năng vận hành phát điện.
Bên cạnh đó, nhiều thời điểm các nguồn điện phát ở khu vực miền Trung/Nam không thể phát được tối đa do các ràng buộc lưới điện truyền tải 110/220 kV và cả liên kết 500 kV từ miền Trung ra miền Bắc.
Chính vì vậy, việc huy động các nguồn điện hàng ngày cần được tính toán hợp lý, cơ cấu nguồn phải đảm bảo có dự phòng để đáp ứng không những các thay đổi của phụ tải tiêu thụ điện mà còn với các thay đổi bất thường của chính các nguồn năng lượng tái tạo với mức độ thay đổi hàng nghìn MW trong vài giây.Do vậy, để khai thác tối đa có thể loại hình nguồn năng lượng tái tạo, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia cho biết đã phối hợp với các tổ chức trong nước cũng như quốc tế nghiên cứu, đánh giá mức độ hấp thụ năng lượng tái tạo theo điều kiện thực tế ở Việt Nam.
Kết quả cho thấy, trong thời gian rất ngắn hạn, khả năng hấp thụ của hệ thống điện quốc gia có thể lên đến 55% (dịp Tết Nguyên Đán 2021).
Tuy nhiên trong vận hành lâu dài, với việc tuân thủ đúng và đủ các ràng buộc như Quy trình vận hành liên hồ chứa do Thủ tướng Chính phủ ban hành, các hợp đồng mua bán điện hiện hữu đang có hiệu lực, các yêu cầu kỹ thuật tiêu chuẩn của vận hành lưới điện… thì tỷ trọng này sẽ thấp hơn khá nhiều.
A0 cũng đề xuất tiếp tục phối hợp dịch chuyển giờ cao điểm các nguồn thủy điện nhỏ. Hiện đã tăng khả năng hấp thụ nguồn năng lượng tái tạo khu vực miền Trung, miền Nam lên thêm khoảng hơn 1.000 MW do dịch giờ phát các nguồn thủy điện nhỏ từ 9h30 - 11h30 sang 6h00 – 8h00; đồng thời lập lịch vận hành tối ưu biểu đồ phát các nguồn truyền thống (than, khí, thủy điện); trong đó có việc thực hiện ngừng linh hoạt, kịp thời các nguồn nhiệt điện chạy khí; chấp nhận huy động các nguồn chạy dầu vào cao điểm chiều đáp ứng nhu cầu phụ tải, mặc dù sẽ có thể dẫn đến tăng thêm chi phí hệ thống.
Các đơn vị liên quan tính toán đề xuất các công trình lưới điện cần đẩy nhanh tiến độ để tăng khả năng giải tỏa công suất các nguồn năng lượng tái tạo; tích cực tham gia vào các đề án nghiên cứu hệ thống pin tích trữ năng lượng để chuyển dịch nguồn cung cũng như đảm bảo dự phòng ổn định hệ thống.
Trung tâm Điều độ A0 cho hay, mặc dầu việc tiết giảm năng lượng tái tạo đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn phải tiếp tục thực hiện.
Đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán 2021 (là thời kỳ nhu cầu sử dụng điện giảm thấp nhất trong năm), có những thời điểm phải tiết giảm đến xấp xỉ 8.000 MW nguồn điện mặt trời, điện gió, (trong đó có khoảng gần 3.500 MW điện mặt trời mái nhà).
Trong thời gian tới, hiện tượng thừa nguồn, quá tải lưới điện gây tiết giảm năng lượng tái tạo được nhận diện sẽ tiếp tục xuất hiện, như giai đoạn tháng 7 - 9 (miền Bắc bước vào thời kỳ lũ chính vụ của các hồ thủy điện), sản lượng điện tiết giảm dự kiến khoảng 180 triệu kWh/tháng, giai đoạn tháng 10 - 12 (các nguồn điện gió vào vận hành đủ theo quy hoạch, đồng thời đang trong giai đoạn mùa lũ miền Trung - Nam), lượng tiết giảm có khả năng lên đến 350 - 400 triệu kWh/tháng.
"Để tránh gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng trên quy mô lớn, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia mong muốn nhận được sự thấu hiểu và chia sẻ từ các nhà đầu tư năng lượng tái tạo, nhằm cùng chung tay duy trì hệ thống điện vận hành an toàn và ổn định"./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Tìm giải pháp để nhà máy năng lượng tái tạo đấu nối vào lưới điện truyền tải
10:30' - 26/03/2021
Sáng 26/3, tại Nha Trang (Khánh Hòa), Công ty Truyền tải điện 3-PTC3 đã tổ chức hội thảo phối hợp vận hành giữa PTC3 và các nhà máy điện năng lượng tái tạo đấu nối vào hệ thống lưới điện truyền tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương lý giải việc cắt giảm các nhà máy năng lượng tái tạo
13:07' - 15/03/2021
Theo Bộ Công Thương, việc tiết giảm đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia tính toán, thực hiện công khai, minh bạch.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Mua bán doanh nghiệp M&A trước thách thức hội nhập
17:32' - 02/12/2024
Mua bán doanh nghiệp M&A có thể mang lại nhiều lợi ích vượt trội, từ việc mở rộng thị trường và gia tăng năng lực sản xuất, đến việc cải thiện quy trình vận hành và nâng cao giá trị thương hiệu.
-
Doanh nghiệp
Doanh nhân Mỹ kỳ vọng "đế chế" AI hùng mạnh
16:17' - 02/12/2024
CEO của OpenAI Sam Altman kỳ vọng các chính sách tới đây của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ là "cú hích" để lĩnh vực này của Mỹ đi tiên phong trên thế giới.
-
Doanh nghiệp
Tháng tri ân khách hàng năm 2024 với nhiều hoạt động thiết thực
15:39' - 02/12/2024
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang triển khai thực hiện chương trình Tháng tri ân khách hàng năm 2024 với chủ đề “Đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”.
-
Doanh nghiệp
Ấn Độ triển khai dự án điện Mặt Trời lớn nhất thế giới
15:11' - 02/12/2024
Dưới ánh nắng cháy bỏng của vùng sa mạc phía Tây Ấn Độ, những cánh đồng pin Mặt Trời trải dài như vô tận, hòa cùng những tuabin điện gió, tạo thành một khung cảnh đầy ấn tượng.
-
Doanh nghiệp
Công ty Brazil giúp kết nối cư dân khu ổ chuột với thị trường thương mại điện tử
11:15' - 02/12/2024
Sự gia tăng hoạt động mua sắm trực tuyến cũng đang tạo ra nhiều việc làm hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với chế biến sản phẩm rong biển
07:54' - 02/12/2024
Việt Nam có hàng trăm loài rong biển, nhiều loài có giá trị kinh tế cao cùng với nhiều vùng biển thuận lợi cho phát triển loại rong biển này nhưng vẫn chưa mang lại giá trị tương xứng với tiềm năng.
-
Doanh nghiệp
Dự báo nhu cầu sử dụng than cho điện tăng trong tháng cuối năm
20:34' - 01/12/2024
Tập đoàn TKV cho biết, tháng 12/2024 dự báo sẽ thuận lợi cho hoạt động khai thác than, khoáng sản; nhu cầu sử dụng than có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng, đặc biệt là nhu cầu than cho các nhà máy điện
-
Doanh nghiệp
Thái Lan đạt được hiệp định thương mại tự do đầu tiên với châu Âu
18:27' - 01/12/2024
Ngày 30/11, Thái Lan thông báo kết quả đàm phán thành công về Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Thái Lan và Hiệp hội thương mại tự do châu Âu (EFTA), gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein.
-
Doanh nghiệp
Các công ty Đức đầu tư cho R&D nhiều hơn bao giờ hết
10:27' - 30/11/2024
Các công ty Đức đã đầu tư 88,7 tỷ euro (93,61 tỷ USD) cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong nội bộ công ty, trong năm 2023, tăng 8,4% so với năm 2022, và là mức kỷ lục mới.