Malaysia doạ tẩy chay máy bay chiến đấu EU
Malaysia là quốc gia sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới sau Indonesia. Gần đây Malaysia đe dọa sẽ khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới kế hoạch của EU dần loại bỏ việc sử dụng dầu cọ để sản xuất nhiên liệu sinh học.
Cả Malaysia và Indonesia đều đã tranh cãi với các nghị sĩ EU về việc trồng cọ lấy dầu, vốn bị xem là nguyên nhân dẫn tới nạn phá rừng và tàn phá thiên nhiên.
Trong tuyên bố mạnh nhất về vấn đề trên, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cảnh báo nước này có thể tìm kiếm nguồn cung cấp khác để nâng cấp phi đội máy bay Mig-29 do Nga sản xuất hiện đã lỗi thời, theo đó từ bỏ kế hoạch mua máy bay chiến đấu Rafale và Eurofighter Typhoon của châu Âu.
Ông nhấn mạnh nếu EU có "hành động tấn công" lĩnh vực dầu cọ của Malaysia, Kuala Lumpur sẽ cân nhắc mua máy bay từ Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác.
Tuy nhiên, ông khẳng định không muốn "tuyên chiến" với EU vì Malaysia vẫn cần hàng hóa của khối này, trong đó có nhiều thành viên là đối tác thương mại hàng đầu của Malaysia.
Tuyên bố của Thủ tướng Mahathir được đưa ra trước thềm triển lãm quốc phòng quốc tế tại đảo nghỉ dưỡng Langkawi kéo dài 5 ngày, bắt đầu từ ngày 25/3.
Trước đó, trong phiên họp của Ủy ban đặc biệt nội các về chống tham nhũng, Thủ tướng Malaysia cũng tuyên bố xem xét trả đũa EU, nếu khối này tiếp tục các biện pháp chống dầu cọ.
Tháng 1 vừa qua, Thủ tướng Mahathir đã gửi thư tới Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nêu rõ Malaysia sẽ xem xét hạn chế nhập khẩu từ Pháp nếu nước này không rút bỏ lệnh cấm nhiên liệu sinh học làm từ dầu cọ.
Lệnh cấm này được các nhà làm luật Pháp thông qua ngày 19/12/2018, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/2020.
Theo kế hoạch, Luật Ủy quyền sẽ được trình lên Nghị viện châu Âu vào tháng 4 tới để bổ sung cho Pháp lệnh Năng lượng Tái sinh EU, dự kiến sẽ cấm sử dụng nhiên liệu sinh học làm từ dầu cọ trước năm 2030./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Nhu cầu dầu cọ thế giới sẽ giảm lần đầu tiên trong 20 năm
18:04' - 04/03/2019
Theo nhận định của giới chuyên gia, nhu cầu dầu cọ thế giới trong niên vụ 2019-2020 có thể giảm lần đầu tiên trong 2 thập niên qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.