Malaysia kéo dài lệnh phong tỏa đến giữa tháng 4
Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin ngày 25/3 đã gia hạn lệnh phong tỏa thêm 2 tuần đến ngày 14/4 tới trong bối cảnh các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục tăng tại quốc gia Đông Nam Á này.
Lệnh hạn chế đi lại ban đầu dự kiến kéo dài đến ngày 31/3. Ông cũng thông báo rằng gói kích thích kinh tế sẽ được công bố vào ngày 27/3 tới.
Thủ tướng Muhyiddin Yassin cho biết tính đến trưa 25/3, nước này đã xác nhận thêm 172 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp nhiễm virus chết người này lên 1.796 người, với 17 ca tử vong.
Trong khi đó, truyền thông nhà nước Myanmar đưa tin chính phủ nước này dự kiến sẽ công bố kế hoạch nhằm thực hiện các biện pháp đối phó kịp thời với nguy cơ nhiễm bệnh tại các trại dành cho người sơ tán trong nước (IDP).
Theo số liệu thống kê được công bố hồi tháng 1, có 128 trại IDP cung cấp chỗ ở cho 184.333 người tại 24 thị trấn ở các bang Kachin, Kayin, Shan và Rakhine.
Trong bối cảnh Hàn Quốc cũng như nhiều nước trên thế giới có nhu cầu cao đối với bộ kit xét nghiệm virus, Hàn Quốc đã tăng cường sản xuất thiết bị quan trọng này.
Chính phủ Hàn Quốc hiện đang áp dụng chế độ "cho phép sử dụng khẩn cấp", tức tạm thời miễn quy trình cấp phép các trang thiết bị y tế cần sử dụng gấp để đối phó với các dịch bệnh truyền nhiễm, nhằm hỗ trợ sản xuất, bán hàng và nhanh chóng đưa vào sử dụng sản phẩm.
Phủ Tổng thống Hàn Quốc đánh giá bộ kit xét nghiệm virus được phê chuẩn sử dụng khẩn cấp đang đóng vai trò cốt lõi trong hệ thống phòng dịch minh bạch, dân chủ và hiệu quả của Hàn Quốc.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng đã khích lệ các doanh nghiệp sản xuất bộ kit xét nghiệm virus khi tới thăm công ty Seegene ở quận Songpa, thủ đô Seoul.
Đây là doanh nghiệp thứ hai trong nước được Chính phủ Hàn Quốc cấp phép sử dụng chế độ "cho phép sử dụng khẩn cấp" đối với bộ kit chẩn đoán virus SARS-CoV-2.
Tại đây, Tổng thống Moon Jae-in cam kết sẽ bố trí nhân lực chuyên trách giúp giải quyết khó khăn về vốn và xuất khẩu cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, chính phủ cũng dự định hỗ trợ tích cực hơn nữa, như thành lập viện nghiên cứu quốc gia về virus, bệnh truyền nhiễm, bao quát và hỗ trợ nghiên cứu toàn bộ chu kỳ của một dịch bệnh truyền nhiễm.
Công tác phòng dịch của Hàn Quốc đang được cộng đồng quốc tế đánh giá cao là nhờ các doanh nghiệp đã nhanh chóng phát triển bộ kit chẩn đoán virus.
Hiện nhiều nước trên thế giới đang đề nghị Hàn Quốc xuất khẩu thiết bị này. Đến nay, tại Hàn Quốc có tổng cộng 5 công ty trong nước được sử dụng chế độ "cho phép sử dụng khẩn cấp" đối với bộ kit chẩn đoán virus SARS-CoV-2./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Một loạt hội nghị của APEC tại Malaysia phải điều chỉnh lịch do dịch COVID-19
17:08' - 17/03/2020
Malaysia ngày 17/3 thông báo một loạt hội nghị của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) dự kiến diễn ra vào tháng 4 tới, sẽ phải hoãn cho đến tháng 6 năm nay do dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia đóng cửa đất nước để ngăn dịch dịch COVID-19
09:06' - 17/03/2020
Tối 16/3, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin tuyên bố đóng cửa đất nước từ ngày 18-31/3 để phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch hô COVID-19: Malaysia cấm tất cả các tàu du lịch cập cảng
19:27' - 08/03/2020
Tổng Giám đốc Cơ quan Y tế Malaysia Noor Hisham Abdullah ngày 8/3 cho biết nước này đã ban hành lệnh cấm tất cả các tàu du lịch cập cảng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 gây ra.
-
Ngân hàng
Chuyên gia: Malaysia có thể tiếp tục cắt giảm lãi suất do dịch COVID-19
21:52' - 04/03/2020
Quyết định cắt giảm lãi suất trong tương lai sẽ phục thuộc vào tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và sự đi xuống của kinh tế toàn cầu đối với Malaysia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Canada "bật đèn xanh" cho hai dự án xuất khẩu LNG sang châu Âu
14:22'
Canada đang "bật đèn xanh" cho hai công ty xuất khẩu LNG từ Bờ Đông sang châu Âu để giúp giải quyết những lo ngại về an ninh năng lượng ở "Lục địa Già".
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc vẫn mua khí đốt của Nga
13:05'
Tổng công ty khí đốt nhà nước KOGAS của Hàn Quốc vẫn mua khí đốt thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga và hiện chưa có kế hoạch điều chỉnh nào về vấn đề này.
-
Kinh tế Thế giới
Nga sẵn sàng thảo luận về việc hỗ trợ xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine
22:12' - 28/05/2022
Tuyên bố của Điện Kremlin nêu rõ: "Nga sẵn sàng hỗ trợ tìm kiếm các phương án để hoạt động xuất khẩu ngũ cốc không bị cản trở, bao gồm cả việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine từ các cảng ở Biển Đen".
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch AfDB thúc giục sử dụng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”
21:31' - 28/05/2022
Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina kêu gọi cộng đồng toàn cầu sử dụng nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" để giải quyết vấn đề tài chính chống biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Bước khởi đầu cho khuôn khổ mới giúp kết nối kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
20:00' - 28/05/2022
Các nguyên thủ và lãnh đạo của 13 nền kinh tế đã nhất trí khởi động các cuộc thảo luận để thiết lập Khuôn khổ kết nối Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Thế giới
S&P tiếp tục hạ xếp hạng nợ công của Ukraine
12:05' - 28/05/2022
Ngày 27/5, tổ chức xếp hạng tín dụng S&P Global Ratings đã hạ xếp hạng nợ công của Ukraine dựa trên đánh giá tác động của cuộc xung đột ở nước này và dự báo xung đột sẽ không sớm chấm dứt.
-
Kinh tế Thế giới
Nga dự tính thu thêm hơn 14 tỷ USD từ dầu mỏ và khí đốt
11:22' - 28/05/2022
Ngày 27/5, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov ngày 27/5 cho biết thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt của nước này dự tính tăng thêm 1.000 tỷ ruble (khoảng 14,4 tỷ USD) trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
G7 kêu gọi OPEC hành động có trách nhiệm với thị trường
07:49' - 28/05/2022
Các bộ trưởng Nhóm các nước công nhiệp phát triển (G7) đã kêu gọi Tổ chức Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hành động có trách nhiệm nhằm xoa dịu “cơn khát” năng lượng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đứng trước nguy cơ thâm hụt kép sau 25 năm
17:18' - 27/05/2022
Theo nhận định của tờ Thời báo Hàn Quốc, nền kinh tế Hàn Quốc đang chứng kiến những dấu hiệu ngày càng rõ nét về thâm hụt thương mại, đã vượt mốc 10 tỷ USD, và dự kiến sẽ nhập siêu 3 tháng liên tiếp.