Malaysia kỳ vọng vào tăng trưởng kinh tế tích cực sau khi mở cửa biên giới
Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng phụ trách kinh tế Mustapa Mohamed cho biết, việc chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu và mở cửa biên giới trở lại rõ ràng đã tác động tích cực đối với nền kinh tế Malaysia khi so sánh với giai đoạn đại dịch hai năm trước đây.
Phát biểu trước báo giới ngày 17/4, ông Mohamed nhận định sức mua tại nước này đã tăng lên. Tại tất cả các trung tâm thương mại, số lượng người dân đi mua hàng rất đông. Biên giới đã mở cửa trở lại, kinh tế quốc tế ở một chừng mực nào đó đã gia tăng.
Nền kinh tế của Malaysia cũng đang phục hồi, ngoại trừ một số rủi ro từ bên ngoài, như cuộc xung đột Nga-Ukraine đang thách thức nền kinh tế thế giới và làm tăng giá nhiều loại hàng hóa.
Thông tin của Hãng thông tấn quốc gia Malaysia (Bernama) trước đó cho biết nền kinh tế Malaysia kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay do nước này đã chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu, vốn được khởi đầu bằng sự kiện mở cửa trở lại biên giới.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được dự báo tăng trưởng 6% trong năm nay, tăng gần gấp đôi so với mức của năm 2021 là 3,1%. Tính riêng trong quý I/2022, tăng trưởng GDP của Malaysia ước tính đạt 5-6%. Ông Mustapa cũng cho biết, khách du lịch từ nước ngoài dự kiến sẽ tăng mạnh vào năm 2025 hoặc 2026 bởi sự dịch chuyển trong hoạt động quản lý xuất nhập cảnh vẫn còn hạn chế.Dòng khách du lịch tác động rất lớn đến nền kinh tế quốc dân như mua sắm, vận chuyển và khách sạn. Tuy nhiên, du lịch trong nước đã tăng lên và xu thế này sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.
Ngày 1/4, Chính phủ Malaysia thông báo quốc gia này chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu cũng như mở cửa trở lại biên giới quốc gia. Theo Tổng Thư ký Bộ Y tế Tiến sĩ Noor Hisham Abdullah, đây là giai đoạn tạm ổn trước khi Malaysia hoàn toàn chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu.Giai đoạn chuyển tiếp này sẽ giúp cộng đồng học cách áp dụng và sống chung với COVID-19, với các biện pháp y tế công cộng ít gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày nhất.
Trong giai đoạn này, Bộ Y tế Malaysia chuyển từ việc áp dụng các biện pháp can thiệp của chính phủ (chẳng hạn như các quy định giãn cách xã hội và hạn chế đi lại nghiêm ngặt) sang trách nhiệm cá nhân và sự đoàn kết của cộng đồng để hạn chế sự lây lan của virus. Theo ông Abdullah, điều quan trọng cần nhớ là virus vẫn còn tồn tại rất nhiều ở Malaysia và trên thế giới. Giai đoạn chuyển tiếp này và giai đoạn sau đó không có nghĩa là virus đã biến mất./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Chile mở cửa trở lại biên giới trên bộ từ ngày 1/5
09:14' - 11/04/2022
Chính phủ Chile cho biết sẽ mở cửa trở lại tất cả các đường biên giới trên bộ của nước này từ ngày 1/5 tới sau hơn 2 năm đóng cửa nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19.
-
Thị trường
Malaysia đón tới 252.730 lượt du khách chỉ sau 4 ngày mở cửa lại biên giới
08:23' - 09/04/2022
Đã có tổng số 252.730 lượt du khách đến và rời khỏi Malaysia trong 4 ngày kể từ khi quốc gia Đông Nam Á này mở cửa biên giới trở lại.
-
Kinh tế & Xã hội
Sầm Sơn sẵn sàng mở cửa đón khách
09:25' - 08/04/2022
Thành phố Sầm Sơn, các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn đang chuẩn bị điều kiện cần thiết để khởi động lại hoạt động du lịch và mở cửa đón khách.
-
Kinh tế & Xã hội
Lào xem xét mở cửa hoàn toàn từ tháng 5 tới
10:02' - 06/04/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, Chính phủ Lào đang cân nhắc mở cửa trở lại đất nước, đón du khách nước ngoài sau khi thí điểm giai đoạn I mở cửa một phần cho các nhóm du khách nhất định.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.