Malaysia nhấn mạnh tầm quan trọng của nền kinh tế hydro
Tham dự hội nghị, về phía Malaysia có Bộ trưởng Kinh Tế, Rafizi Ramli, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên, Môi trường và Biến đổi khí hậu, Berhormat Nik Nazmi bin Nik Ahmad.
Về phía châu Âu có Đại sứ, Chủ tịch phái đoàn EU Michalis Rokas, đại diện của các Đại sứ quán là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) tại Malaysia và đại diện của các Đại sứ quán của Brunei và Timor-Leste.
Phát biểu khai mạc hội nghị với chủ đề “Mở rộng quy mô nền kinh tế hydro toàn cầu”, Bộ trưởng Nik Ahmad cho biết, trong Chính sách Năng lượng quốc gia 2022-2040, Malaysia nhận định rằng hydro là một lĩnh vực quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu với rất nhiều cơ hội.Trên thực tế, một số ngành công nghiệp khó cắt giảm vẫn thải ra khoảng 30% CO2 như ngành công nghiệp luyện thép, nhà máy lọc dầu, xi măng và các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiệt độ từ trung bình đến cao cấp.
Chia sẻ những thông tin trong báo cáo của Hội đồng Hydro có tựa đề “Hydrogen Insights 2022”, Bộ trưởng Nik Ahmad chỉ ra rằng phải cần có hơn 600 triệu tấn hydro một năm cho đến năm 2050 nếu thế giới muốn nhiệt độ Trái Đất giảm xuống 1,5 độ C. Ông cho biết, Malaysia là điểm tựa của Đông Nam Á - khu vực của 285 triệu dân - trong đó Đông Nam Á được cho là trung tâm của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi chiếm khoảng 60% dân số thế giới và tạo ra 2/3 tăng trưởng toàn cầu.Do vậy, để mở rộng quy mô nền kinh tế hydro, các nước cần nỗ lực chung khi trên thực tế các quốc gia và khu vực đều đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau, với các ưu tiên khác nhau và những xáo trộn khác nhau sau đại dịch COVID-19.
Đồng thời bày tỏ hy vọng, nền kinh tế hydro hứa hẹn mang lại một trật tự kinh tế toàn diện hơn cho tất cả khi biến đổi khí hậu là mối đe dọa hiện hữu đối với nhân loại và điều nên thực hiện là các quốc gia phải thông qua quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.
Hydro là loại năng lượng tiềm năng để thay thế carbon, trong bối cảnh nguồn cung năng lượng toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì cuộc khủng hoảng Ukraine. Với khả năng triển khai rộng rãi, hydro có thể là nhân tố thay đổi nguồn cung năng lượng đối với một số nước có hạn chế về tài nguyên. Chia sẻ quan điểm tại hội nghị, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Cộng hòa Czech (Séc), Jozef Sikela nhấn mạnh đến việc cần thiết phải thành lập thị trường hydro trên toàn cầu.Theo ông, nền kinh tế châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra, chủ yếu từ phía nguồn cung, khiến giá khí đốt biến động và tăng ở mức độ cực đoan. Do vậy việc xây dựng thị trường hydro đang là mối quan tâm của toàn cầu và chống lại những đe dọa về an ninh năng lượng.
Trước đó, trong khuôn khổ hội nghị với chủ đề “Đạt được an ninh năng lượng thông qua đa dạng hóa”, Bộ trưởng Kinh tế Rafizi Ramli cho rằng cuộc khủng hoảng năng lượng là phép thử khả năng hợp tác và cộng tác giữa các quốc gia trên thế giới.Để không nước nào bị bỏ lại phía sau, Malaysia khuyến khích sự quan tâm của EU trong việc thúc đẩy hợp tác trong khu vực, vốn đang phát triển nhanh chóng./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Các quỹ của EU có thể tài trợ tới 50% cho đường ống dẫn khí hydro Tây Ban Nha-Pháp
08:02' - 03/02/2023
Các quỹ của Liên minh châu Âu (EU) có thể tài trợ từ 30%-50% kinh phí lắp đặt đường ống dẫn khí hydro dưới biển giữa Tây Ban Nha và Pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Canada tìm kiếm vị thế trên thị trường hydro toàn cầu
10:33' - 01/02/2023
Tỉnh Alberta đã đi đầu trong lĩnh vực hydro của Canada, sản xuất 2/3 lượng hydro của nước này và đang nhanh chóng mở rộng quy mô.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Trump hé lộ khả năng đạt nhiều thỏa thuận thương mại
10:48'
Tổng thống Mỹ khẳng định không muốn vội vã đạt thỏa thuận vì Mỹ đang hưởng lợi từ chính sách thuế quan hiện nay, và đang ở thế “thượng phong” trong đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu phân mảnh: Thách thức đối với các nước đang phát triển
05:30'
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đẩy nhanh quá trình phân mảnh kinh tế toàn cầu, và các nước đang phát triển có thể phải chịu ảnh hưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng
19:56' - 30/04/2025
Bất chấp những đòn thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 16 tháng
15:41' - 30/04/2025
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4/2025, ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất trong 16 tháng qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump giảm nhẹ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng
09:31' - 30/04/2025
Mức thuế 25% đối với xe ô tô và một số phụ tùng sẽ không được áp dụng chồng lên mức thuế nhôm và thép cũng như mức thuế đối với Canada và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48' - 29/04/2025
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia: Thuế quan mới có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái trong mùa Hè 2025
17:29' - 29/04/2025
Tác động kinh tế từ các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ sớm hiện rõ với người dân Mỹ và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế ngay trong mùa Hè năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng của “thương hiệu Mỹ” sau 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump
15:07' - 29/04/2025
Trong 100 ngày đầu nắm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thị trường đã trải qua những biến động mạnh, khiến một số nhà đầu tư rời bỏ tài sản Mỹ.