Malaysia tìm lời giải cho bài toán nội tệ biến động mạnh
Đồng ringgit (RM) của Malaysia đang trên đà giảm sâu. Đồng tiền này đang được giao dịch ở mức 4,787 RM đổi 1 USD, làm dấy lên lo ngại rằng đồng tiền này có thể giảm xuống mức thấp lịch sử từng được ghi nhận vào năm 1998, khi các đồng tiền trong khu vực châu Á sụt giảm vì hoạt động đầu cơ ngoại hối mạnh mẽ gây ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.
* Đồng RM chạm mức thấp kỷ lục
Ngân hàng trung ương Malaysia (Bank Negara - BNM) mới đây cho biết, nền kinh tế sẽ "không gặp khủng hoảng", mặc dù đồng RM chạm mức thấp kỷ lục và khẳng định Ngân hàng sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để duy trì "sự điều chỉnh suôn sẻ và có kiểm soát đối với đồng RM".
Trao đổi với báo giới, Thống đốc BNM Abdul Rasheed Ghaffour nói: “Diễn biến hiện này của đồng RM khác với những gì chúng tôi đã trải qua trong quá khứ. Đồng ringgit đã giảm hơn 8% so với đồng USD trong năm 2023 và trở thành một trong những đồng nội tệ giảm giá nhanh nhất châu Á, sau đồng yen Nhật”.
Dù vậy, các nhà phân tích cho rằng đồng RM vẫn chưa chạm đáy. Saktiandi Supaat, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tỷ giá hối đoái của Maybank, cho biết, đồng RM dự kiến sẽ chạm mức 4,8 RM đổi lấy 1 USD - rất gần với mức thấp lịch sử là 4,885 RM đổi 1 USD được ghi nhận vào ngày 7/1/1998 - trước khi đồng tiền này có thể đảo chiều.
Nguyên nhân khiến đồng RM giảm giá mạnh là các yếu tố bên ngoài như môi trường lãi suất cao tại Mỹ, sự phục hồi yếu hơn dự kiến của kinh tế Trung Quốc và các cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine và Trung Đông.
Theo chuyên gia Saktiandi, nguy cơ đồng tiền Malaysia tiếp tục giảm giá sẽ ở mức cao nếu các yếu tố bên ngoài này không được cải thiện. Đồng RM hiện đang ở mức gần nhất với mức thấp nhất mọi thời đại, nhưng đây không phải là lần đầu tiên đồng tiền này lao dốc xuống gần mức đó.
Vào tháng 9/2022, tỷ giá của đồng RM đã giảm xuống còn 4,568 RM đổi lấy 1 USD, khiến Ngân hàng Trung ương Malaysia phải đảm bảo với thị trường rằng ưu tiên chính sách của họ là duy trì tăng trưởng kinh tế và củng cố các nền tảng kinh tế trong nước để vượt qua cuộc suy thoái tiền tệ.
Bên cạnh đó, đồng RM cũng giảm giá sau chiến thắng bất ngờ của cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, khiến ngân hàng trung ương phải cấm giao dịch RM ra nước ngoài để hạn chế đầu cơ. Đó là lần can thiệp trực tiếp nhất được thực hiện kể từ năm 1998 của ngân hàng trung ương, khi Thủ tướng lúc đó là ông Mahathir Mohamad đề xuất biện pháp “neo đậu” RM với USD ở mức 3.800 RM đổi 1 USD - một biện pháp được duy trì cho đến năm 2005.
Gần đây hơn, tháng 7/2023, ngân hàng trung ương cho biết sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối để ổn định RM sau những gì họ mô tả là tổn thất “quá mức” và không phản ánh các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế đất nước.
Theo Thống đốc Abdul Rasheed, ngân hàng trung ương có “một loạt các biện pháp thị trường” có thể triển khai để củng cố đồng RM khi cần thiết.
Yeah Kim Leng, Giáo sư kinh tế tại Đại học Sunway (Malaysia), cho biết các nhà đầu tư sẽ chấp nhận sự can thiệp của cơ quan quản lý ở các quốc gia Đông Nam Á và nhiều nước láng giềng trong khu vực ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, bất kỳ lệnh cấm giao dịch đồng RM ra nước ngoài, như BNM đã thực hiện vào năm 2016, sẽ là một bước đi quá xa. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của nhà đầu tư cũng như dòng vốn và tài chính.
Đồng thời, việc can thiệp quá mức cũng có thể gửi đi những tín hiệu sai lầm rằng nền kinh tế Malaysia đang gặp khủng hoảng.
Theo các nhà kinh tế, bất chấp những bình luận gần đây, ngân hàng trung ương thực sự có rất ít lựa chọn để can thiệp vào tỷ giá. Họ cho rằng khoảng cách lớn về lãi suất do BNM và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đặt ra là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của đồng ringgit.
Bên cạnh đó, việc tăng lãi suất chính sách qua đêm của Malaysia hiện nay sẽ ít gây ảnh hưởng đến hoạt động của đồng ringgit vì lãi suất cơ bản của BNM “chạy theo” lạm phát chứ không phải theo sự biến động của tiền tệ.
* Kẻ được, người thua
Ở một góc nhìn khác, sự yếu kém của đồng RM không có nghĩa là sự u ám đối với kinh tế Malaysia, bởi xu hướng đồng nội tệ rẻ hơn thường mang lại lợi ích cho xuất khẩu và các lĩnh vực như du lịch.
Đặc biệt, lĩnh vực sản xuất của Malaysia sẽ là một trong những ngành hưởng lợi lớn nhất khi đồng RM mất giá, vì hầu hết giao dịch của nước này được thực hiện bằng đồng USD. Tuy nhiên, nhu cầu đối với một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng của đất nước như chất bán dẫn lại đang chững lại. Xuất khẩu tổng thể giảm 16,5% trong tháng Chín, đánh dấu bảy tháng giảm liên tiếp, chủ yếu do nhu cầu toàn cầu đối với thiết bị điện, điện tử và vận chuyển hàng hóa giảm.
Cassey Lee, thành viên cấp cao và điều phối viên nghiên cứu kinh tế khu vực tại Viện ISEAS-Yusof Ishak, cho biết: “Chúng ta đang chứng kiến sự mất giá của đồng nội tệ. Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu trong bối cảnh môi trường xuất khẩu nhìn chung rất ảm đạm”.
Chuyên gia Saktiandi của Maybank cho biết, bất kỳ sự thúc đẩy xuất khẩu nào do đồng tiền yếu sẽ chỉ hữu ích cho nền kinh tế nếu những thay đổi cơ cấu cũng được thực hiện để nâng cao năng suất, điều vốn đã bị tụt hậu từ lâu ở Malaysia.Mặt khác, sự suy yếu của tiền tệ cũng khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn và điều này sẽ tác động trực tiếp đến chi phí sinh hoạt, các chuyên gia cho biết. Thách thức đặt ra đối với chính phủ trong việc ngăn chặn khả năng tăng giá đột biến của các mặt hàng chủ lực như gạo và thịt gà vì nhiều người chăn nuôi gia cầm địa phương sử dụng nguyên liệu nhập khẩu.
Chuyên gia Mohd Afzanizam của ngân hàng Muamalat cho hay, sự suy yếu liên tục của đồng RM "sẽ khiến lạm phát nhập khẩu trở nên phổ biến hơn và có thể làm tốc độ phát triển của nền kinh tế chậm lại do người tiêu dùng thận trọng trong chi tiêu".
Ngoài ra, các nhà kinh tế cũng cảnh báo rằng những rủi ro kéo dài từ cuộc xung đột Nga-Ukraine và Israel-Gaza có thể làm suy yếu thêm đồng RM, đặc biệt nếu có bất kỳ sự leo thang căng thẳng nào. Tuy nhiên, đồng ringgit có thể tăng trở lại nếu kỳ vọng của các nhà kinh tế về đồng USD giảm dần vào cuối năm và việc Fed nới lỏng chính sách tiền tệ trở thành hiện thực.
Giáo sư Lee đề xuất, cho đến khi điều đó xảy ra, Chính phủ Malaysia phải đảm bảo rằng họ có một số đòn bẩy để giúp giảm thiểu mọi cú sốc về giá phát sinh từ sự yếu kém của đồng RM.
Đầu tháng này, Thủ tướng Anwar Ibrahim đã đề xuất một chương trình trợ cấp có mục tiêu trong Dự thảo Ngân sách năm 2024 nhằm thu hẹp dự luật trợ cấp của chính phủ, ước tính đạt 81 tỷ RM trong năm nay./.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược giữ đồng nội tệ ở mức thấp của các nước Đông Nam Á đang phản tác dụng
05:30' - 31/10/2023
Đồng rupiah của Indonesia, nằm trong số những đồng tiền có diễn biến tệ nhất tại châu Á, gần đây đã giảm xuống mức thấp nhất so với đồng USD kể từ tháng 4/2020.
-
Phân tích - Dự báo
Xe điện – lĩnh vực tăng trưởng mới của Malaysia
05:30' - 24/10/2023
Malaysia có ngành công nghiệp ô tô lớn thứ ba ở Đông Nam Á, sau Indonesia và Thái Lan. Lĩnh vực này đóng góp khoảng 4% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước năm 2021.
-
Phân tích - Dự báo
Mục tiêu phát triển kinh tế nhiều tham vọng của Malaysia
05:30' - 17/10/2023
Kế hoạch ngân sách lần này của Malaysia có ba trọng tâm: Quản trị tốt nhất để đảm bảo tính linh hoạt của dịch vụ; tái cơ cấu nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện mức sống của người dân.
-
Ngân hàng
Malaysia và Thái Lan thiệt hại lớn khi đồng nội tệ trượt giá
14:07' - 16/10/2023
Đồng nội tệ của các nước Đông Nam Á hiện đang giao dịch gần mức thấp nhất trong năm nay so với đồng USD, trong đó đồng ringgit của Malaysia và đồng baht Thái đang dẫn đầu đà giảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30'
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30'
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.