Chiến lược giữ đồng nội tệ ở mức thấp của các nước Đông Nam Á đang phản tác dụng
Chính phủ các nước Đông Nam Á đã dành phần lớn thời gian trong thập kỷ qua để giữ đồng nội tệ của họ ở mức thấp như một cách để hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu và du lịch. Chiến lược này hiện đang phản tác dụng khi bất ổn địa chính trị thúc đẩy lạm phát toàn cầu. Tỷ giá hối đoái suy giảm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng.
Một phần của vấn đề là động lực mới nằm trong tay các quan chức ở Washington nhiều hơn là ở Bangkok, Kuala Lumpur, Jakarta hay Manila. Các thành viên Hội đồng điều hành của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đang cân nhắc các động thái bổ sung để thắt chặt chính sách tiền tệ. Điều này có thể thúc đẩy đồng USD tăng giá hơn nữa, gây tổn hại cho châu Á khi dòng vốn chảy vào Mỹ tăng tốc.
Dấu ấn năm 1997 thật khó để quên. Đông Nam Á đã đi được một chặng đường dài kể từ cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Hoạt động của các ngân hàng tại đây đã ổn định và minh bạch hơn nhiều, thị trường biến động khó lường hơn, mối liên kết giữa khu vực công và tư bớt phức tạp hơn và dự trữ ngoại hối dồi dào.
Nhưng cũng giống như 26 năm trước, nguy cơ thắt chặt chính sách tiền tệ quá mức của Fed là một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu. Hậu quả lạm phát đến từ cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hồi giáo Hamas là không thể dự đoán được. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là Đông Nam Á phải đối mặt với một mục tiêu cân bằng bấp bênh: Hạn chế thiệt hại do giá năng lượng tăng cao trong khi vẫn giữ lãi suất đủ thấp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Việc Ngân hàng trung ương Indonesia bất ngờ tăng lãi suất vào ngày 19/10 đã làm nổi bật nỗ lực khó khăn mà các ngân hàng trung ương châu Á phải đối mặt trong việc bảo vệ đồng nội tệ và kiềm chế lạm phát. Lãi suất chuẩn của Indonesia mới đây nhất đã tăng thêm 0,25 điểm phần trăm, lên 6%. Mức tăng khiêm tốn nhưng khiến các nhà đầu tư hoàn toàn bất ngờ vì tỷ lệ lạm phát của Indonesia trong tháng 9/2023 là 2,3% - thấp so với tỷ lệ lạm phát của các nước láng giềng.
Đồng rupiah của Indonesia, nằm trong số những đồng tiền có diễn biến tệ nhất tại châu Á, gần đây đã giảm xuống mức thấp nhất so với đồng USD kể từ tháng 4/2020.
Ngân hàng trung ương Indonesia đang gợi ý về sự can thiệp vào thị trường tiền tệ để hạn chế sự trượt giá của đồng rupiah. Khả năng ngân hàng này hành động mạnh tay có thể tỷ lệ thuận với đà tăng của lợi suất trái phiếu Mỹ, hiện ở mức cao nhất trong 17 năm và thu hút nguồn vốn mà châu Á đang rất cần.
Indonesia là điển hình cho quan ngại ngày càng tăng chính sách châu Á. Đồng baht, đồng tiền khiến Thái Lan trở thành điểm dừng trong cuộc khủng hoảng năm 1997, cũng là một trong những đồng tiền có tỷ giá giảm mạnh nhất tại châu Á trong năm nay. Mối lo ngại về “sức khỏe tài chính” của Thái Lan đang gia tăng khi căng thẳng ở Trung Đông thúc đẩy giá dầu tăng cao.
Cùng với hóa đơn nhập khẩu năng lượng ngày càng tăng của Thái Lan, các thương nhân đang chú ý đến kế hoạch của Chính phủ mới nhằm nâng giá trị các khoản vay khoảng 8%, lên 2.430 tỷ baht (66,6 tỷ USD) trong năm tài khóa tiếp theo.
Trong khi đó, nhu cầu xuất khẩu eo hẹp hơn do kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và chi tiêu của các hộ gia đình Mỹ điều chỉnh theo chi phí vay "cao hơn trong thời gian dài hơn". Điều này khiến Thái Lan và các nước láng giềng phải vật lộn để tận dụng tỷ giá hối đoái thấp.
Vấn đề là mặc dù Đông Nam Á đã đạt được những tiến bộ trong việc nâng tầm nền kinh tế nhưng khu vực này vẫn quá phụ thuộc vào xuất khẩu để tăng trưởng. Chưa bao giờ các chính phủ Đông Nam Á cần phải hành động táo bạo hơn để thúc đẩy nhu cầu trong nước bằng cách khuyến khích đổi mới và tăng năng suất, cũng như sẵn sàng chấp nhận sự gián đoạn. Cải cách dài hạn phải đi đôi với quản lý tiền tệ ngắn hạn. Nếu không, tiềm năng tăng trưởng của Đông Nam Á có thể phải trả giá đắt.
Đồng ringgit của Malaysia - giảm hơn 8,5% so với đồng USD trong năm nay - đã giảm gần gấp đôi so với đồng baht của Thái Lan. Ngân hàng trung ương Malaysia đã chậm chạp trong việc thu hẹp khoảng cách lãi suất với Mỹ và quốc gia này cũng dễ bị ảnh hưởng bởi đà giảm tốc của kinh tế Trung Quốc hơn nhiều nước láng giềng Thái Lan.
Những xu hướng này khiến Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim phải chuyển hướng khỏi việc giao dịch bằng đồng USD ở mức tối đa mà một nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại có thể làm được vào khoảng năm 2023. Malaysia đang ưu tiên sử dụng đồng nội tệ để giao dịch với Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan.
Philippines dường như cũng có xu hướng tiếp bước Indonesia. Biên bản cuộc họp gần đây nhất của Ngân hàng trung ương Philippines vào ngày 21/9 có cảnh báo rằng “rủi ro đối với triển vọng lạm phát vẫn có xu hướng tăng trong giai đoạn 2023 đến 2025 và có thể ảnh hưởng tiêu cực tới mục tiêu lạm phát vào năm 2024".
Như vậy, năm 2024 có thể là năm thứ ba liên tiếp năng không đạt mục tiêu lạm phát.
Philippines không chỉ phải gánh chịu hậu quả do giá dầu tăng cao mà còn do chi phí vận tải và điện năng tăng vọt. Do đó, các quan chức của Ngân hàng trung ương Philippines đang tập trung vào việc nối lại chính sách thắt chặt tiền tệ.
Năm tới có vẻ là giai đoạn “thắt dây an toàn” đối với Đông Nam Á- một khu vực vẫn còn chưa phục hồi hoàn toàn khỏi những biến cố cách đây 1/4 thế kỷ. Đương nhiên, ưu tiên hàng đầu của khu vực là giảm thiểu hậu quả ngay lập tức. Tuy nhiên, việc củng cố khả năng đa nhiệm sẽ giúp ích rất nhiều cho tương lai của Đông Nam Á./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Tỷ phú Mỹ tiếp tục đàm phán về việc Tesla đầu tư vào quốc gia Đông Nam Á
16:38' - 28/10/2023
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) cho biết các cuộc đàm phán với Tesla vẫn đang diễn ra về khả năng Tesla đầu tư vào Indonesia.
-
Doanh nghiệp
Thị trường Đông Nam Á hấp dẫn các doanh nghiệp phân phối Hàn Quốc
07:51' - 19/10/2023
Không chỉ có các doanh nghiệp đại siêu thị, các công ty mẹ vận hành các chuỗi cửa hàng tiện lợi cũng tích cực tham gia vào cuộc đua này.
-
Phân tích - Dự báo
“Điểm trũng” Đông Nam Á trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Trung Quốc
06:30' - 07/10/2023
Sự mở rộng của lĩnh vực công nghệ xanh đang khiến các nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á xích lại Trung Quốc chặt chẽ hơn bao giờ hết.
-
Thị trường
Du lịch của các nước Đông Nam Á hồi phục tích cực
08:06' - 05/10/2023
Ngành du lịch Indonesia đang có dấu hiệu phục hồi sau tác động của đại dịch COVID-19 khi số lượng khách quốc tế trong giai đoạn từ tháng 1-8/2023 đã vượt tổng số đạt được trong cả năm 2022.
-
Ý kiến và Bình luận
Bain & Company: "Thập kỷ hoàng kim" của các tập đoàn Đông Nam Á đã khép lại
15:27' - 03/10/2023
Lợi nhuận của các tập đoàn Đông Nam Á đang giảm mạnh, đánh dấu sự kết thúc "thời kỳ hoàng kim" của các doanh nghiệp đang phát triển mạnh mẽ.
-
Kinh tế & Xã hội
Indonesia vận hành tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á
13:30' - 02/10/2023
Ngày 2/10, Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố nước này đã chính thức đưa vào hoạt động tuyến đường sắt cao tốc kết nối từ thủ đô Jakarta đến thành phố Bandung.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.