Mất mùa và COVID-19 đẩy giá cà phê lên cao kỷ lục nhiều năm
Hiện giá cà phê robusta đang ở mức cao nhất trong vòng 4 năm, khoảng 2.120 USD/tấn, trong khi arabica cao nhất trong vòng nhiều tháng, 1,922 USD/lb.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2021/22 sẽ giảm 11,0 triệu bao (khoảng 7%) so với năm trước xuống 164,8 triệu, chủ yếu do ảnh hưởng của những đợt hạn hán và băng giá đối với vụ mùa của Brazil khi cây cà phê Arabica bước vào năm cuối của chu kỳ cho năng suất cao hai năm một lần.
Do sản lượng giảm, tồn kho cà phê cuối niên vụ dự kiến sẽ giảm 7,9 triệu bao xuống 32,0 triệu bao. Xuất khẩu hạt cà phê trên thế giới dự kiến giảm 4,8 triệu bao xuống 115,5 triệu bao do lượng xuất khẩu của Brazil giảm nhiều hơn, mặc dù xuất khẩu của Việt Nam dự báo tăng.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ tăng sau giai đoạn phong tỏa chống COVID-19 sẽ hỗ trợ tích cực cho giá cà phê toàn cầu trong thời gian tới. tiêu thụ toàn cầu dự báo sẽ tăng 1,8 triệu bao lên 165,0 triệu bao, với mức tăng lớn nhất ở Liên minh châu Âu, Mỹ và Brazil.
Nhập khẩu cà phê của Liên minh châu Âu (EU) niên vụ 2021/22 được dự báo sẽ giảm 2,5 triệu bao xuống 42,5 triệu và chiếm gần 40% nhập khẩu cà phê hạt của toàn thế giới.
Các nhà cung cấp hàng đầu cho EU bao gồm Brazil (34%), Việt Nam (24%), Honduras (8%) và Colombia (6%). Dự trữ cuối kỳ dự kiến sẽ giảm 2,1 triệu bao xuống 14,0 triệu bao để duy trì mức tăng khiêm tốn trong tiêu thụ.
Mỹ là thị trường nhập khẩu cà phê nhân lớn thứ hai thế giới, với tổng khối lượng dự báo giảm 300.000 bao xuống 24,2 triệu bao.
Các nhà cung cấp hàng đầu cho Mỹ bao gồm Brazil (30%), Colombia (21%), Việt Nam (11%) và Nicaragua (5%). Dự trữ cuối kỳ được dự báo sẽ giảm 700.000 bao xuống còn 5,7 triệu bao.
Sản lượng arabica của Brazil niên vụ 2021/22 được dự báo sẽ giảm 14,7 triệu bao so với niên vụ trước xuống 35,0 triệu bao do sự kết hợp của nhiều yếu tố.
Phần lớn các khu vực sản xuất đang ở trong năm cuối của chu kỳ sản xuất hai năm một lần, dẫn đến khả năng sản lượng trong vụ sắp tới sẽ ít đi.
Ngoài ra, các điều kiện thời tiết bất lợi đã làm giảm năng suất, ban đầu là hạn hán và nhiệt độ cao ở các vùng trồng cà phê chính đã ảnh hưởng đến sự ra hoa cũng như đậu trái và phát triển, tiếp đến là nhiều đợt băng giá nghiêm trọng làm chết cây cà phê.
Cũng có thông tin cho rằng nhiều người trồng cà phê tỉa bớt cành với tỷ lệ trên mức trung bình, do đó làm giảm năng suất. Phần lớn vụ thu hoạch Arabica bắt đầu vào tháng Năm và tháng Sáu.
Vụ thu hoạch Robusta của Brazil dự báo sẽ tiếp tục mở rộng để đạt mức kỷ lục 21,3 triệu bao, tăng 1,1 triệu bao so với niên vụ trước. Lượng mưa tốt đã hỗ trợ sự phát triển của trái robusta ở các bang sản xuất chính là Espirito Santo, Rondonia và Bahia. Hầu hết vụ thu hoạch Robusta bắt đầu vào tháng Tư và tháng Năm.
Tính chung tổng sản lượng cà phê Brazil (gồm cả Arabica và Robusta), sản lượng niên vụ 2021/22 dự báo giảm 13,6 triệu bao xuống 56,3 triệu bao. Mặc dù sản lượng giảm, tiêu thụ nội địa dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên mức kỷ lục 23,7 triệu bao.
Với nguồn cung giảm, xuất khẩu cà phê từ nước này dự kiến sẽ giảm 9,0 triệu bao xuống 32,0 triệu và tồn kho cuối niên vụ dự báo giảm 2,5 triệu bao xuống 1,5 triệu bao.
Sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2021/22 được USDA dự báo sẽ phục hồi 1,8 triệu bao lên 30,8 triệu bao, sau đợt khô hạn nghiêm trọng trong niên vụ trước.
Với việc Robusta chiếm hơn 95% tổng sản lượng và giá Robusta có xu hướng cao hơn trong 12 tháng qua, nhiều người trồng cà phê Việt Nam đã có động lực để tăng năng suất bằng cách chấp nhận tốn kém hơn để tưới tiêu cho cây cà phê trong mùa khô, thường kéo dài từ tháng Một đến tháng Ba.
Nông dân tiếp tục trồng xen cà phê với các loại trái cây như bơ, sầu riêng để tăng thu nhập. Xuất khẩu cà phê Việt Nam được dự báo sẽ tăng 3,0 triệu bao lên 26,0 triệu bao, trong khi tồn trữ sẽ giảm nhẹ.
Sản lượng cà phê Arabica của Colombia niên vụ 2021/22 dự báo giảm 200.000 bao xuống 14,1 triệu bao do điều kiện tăng trưởng thuận lợi. Liên đoàn Quốc gia những người trồng cà phê Colombia (FEDECAFE) ước tính gần 85% diện tích cà phê hiện được trồng bằng các giống kháng bệnh gỉ sắt, so với chỉ 35% vào năm 2008/09, khi điều kiện thời tiết bất lợi khiến bệnh gỉ sắt sinh sôi, làm giảm 1/3 sản lượng.
Kể từ đó, sản lượng đã tăng khoảng 30%, phần lớn nhờ chương trình cải tạo thay thế những cây già cỗi, năng suất thấp hơn bằng những giống kháng bệnh gỉ sắt.
Chương trình này cũng giúp giảm tuổi trung bình của cây cà phê từ 15 xuống 6,9 năm, giúp tăng năng suất hơn nữa. Xuất khẩu cà phê Colombia dự báo giảm 100.000 bao xuống 12,4 triệu bao.
Sản lượng của Indonesia vụ 2021/22 được dự báo sẽ giảm nhẹ 100.000 bao xuống 10,6 triệu bao, với phần lớn mức giảm rơi vào loại Robusta. Sản lượng Robusta dự kiến đạt gần 9,4 triệu bao với điều kiện phát triển nhìn chung thuận lợi ở các vùng đất thấp của Nam Sumatra và Java, nơi trồng khoảng 75% tổng diện tích Robusta.
Mưa lớn ở phía bắc Sumatra, nơi có khoảng 60% sản lượng Arabica, dự kiến sẽ làm giảm năng suất, khiến sản lượng giảm nhẹ xuống gần 1,3 triệu bao. Tồn trữ cà phê Indonesia cuối vụ dự kiến sẽ giảm một nửa xuống chỉ còn 900.000 bao do tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đều tăng mạnh.
Sản lượng cà phê Ấn Độ được dự báo sẽ tăng thêm 300.000 bao lên 5,4 triệu bao do sản lượng Robusta tăng ở Karnataka, Bang sản xuất cà phê lớn nhất nước này. Sản lượng Arabica dự báo sẽ giảm nhẹ do bước vào năm cuối của chu kỳ hai năm một lần. Xuất khẩu cà phê Ấn Độ dự báo không đổi ở mức 3,7 triệu bao.
Tổng sản lượng cà phê của Trung Mỹ và Mexico được dự báo giảm nhẹ 400.000 bao xuống 17,4 triệu bao, trong đó của Guatemala, Nicaragua và Mexico dự báo sẽ tăng nhẹ, song của Honduras dự báo giảm 700.000 bao xuống 5,5 triệu. Honduras là nhà sản xuất hàng đầu trong khu vực, chiếm khoảng 1/3 sản lượng.
Không may là điều kiện thời tiết sau cơn bão Eta và Iota đã khiến bệnh gỉ sắt ở lá ở các vườn cà phê Honduras tăng từ mức thấp một con số lên 15‐25%, tùy thuộc vào khu vực, làm giảm năng suất.
Xuất khẩu cà phê của khu vực này dự báo sẽ giảm 300.000 bao xuống 14,4 triệu bao chủ yếu do nguồn cung có thể xuất khẩu ở Honduras giảm. Gần một nửa xuất khẩu của khu vực được dành cho Liên minh Châu Âu, tiếp theo là khoảng một phần ba đến thị trường Mỹ.
Ethiopia được dự báo sẽ sản xuất 7,6 triệu bao à phê Arabica trong niên vụ 2021/22 và là nhà sản xuất Arabica lớn thứ ba thế giới sau Brazil và Colombia. Sản xuất cà phê đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Ethiopia và khoảng 15 triệu người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào ngành này.
Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 800 triệu USD và chiếm hơn 25% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các quỹ này đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế vì đồng Birr của Ethiopia không phải là một loại tiền tệ có thể chuyển đổi nên cần có USD cho các giao dịch liên quan đến nhập khẩu và các nghĩa vụ nợ nước ngoài khác.
Tin liên quan
-
Thị trường
Hàn Quốc: Thị trường cà phê pha sẵn vẫn tăng trưởng trong giai đoạn dịch COVID-19
08:13' - 27/08/2021
Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Koreanclick cho biết, thị trường đồ uống cà phê pha sẵn của Hàn Quốc đã tăng trưởng gần 6% trong 6 tháng đầu năm nay trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
-
Đời sống
Điểm đặc biệt của quán cà phê robot tại Tokyo, Nhật Bản
14:46' - 25/08/2021
“Xin chào! Bạn khỏe không?" Đây là lời chào của Michio Imai gửi tới khách hàng tới quán cà phê Dawn ở trung tâm thủ đô Tokyo (Nhật Bản).
-
Hàng hoá
Cà phê robusta gia tăng lợi thế do biến đổi khí hậu
06:09' - 20/08/2021
Brazil đang chuyển hướng sang loại cà phê robusta có vị đắng hơn và gắt hơn, có khả năng chịu nhiệt tốt hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Tháng 1, kim ngạch xuất khẩu của Bến Tre tăng hơn 10%
15:47'
Nhờ đẩy mạnh xúc tiến thương mại theo chiều sâu, duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2025 của tỉnh Bến Tre đạt 127 triệu USD, tăng 10,07% so cùng kỳ năm ngoái.
-
Hàng hoá
Dự trữ tăng, “vàng đen” rớt giá
15:37'
Trong phiên giao dịch chiều 5/2, giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống, sau các số liệu cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ tăng mạnh.
-
Hàng hoá
Các mặt hàng nhập khẩu Trung Quốc dự kiến tăng giá mạnh
14:45'
Với việc Mỹ áp thuế bổ sung 10% với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nếu mức thuế này được duy trì hoặc tiếp tục tăng, người tiêu dùng Mỹ có thể phải trả nhiều tiền hơn cho hàng loạt mặt hàng.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng tăng nhẹ trong kỳ điều hành ngày mai 6/2
09:05'
Tại kỳ điều hành ngày 6/2, giá xăng được dự báo có thể tăng nhẹ khoảng 1% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá đậu tương ở mức cao nhất kể từ đầu tháng 10/2024
08:21'
Giá đậu tương kéo dài đà tăng sang phiên thứ hai và vượt cả đỉnh đã thiết lập từ tháng 10 năm ngoái.
-
Hàng hoá
Giá dầu phân hóa trước các diễn biến chính trị trái chiều
07:39'
Giá dầu thế giới biến động trái chiều trong phiên giao dịch 4/2 dưới tác động từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và việc Tổng thống Donald Trump tái áp dụng chiến dịch "gây áp lực tối đa" lên Iran.
-
Hàng hoá
Giá dầu WTI giảm gần 2% do ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ - Trung
17:05' - 04/02/2025
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm gần 2% trong phiên giao dịch chiều 4/2 sau khi thuế quan mới của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc chính thức có hiệu lực.
-
Hàng hoá
Các mặt hàng nông, thủy sản của Tiền Giang rộng đường xuất khẩu
09:42' - 04/02/2025
Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang Lưu Văn Phi cho biết, trong tháng 1/2025, Tiền Giang đạt kim ngạch xuất khẩu 500 triệu USD, đạt khoảng 8% chỉ tiêu cả năm.
-
Hàng hoá
Giá dầu thu hẹp đà tăng sau khi Mỹ hoãn áp thuế quan đối với Mexico
07:53' - 04/02/2025
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch biến động ngày 3/2, giữa lúc thị trường đang xem xét tác động từ kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc.