Mặt trái của viện trợ Trung Quốc dành cho Campuchia
Trong chuyến thăm này, Campuchia và Trung Quốc đã ký kết 19 thỏa thuận hợp tác song phương. Ngay sau chuyến thăm, trang mạng của tờ Phnom Penh Post (Bưu điện Phnom Penh) của Campuchia đã đăng bài viết với tựa đề “Các nhà phân tích cho rằng viện trợ của Trung Quốc vẫn có những hậu quả tiêu cực”.
Theo đó, trong những năm gần đây, Campuchia ngày càng xa rời nguồn viện trợ từ các nước phương Tây, trong khi các giá trị về nhân quyền ngày càng đi xuống; đồng thời Phnom Penh cũng chuyển hướng mạnh mẽ hơn sang nguồn viện trợ từ Trung Quốc vốn “không đi kèm điều kiện”.Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã cắt nguồn viện trợ dành cho Ủy ban bầu cử quốc gia Campuchia (NEC) để phản ứng lại việc bắt giữ lãnh đạo và giải thể đảng đối lập lớn nhất tại Campuchia là CNRP. Washington cũng đã cấm thị thực đối với các quan chức cấp cao của Campuchia.Thế nhưng, Trung Quốc đã ủng hộ cho những “nỗ lực của Campuchia để bảo vệ sự ổn định chính trị” và đã công khai bày tỏ việc cung cấp nguồn viện trợ của mình đối với NEC cũng như Trung tâm Hành động Bom mìn Campuchia (CMAC).Thủ tướng Hun Sen bày tỏ sự vui mừng và cho rằng Trung Quốc sẽ lấp đầy khoảng trống mà Mỹ đã để lại. Các cường quốc phương Tây “đang sợ Trung Quốc chiếm chỗ của họ”.Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết viện trợ của Trung Quốc vẫn có thể có những hậu quả tiêu cực và một số người dân vẫn nhận ra điều này, khi mà một số quan chức chính phủ và doanh nhân Trung Quốc đang hưởng lợi từ việc chuyển sang Trung Quốc.Các nhà quan sát bày tỏ mối quan ngại rằng hợp tác Mekong-Lan Thương sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc trong vấn đề phát triển thủy điện không giới hạn trong khu vực Mekong, khi mà Trung Quốc đã từ chối tham gia Ủy hội sông Mekong độc lập.Tiến sĩ Bill Laurance là một nhà sinh thái học nổi tiếng và được Australia kính trọng tại Đại học James Cook. Nhóm của ông đang hoạt động tại 20 quốc gia ở châu Á, châu Mỹ Latinh và châu Phi, nơi các nhà đầu tư Trung Quốc đang gây ra những thiệt hại và tác động to lớn cho môi trường ở những nước này.Tiến sĩ Laurance đã viết trong một bài báo hồi tháng 3/2017 rằng “sự phát triển quốc gia tất nhiên là cần cải thiện cơ sở hạ tầng và nhiều quốc gia thực sự đang hưởng lợi từ đầu tư của Trung Quốc. Nhưng thật không may, hiếm có công ty và nhà đầu tư Trung Quốc nào có sự cải thiện trong việc phát triển kinh tế, xã hội, công nghệ trong việc bảo vệ môi trường bền vững, cũng như là thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế ổn định và lâu dài”.Ông Laurance chia sẻ: “Hầu hết các doanh nhân Trung Quốc đang nghĩ đến lợi ích riêng của họ. Họ sống và làm việc cùng nhau, và đa phần là họ thuê chính nhân viên người Trung Quốc của họ trước khi họ thuê người dân địa phương”.Laurance thừa nhận rằng, hơn các nước khác, Trung Quốc không chỉ khai thác duy nhất ở lĩnh vực môi trường mà còn khai thác ở nhiều lĩnh vực khác nữa.Công ty Union Development Group (UDG) ở Koh Kong là một ví dụ về sự phát triển thu lợi của Trung Quốc. Công ty thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc đã được cho thuê đất với thời hạn 99 năm tại khu bảo tồn Botum Sakor. UDG có kế hoạch xây dựng các khu nghỉ mát ven biển và các sân bay quốc tế, trị giá 3,8 tỷ USD và trục xuất hàng ngàn gia đình ở hai huyện.UDG cũng bị cáo buộc khai thác gỗ trái phép trong khu vực và không tuân thủ việc bồi thường với những người dân bị ảnh hưởng tại vùng dự án.Brian Eyler là một chuyên gia về quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Đông Nam Á và Giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Học viện Stimson đã nhận xét rằng viện trợ của Trung Quốc gây ra thiệt hại cả về ngắn và dài hạn.Tuy nhiên, ông Sao Sopheap, người phát ngôn Bộ Môi trường, đã bác bỏ những nhận định cho rằng viện trợ của Trung Quốc là nguy hiểm. Đồng thời, ông khẳng định rằng các quy định về môi trường ở Campuchia là “chắc chắn”.Ông nói: “Tôi không kén chọn về những đầu tư của Trung Quốc tại Campuchia. Tất cả đầu tư và phát triển phải tuân thủ các quy định của đất nước”.Tin liên quan
-
DN cần biết
Khởi công xây dựng chợ kiểu mẫu đầu tiên tại biên giới Campuchia và Việt Nam
12:40' - 16/01/2018
Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Campuchia ngày 16/1 đã long trọng tổ chức “Lễ động thổ và khởi công xây dựng chợ Đa, chợ biên giới kiểu mẫu Campuchia”.
-
Kinh tế Thế giới
Campuchia và Trung Quốc ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác song phương
17:39' - 11/01/2018
Kết thúc chuyến thăm chính thức cấp nhà nước của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến Vương quốc Campuchia ngày 11/1, hai bên đã cam kết cùng cố và tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị cấp cao SOM Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam
14:11' - 19/12/2017
Sáng 19/12, Hội nghị cấp cao SOM (cấp Thứ trưởng) Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam đã diễn ra tại tỉnh Bình Phước.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Campuchia thúc đẩy hợp tác công nghệ thông tin
20:09' - 18/12/2017
Ngày 18/12 tại Phnom Penh, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia đã phối hợp tổ chức Diễn đàn hợp tác công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam - Campuchia 2017.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm một hãng hàng không Malaysia mở đường bay thẳng tới Campuchia
09:46' - 05/12/2017
Chuyến bay đầu tiên của hãng hàng không Malindo của Malaysia từ thủ đô Kuala Lumpur đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Phnom Penh ngày 1/12.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.