Mâu thuẫn giám sát kiểm toán Mỹ-Trung lên mức “đỉnh điểm”
Trong bài phân tích đăng tải trên tờ Sydney Morning Herald, nhà báo chuyên về kinh tế Stephen Bartholomeusz nhận định rằng vào cuối năm ngoái, chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đã thành công trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua luật mới quy định các công ty Trung Quốc sẽ bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ nếu không cung cấp thông tin kế toán, bao gồm cả các văn bản làm việc của kiểm toán viên, và cho phép Hội đồng Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng Mỹ (PCAOB) được kiểm tra các thông tin đó.
PCAOB là một tập đoàn phi lợi nhuận được thành lập theo Đạo luật SarbanesTHER Oxley năm 2002, sau vụ bê bối kế toán của công ty năng lượng Enron của Mỹ. PCAOB giám sát hoạt động kiểm toán của các công ty đại chúng và các tổ chức phát hành khác, nhằm đảm bảo tính toàn vẹn và chất lượng của các cuộc kiểm toán công ty đại chúng ở Mỹ.Luật yêu cầu giám sát kiểm toán được thông qua trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Mỹ với Trung Quốc trên một loạt các vấn đề. Tuy nhiên, luật này cũng kéo theo một loạt bê bối kế toán liên quan tới các công ty Trung Quốc. Một cuộc thử nghiệm kéo dài trong năm 2017 nhằm đưa ra công thức hợp tác kiểm toán được cơ quan chức năng của cả hai nước chấp nhận đã thất bại.Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã đẩy mạnh hơn lập trường của Mỹ về vấn đề này. Tuần trước, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) mới nhậm chức, Gary Gensler, đã cảnh báo các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ - các công ty có tổng vốn hóa thị trường hơn 2.000 tỷ USD - rằng họ cần tuân thủ luật pháp Mỹ và cung cấp quyền truy cập cho PCAOB, nếu không họ sẽ bị loại khỏi các sàn giao dịch của Mỹ.Phát biểu của ông Gensler đã khiến tranh chấp giữa hai nước mở rộng ra ngoài vấn đề tiếp cận kiểm toán. SEC hiện đòi hỏi quyền tiếp cận lớn hơn đối với những công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ và sẽ đình chỉ các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của bất kỳ công ty Trung Quốc mới nào, cho đến khi các công ty này chia sẻ nhiều hơn về những rủi ro về quy định mà Bắc Kinh ban hành. Có khoảng 70 thương vụ chờ IPO của các công ty Trung Quốc đã bị ông Gensler “đóng băng”.SEC cũng muốn được biết nhiều hơn về tác động và rủi ro của cấu trúc sở hữu đặc biệt (Variable Interest Entity - VIE) - cách mà các công ty Trung Quốc thường sử dụng để thúc đẩy sự huy động vốn tại Mỹ trong những lĩnh vực mà Chính phủ Trung Quốc không cho phép doanh nghiệp nhận vốn đầu tư nước ngoài.Bằng cách sử dụng cấu trúc VIE, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ các cổ đông nước ngoài thông qua phát hành cổ phiếu hoặc chứng chỉ lưu ký tại các sở giao dịch chứng khoán. Về cơ bản, các nhà đầu tư mua cổ phiếu của một công ty cổ phần (VIE của công ty Trung Quốc) thường đặt trụ sở tại Quần đảo Cayman, họ được chia lợi nhuận do công ty Trung Quốc tạo ra, nhưng không có quyền kiểm soát hoạt động công ty.
Có rất ít thông tin tiết lộ về các cấu trúc phi truyền thống đó. Việc thiếu quyền sở hữu các tài sản cơ bản và dòng tiền của doanh nghiệp hoặc quyền cổ đông thông thường có thể sẽ tác động đến các nhà đầu tư Mỹ, đặc biệt nếu xuất hiện sự can thiệp về mặt pháp lý của Chính phủ Trung Quốc.Trung Quốc đã liên tục ban hành các chính sách mới nhắm đến các công ty công nghệ khổng lồ như tập đoàn thương mại điện tử Alibaba, tập đoàn cung cấp nền tảng thanh toán và giải trí Tencent, công ty dịch vụ gọi xe công nghệ Didi và các công ty công nghệ giáo dục (edtech). Những động thái này đã gây ra tình trạng hỗn loạn trên các thị trường chứng khoán, ảnh hưởng đến khoảng 280 công ty của Trung Quốc và hơn 100 công ty có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc) đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.Chỉ vài ngày sau khi IPO và huy động được tới 4,4 tỷ USD, giá cổ phiếu của Didi đã bị sụt giảm một nửa sau khi ứng dụng của Didi bị gỡ trên các cửa hàng ứng dụng. Giá cổ phiếu của Alibaba cũng giảm gần một nửa kể từ khi kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của công ty tài chính Ant Group thuộc Alibaba bị đình chỉ bất ngờ. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm, chỉ số “Rồng Vàng” của các công ty Trung Quốc lớn niêm yết tại Mỹ đã mất khoảng 45% giá trị.Việc “tạm dừng” các đợt IPO của các công ty Trung Quốc tại Mỹ do yêu cầu tiếp cận thêm thông tin, cùng các tuyên bố cứng rắn của ông Gensler có thể gây ảnh hưởng đến dòng vốn nước ngoài vào Trung Quốc. Điều này có thể làm tổn hại tham vọng trở thành một trung tâm tài chính toàn cầu của Trung Quốc.Tuần này, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã công bố các hướng dẫn nhằm tăng cường hợp tác xuyên biên giới về các vấn đề kế toán, trong khi vẫn tiếp tục bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia. Vào tuần trước, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc cho biết, họ hy vọng sẽ được tạo điều kiện để hợp tác với Mỹ về giám sát kế toán.Tuy nhiên, Trung Quốc khó có thể cho phép PCAOB tiếp cận đầy đủ các hồ sơ làm việc của các kiểm toán viên, bởi việc này có thể cung cấp cho Mỹ quyền truy cập vào bí mật quốc gia của Trung Quốc, bởi Trung Quốc coi dữ liệu người tiêu dùng trong nước là tài sản thương mại và an ninh quốc gia quan trọng. Do đó, chưa biết Trung Quốc có thể đưa ra những nhượng bộ cần thiết gì để xoa dịu SEC?Những gì mà SEC đang tìm kiếm sẽ không gây ra sự tranh cãi lớn ở các nước khác, nhưng căng thẳng, cạnh tranh và nghi ngờ lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc đang khiến yêu cầu này trở thành một vấn đề đặc biệt khó khăn và tế nhị.Luật giám sát kiểm toán Mỹ yêu cầu các công ty phải chuẩn bị đệ trình hồ sơ kế toán ba năm liên tiếp để PCAOB giám sát kiểm toán. Bên cạnh đó, các công ty phải cung cấp thêm thông tin bổ sung, thể hiện trong báo cáo tài chính năm 2021 của các công ty niêm yết tại Mỹ, vào đầu năm 2022. Điều đó có nghĩa là, như ông Gensler đã nói vào tuần này, “kim đồng hồ đang điểm nhanh hơn bao giờ hết”./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Trung Quốc sẽ cấm nhiều công ty công nghệ IPO ở nước ngoài
19:00' - 27/08/2021
Theo một nguồn thạo tin, Trung Quốc đang xây dựng các quy định cấm các công ty Internet, mà dữ liệu của họ đặt ra các nguy cơ tiềm ẩn về an ninh, không được niêm yết ở nước ngoài, trong đó có Mỹ.
-
Kinh tế & Xã hội
Hướng đi mới của các công ty giáo dục ở Trung Quốc sau lệnh cấm dạy thêm
08:24' - 26/08/2021
Các công ty giáo dục ở Trung Quốc đang phải tìm hướng kinh doanh mới sau khi chính phủ có lệnh cấm dạy thêm các môn học chính trong chương trình giáo dục phổ thông.
-
Kinh tế Thế giới
Những công nghệ nào nằm trong “tầm ngắm” của Trung Quốc?
05:30' - 26/08/2021
Theo giới quan sát, những biện pháp điều tiết nhanh và bất ngờ mà Trung Quốc đang thực hiện nhằm chuyển đổi lĩnh vực công nghệ có thể đi kèm với những “tác dụng phụ” không mong muốn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49' - 29/11/2024
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45' - 29/11/2024
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50' - 29/11/2024
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15' - 29/11/2024
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14' - 29/11/2024
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).