Meta đứng trước nguy cơ mất hai nền tảng Instagram và WhatsApp
Giám đốc điều hành (CEO) Meta - ông Mark Zuckerberg - ngày 14/4 đã ra hầu tòa trong một phiên xét xử chống độc quyền mang tính bước ngoặt. Phiên tòa này có thể dẫn đến việc tập đoàn công nghệ khổng lồ bị buộc phải chia tay hai nền tảng mạng xã hội hàng đầu hiện nay: Instagram và WhatsApp – vốn là những công ty khởi nghiệp mà Facebook mua lại cách đây hơn 10 năm.
Phiên tòa do Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) khởi xướng với cáo buộc rằng Meta đã mua lại Instagram và WhatsApp không phải để phát triển công nghệ, mà để loại bỏ đối thủ cạnh tranh, duy trì thế độc quyền trên thị trường mạng xã hội.
Luật sư Daniel Matheson - đại diện FTC - cho biết Meta đã “xây dựng một hào lũy” bằng cách thâu tóm các công ty khởi nghiệp tiềm năng, ngăn chặn khả năng vượt lên của những đối thủ mới và tiếp tục hưởng lợi từ vị trí thống trị bất chấp mức độ hài lòng của người dùng sụt giảm.Ở bên kia chiến tuyến, Meta bác bỏ hoàn toàn cáo buộc, gọi vụ kiện là “tập hợp rối rắm của những lập luận sai lệch”. Luật sư Mark Hansen, đại diện cho Meta, khẳng định công ty này không hề thiếu cạnh tranh và chính người tiêu dùng mới là bên hưởng lợi từ những cải tiến mà Meta đã thực hiện sau khi mua lại Instagram và WhatsApp. Ông nêu rõ: “Vụ kiện này là sai lầm. Người tiêu dùng mới là những người chiến thắng”.
Vụ kiện được coi là phép thử đầu tiên đối với năng lực thực thi chống độc quyền của FTC dưới thời Tổng thống Donald Trump. Vụ kiện được khởi xướng từ năm 2020, thời điểm Meta còn mang tên Facebook. FTC cáo buộc công ty đã vi phạm luật cạnh tranh khi mua Instagram vào năm 2012 và WhatsApp vào năm 2014 – hai thương vụ nhằm triệt tiêu mối đe dọa từ các đối thủ đang phát triển mạnh.
Theo đơn kiện, chiến lược của Meta được thể hiện rõ ràng từ năm 2008 qua tuyên bố nổi tiếng của ông Zuckerberg: “Tốt hơn hết là mua lại, thay vì cạnh tranh”. Kể từ đó, công ty liên tục theo dõi và thâu tóm những đối thủ tiềm năng, đồng thời tạo ra rào cản khiến các công ty khởi nghiệp nhỏ khó có thể chen chân vào thị trường mạng xã hội.
Thương vụ mua lại Instagram – khi đó là một ứng dụng chia sẻ ảnh còn non trẻ, chưa có quảng cáo – được thực hiện vào năm 2012 với giá 1 tỷ USD. Sau đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) không thành công của Facebook, giá trị thương vụ này giảm xuống còn 750 triệu USD. Đây là lần đầu tiên Facebook giữ lại một công ty hoạt động độc lập sau khi mua lại.
Hai năm sau đó, Facebook tiếp tục gây sốc khi mua WhatsApp với giá 22 tỷ USD – một mức kỷ lục tại thời điểm đó. Hai thương vụ này đã giúp Meta chuyển đổi thành công sang nền tảng di động và duy trì vị thế trong lòng giới trẻ, bất chấp sự cạnh tranh từ các ứng dụng đình đám khác là Snapchat và TikTok (một đối thủ mà Facebook từng muốn mua nhưng thất bại).
Tuy nhiên, FTC lại định nghĩa thị trường cạnh tranh một cách rất hẹp, không tính đến các đối thủ lớn như TikTok, YouTube hay iMessage – điều này khiến việc chứng minh Meta là độc quyền trở nên khó khăn hơn.
Theo luật sư chống độc quyền Paul Swanson, đây chính là thách thức lớn nhất của FTC: “Làm sao định nghĩa một thị trường đủ hẹp để chứng minh Meta nắm quyền lực vượt trội – trong khi thực tế có ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện”. Ông cũng lưu ý rằng Thẩm phán James Boasberg, người đang điều hành vụ xét xử, từng bác yêu cầu bác bỏ vụ kiện của Meta và cho rằng đây là vấn đề thực tế cần được đưa ra xét xử công khai. Tuy nhiên, ông Boasberg cũng được cho là tỏ ra hoài nghi với lập luận của FTC, đặc biệt là về cách xác định thị trường cạnh tranh quá hạn chế.
Về phần mình, Meta tiếp tục phản bác mạnh mẽ. Trong tuyên bố mới nhất, công ty cho rằng: “Mọi thanh thiếu niên đều biết rằng Instagram, Facebook và WhatsApp đang cạnh tranh khốc liệt với TikTok (thuộc sở hữu của Trung Quốc), YouTube, X (trước đây là Twitter), iMessage và hàng loạt nền tảng khác”. Meta nhấn mạnh rằng vụ kiện này gửi đi một thông điệp sai lầm rằng không một thương vụ nào là thật sự an toàn, ngay cả khi đã được thông qua nhiều năm trước.
Meta cũng cảnh báo rằng nếu buộc phải chia tay Instagram, công ty có thể mất đến 50% doanh thu quảng cáo. Ngoài ra, Meta cũng chỉ trích FTC đang làm suy yếu năng lực đổi mới của các công ty Mỹ, và vô tình tạo lợi thế cho các đối thủ đến từ Trung Quốc trong lĩnh vực chiến lược như trí tuệ nhân tạo (AI).
Không chỉ Meta, các ông lớn công nghệ khác như Google và Amazon cũng đang bị chính quyền liên bang siết chặt và theo đó đối mặt các vụ kiện chống độc quyền riêng biệt. Trong số này, giai đoạn xét xử phán quyết đối với Google – sau khi một thẩm phán liên bang tuyên bố họ “độc quyền bất hợp pháp” – sẽ bắt đầu vào ngày 21/4 tới.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Meta đối mặt phiên tòa chống độc quyền tại Mỹ
07:00' - 15/04/2025
Vụ kiện đối với Meta do Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC), cơ quan bảo vệ người tiêu dùng quyền lực của Mỹ, khởi xướng và có thể dẫn đến việc Meta bị buộc phải thoái vốn khỏi Instagram và WhatsApp.
-
Chuyển động DN
Hòa Phát và Tập đoàn Primetals ký kết đầu tư dây chuyền đúc và cán thép chất lượng cao
21:15' - 10/04/2025
Ngày 10/4/2025, Hòa Phát và Tập đoàn Primetals đã ký kết hợp đồng cung cấp dây chuyền đúc và cán thép chất lượng cao công suất 500.000 tấn/năm.
-
Kinh tế và pháp luật
Meta chốt thời gian bỏ chương trình kiểm chứng thông tin tại Mỹ
07:30' - 06/04/2025
Giám đốc phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta, ông Joel Kaplan cho biết công ty mẹ của Facebook sẽ chính thức từ bỏ chương trình kiểm chứng thông tin tại Mỹ vào ngày 7/4.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Hermès “vượt mặt” LVMH trở thành công ty xa xỉ lớn nhất châu Âu
07:49'
Hermès đã vượt qua LVMH để trở thành công ty xa xỉ có giá trị vốn hóa lớn nhất châu Âu, sau khi nhà đầu tư “quay lưng” với LVMH do kết quả kinh doanh quý I/2025 gây thất vọng.
-
Doanh nghiệp
TP Hồ Chí Minh tôn vinh 50 doanh nghiệp – đơn vị tiêu biểu
20:33' - 15/04/2025
Tối 15/4, UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp – đơn vị tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của thành phố.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn Novaland ký kết hợp tác chiến lược với GreenViet
20:25' - 15/04/2025
Nắm bắt xu thế này, Novaland xác định việc tích hợp ESG vào chiến lược tăng trưởng là nhiệm vụ trọng tâm và là đòn bẩy để nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp trong hành trình kiến tạo, vươn tầm cùng TP Hồ Chí Minh
19:55' - 15/04/2025
Thành phố sẽ luôn sát cánh, đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển; tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh.
-
Doanh nghiệp
Gia Lai đón cơ hội lớn với hai dự án điện mặt trời nổi hơn 1.000 MW
17:21' - 15/04/2025
Gia Lai đang đứng trước cơ hội lớn để khai thác tiềm năng điện mặt trời nổi trên các hồ thuỷ điện.
-
Doanh nghiệp
Hội nghị Internet thế giới thu hút gần 1.000 đại biểu
16:26' - 15/04/2025
Ngày 14/4, Hội nghị Internet thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2025 đã khai mạc tại Hong Kong (Trung Quốc), thu hút gần 1.000 đại biểu từ khắp nơi trên thế giới tham dự.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn CMC thông tin về việc bị tấn công mã độc Ransomware
15:55' - 15/04/2025
Vừa qua, một số báo và diễn đàn đã đưa tin về việc Tập đoàn Công nghệ CMC (CMC) bị tấn công ransomware. CMC đã thông tin chính thức về việc này.
-
Doanh nghiệp
Kinh doanh có trách nhiệm trong kỷ nguyên mới
15:32' - 15/04/2025
Đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh là những yếu tố nền tảng góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập bền vững.
-
Doanh nghiệp
Các tập đoàn lớn Hàn Quốc bắt tay đầu tư vào Mỹ để đối phó thuế quan
14:32' - 15/04/2025
Các tập đoàn lớn của Hàn Quốc đang xem xét chiến lược bắt tay cùng đầu tư vào Mỹ để đối phó với chính sách thuế quan của Mỹ.