Minh bạch nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm cho người tiêu dùng
“Vẫn còn nhiều bất cập trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại Việt Nam gây nên những ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đã đến lúc, cả cộng đồng cần vào cuộc để xây dựng nên quy trình sản xuất, chế biến, phân phối, tiêu thụ thực phẩm an toàn”.
Do đó, việc đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và minh bạch nguồn gốc xuất xứ thực phẩm không chỉ là trách nhiệm của người sản xuất, người nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, địa phương hay chỉ là trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của các cơ quan Nhà nước mà là việc của mỗi người, của cả xã hội, cộng đồng.
“Nếu dồn hết gánh nặng pháp lý cho cơ quan nhà nước thì trách nhiệm của xã hội ở đâu, trách nhiệm của doanh nghiệp ở đâu? Nhất là với nông dân, thành phần chính trong nền nông nghiệp cũng cần phải có trách nhiệm với các sản phẩm của mình. Tất cả phải cùng chung tay giúp xã hội thay đổi, giúp nông dân thay đổi cách sản xuất”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh. Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đặc trưng của ngành sản xuất nông nghiệp là tạo ra nông sản, tác động tới sức khoẻ của rất nhiều người, thậm chí cả một thế hệ. Do đó, các quy định quản lý phải được kiểm soát chặt chẽ, phải làm sao để giấy chứng nhận không đơn thuần là giấy thông hành mà là một tài sản giá trị, một bảo chứng để người nông dân hãnh diện.Chung quan điểm, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, thực phẩm an toàn là yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn của cuộc sống. Một tín hiệu vui là hiện nay nhận thức về an toàn thực phẩm ngày càng được nâng cao. Vấn đề này hiện không chỉ là mối quan tâm của các nhà khoa học, các cơ quan quản lý Nhà nước hay những người có thu nhập cao mà là của toàn xã hội, do đó, việc đảm bảo an toàn thực phẩm là xu thế tất yếu.
“Chúng ta đã qua rồi thời ăn cho no mà phải chuyển sang ăn ngon, ăn an toàn. Do đó, thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải chú trọng đến an toàn thực phẩm. An toàn thực phẩm chính là động lực của sự phát triển, là mục tiêu của sự phát triển”, Bộ trưởng Lê minh Hoan nhìn nhận. Cũng theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, an toàn thực phẩm phải được thực hiện ở tất cả các khâu, từ sản xuất đến chế biến, phân phối và tiêu dùng. Mỗi thành phần trong chuỗi thực phẩm an toàn không nên chỉ quan tâm đến mình mà phải quan tâm và chia sẻ với các khâu khác trong chuỗi bởi nếu đầu vào không an toàn thì đùng mong đầu ra có sản phẩm an toàn. Các doanh nghiệp cần hỗ trợ và chia sẻ “có lợi ích cùng hưởng, có rủi ro cùng gánh vác” với người nông dân để sự gắn kết, hợp tác được bền vững. Ở góc độ quản lý, UBND Thành phố Hồ Chí Minh sẽ chỉ đạo các ban, ngành liên quan giám sát các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm; trong đó, vừa phát triển chuỗi thực phẩm an toàn vừa chống thực phẩm bẩn để bảo vệ sức khỏe của người dân trên địa bàn./.Tin liên quan
-
Đời sống
Cảnh báo nguy cơ ngộ độc củ ấu tẩu
15:13' - 19/08/2022
Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa tiếp nhận bệnh nhân 40 tuổi nhập viện do tình trạng ngộ độc ấu tẩu.
-
Đời sống
Vụ nghi ngộ độc ở Đà Nẵng: Phát hiện nhà hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
16:59' - 03/08/2022
Liên quan đến vụ đoàn du khách Quảng Ninh nghi ngộ độc thực phẩm tại Đà Nẵng, chiều 3/8, Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng thông tin về một số kết quả điều tra, xử lý vụ việc.
-
Kinh tế & Xã hội
Rà soát, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết Nguyên đán
17:17' - 28/01/2022
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, để bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, ngành nông nghiệp đã rà soát, thống kê 14.033 cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản.
-
Kinh tế & Xã hội
Lào Cai: 17 trẻ nhập viện, 1 trẻ tử vong do ngộ độc quả hồng châu
18:30' - 04/10/2021
Chiều 4/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai cho biết, 17 trẻ em tại thôn Hát Tình, xã Chiềng Ken, huyện Văn Bàn (Lào Cai) bị ngộ độc nghiêm trọng do ăn phải quả hồng châu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21'
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20'
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09'
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07'
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03'
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04'
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.