Mở cửa du lịch từng bước an toàn và chắc chắn
Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây rất phát triển, đặc biệt là năm 2019 có thể coi là giai đoạn đỉnh cao. Dịch bệnh COVID-19 xảy ra khiến ngành kinh tế “không khói” này bị khủng hoảng nặng nề, chưa từng có.
Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” được ban hành nhằm thực hiện mục tiêu kép bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân song song với khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là cơ hội để du lịch và lữ hành được hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới.
Ông Vũ Trùng Khánh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, gần 2 năm qua, hoạt động du lịch quốc tế bị ngừng trệ, ngành du lịch Việt Nam đã chuyển hướng thị trường nhanh chóng, kịp thời, đẩy mạnh kích cầu du lịch nội địa. Nổi bật là 2 chương trình Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam và Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát động chương trình và nhận được sự hưởng ứng của các địa phương, doanh nghiệp du lịch, hàng không. Các đơn vị cung cấp dịch vụ đã liên kết; hợp tác công tư được đẩy mạnh.Nhiều gói sản phẩm du lịch hấp dẫn được giới thiệu và du khách, nhân dân nhiệt tình đón nhận. Có thể nói kích cầu du lịch nội địa đã góp phần giảm thiểu tác động của COVID-19 đối với toàn ngành, góp phần để du lịch Việt Nam sẽ có thể trụ vững trên đôi chân của mình.
Theo ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoi Tourist, đến nay, các địa phương đã bắt đầu xây dựng nhiều phương án để đưa ngành du lịch nội địa trở lại trong điều kiện bình thường mới.Cụ thể, từ ngày 1/10, nhiều địa phương miền Trung đã lên kế hoạch đón khách ngoại tỉnh có "thẻ xanh, thẻ vàng"; trong đó có một số địa phương như: Khánh Hòa, Thừa Thiên - Huế đã thống nhất kế hoạch mở đường bay nội địa của Cục Hàng không.
Từ ngày 14/10, Hà Nội cũng đã cho phép các khách sạn, cơ sở kinh doanh lưu trú được hoạt động trở lại không quá 50% công suất, đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh lưu trú và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định và hướng dẫn của ngành du lịch.
Tuy nhiên, trong thị trường nội địa, ngành du lịch không thể làm giống như đợt dịch trước để mở cửa thị trường. Đợt dịch thứ 4 với biến chủng Delta nguy hiểm, các địa phương không thể mở cửa tự do mà phải mở cửa thận trọng, an toàn nhưng không cản trở thuận lợi của khách.Đến nay, một số địa phương cũng đã có phương án để thí điểm đón khách quốc tế như: Đà Nẵng, Phú Quốc… Đây là cơ hội, tín hiệu tốt để ngành du lịch có thể phục hồi, từng bước trở lại quỹ đạo, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần của Nghị quyết 08-NQ/TW Bộ Chính trị về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
Hàng không là một trong 5 phương tiện vận chuyển, có vai trò quan trọng cho việc mở cửa du lịch an toàn. Hãng hàng không VietJet đã xây dựng cả một hệ thống để ứng phó với các tình huống. VietJet đầu tư vào công nghệ như xây dựng hệ thống Việt Nam khỏe mạnh trong các chuyến bay. Tất cả gói gọn trong platform (nền tảng) rất hiện đại, để khách hàng có thể theo dõi xét nghiệm, tiêm chủng, khai báo y tế, khai báo di chuyển… nếu cần có thể truy vết nhanh chóng, lập tức.Ngoài ra, Vietjet xây dựng sản phẩm liên quan tới sức khỏe như các gói bảo hiểm. Khách hàng du lịch nếu có rủi ro liên quan tới chi phí chữa trị thì đã có công ty bảo hiểm của tập đoàn là Hdinsurance đứng ra xử lý vấn đề. VietJet xây dựng gói sản phẩm trọn gói từ đầu đến cuối cho khách an toàn. Ngoài ra, tất cả các quy định liên quan tới an toàn của các chuyến bay thì chúng tôi đều phải tuân thủ tuyệt đối. Đó là điều kiện tiên quyết.
Ông Nguyễn Thanh Sơn-Phó Tổng Giám đốc phụ trách Thương mại và Marketing VietJet cho biết, đối với khách du lịch nội địa và quốc tế, thì thị trường nội địa của chúng ta có 100 triệu dân. Trong năm 2019, Ngành du lịch có khoảng 85 triệu khách du lịch nội địa và có 18,6 triệu khách du lịch quốc tế. Qua số liệu trên cho thấy, thị trường nội địa lớn như nào, việc tập trung vào du lịch nội địa là hoàn toàn chính xác.
Tuy nhiên, việc tái khởi động lại du lịch nội địa còn gặp khó khăn do tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 có sự chênh lệch giữa các địa phương nên vẫn còn sự thận trọng trong việc tái khởi động du lịch. Để chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi hoạt động du lịch trong bối cảnh mới, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch số 3228/KH-BVHTTDL về triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành.Kế hoạch tập trung vào 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó, việc tăng cường truyền thông, quảng bá đối với các thị trường quốc tế trọng điểm được xác định là mắt xích quan trọng để phục hồi thị trường quốc tế - thị trường có vai trò quan trọng, đóng góp lớn trong cấu phần tổng thu du lịch Việt Nam.Mới đây, Bộ đã ban hành Hướng dẫn tạm thời thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. Đối với hoạt động du lịch, hướng dẫn nêu rõ việc xét nghiệm y tế áp dụng với các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển khách du lịch, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch…
Trong thời gian tới Bộ cũng đã có những kế hoạch chủ động mang tính chất phục hồi, kích hoạt, kích cầu. Kế hoạch kích cầu tập trung vào 6 nhóm nhiệm vụ: bảo đảm an toàn tại điểm đến và an toàn cho khách du lịch; tăng cường hoạt động truyền thông và xúc tiến, quảng bá du lịch; phát triển đa dạng sản phẩm đáp ứng xu hướng mới của thị trường; đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh phục hồi hoạt động du lịch; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phục hồi hoạt động du lịch./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tây Ninh bắt đầu thí điểm mở lại các hoạt động du lịch
08:23' - 28/10/2021
Sau thời gian dài thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, tỉnh Tây Ninh bắt đầu thí điểm mở lại các hoạt động du lịch theo tour để dần trở lại với trạng thái "bình thường mới".
-
Kinh tế tổng hợp
Hơn 40 cơ sở du lịch tại Khánh Hòa đã hoạt động trở lại
21:33' - 27/10/2021
Tính đến ngày 27/10, hơn 40 đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực du lịch tại Khánh Hòa đã trình phương án đón, phục vụ khách du lịch
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.
-
DN cần biết
Aeon ra mắt Waon Point: Tích điểm toàn hệ sinh thái, nhận ưu đãi cực lớn
20:12' - 04/07/2025
Tập đoàn Aeon ra mắt chương trình Waon Point – hệ thống tích điểm chung trên toàn bộ hệ sinh thái Aeon Việt Nam, tặng 10 lần điểm duy nhất ngày 6/7, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch.
-
DN cần biết
JPMorganChase: Thuế quan sẽ làm tăng mạnh chi phí trực tiếp của doanh nghiệp Mỹ
16:09' - 03/07/2025
Theo Viện JPMorganChase, các kế hoạch áp thuế quan hiện tại của Tổng thống Donald Trump có thể gây ra chi phí trực tiếp lên tới 82,3 tỷ USD đối với nhóm doanh nghiệp quan trọng của nước này.
-
DN cần biết
Khánh thành nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng hơn 200 triệu euro
15:34' - 03/07/2025
Dự án có tổng mức đầu tư 217 triệu euro, trong giai đoạn 2 có mức đầu tư 97 triệu euro với công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41' - 02/07/2025
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23' - 02/07/2025
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.