Mô hình chính quyền đô thị tại Đà Nẵng: * Bài 1: Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước
Sau hơn 1 năm thí điểm, mô hình đã đạt được nhiều kết quả tích cực, giúp tinh gọn bộ máy, cắt giảm thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, một số khó khăn, vướng mắc cũng phát sinh, cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện.
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam thực hiện hai bài viết nhìn lại một năm thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng nêu nhưng ưu, nhược điểm trong quá trình triển khai và kiến nghị, đề xuất của địa phương để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Bài 1: Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XXII Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (nhiệm kỳ 2020-2025) đã xác định một trong ba nhiệm vụ trọng tâm, đột phá của cả nhiệm kỳ là: triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội. Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Đà Nẵng đã triển khai cụ thể đến từng sở, ngành, địa phương, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả tốt, nhân dân đồng tình, ủng hộ. * Quyết liệt, đồng bộ trong triển khai Thành phố Đà Nẵng đã khẩn trương sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy và công tác cán bộ theo mô hình chính quyền đô thị. Sở Nội vụ hướng dẫn, thẩm định việc chuyển 631 cán bộ, công chức phường thành công chức thuộc biên chế UBND quận. Khảo sát cho thấy, trên 89% cán bộ, công chức đánh giá việc đưa công chức phường về biên chế quận là hợp lý và thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ.Ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng cho biết, các cơ chế, chính sách mới đã tạo cơ sở cho việc chuẩn hóa đội ngũ công chức phường theo hướng chuyên nghiệp, tạo sự chủ động, linh hoạt, đơn giản trong công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển giữa cán bộ quận - phường và ngược lại.
Bên cạnh đó, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Đề án về phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước gắn với thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị, đưa ra nguyên tắc phân cấp và nội dung phân cấp trên 5 lĩnh vực trọng tâm: tổ chức bộ máy, nhân sự; quản lý đầu tư; quản lý đô thị; quản lý tài nguyên - môi trường; quản lý ngân sách. Đề án đã ủy quyền 51 nhiệm vụ của UBND thành phố và 21 nhiệm vụ của Chủ tịch UBND thành phố cho các sở, ngành, UBND các quận, huyện…
Từ tháng 7/2021, thành phố không tổ chức HĐND cấp quận, cấp phường. Cán bộ chuyên trách HĐND các cấp này đã được bố trí công tác mới phù hợp với năng lực, trình độ hoặc giải quyết tinh giản biên chế, nghỉ hưu thôi việc theo nguyện vọng. Cấp quận đã sắp xếp lại 18 trường hợp và cho một trường hợp nghỉ hưu theo quy định. Cấp phường đã sắp xếp, bố trí công tác hợp lý cho 45 trường hợp là Phó Chủ tịch HĐND phường. Vì không tổ chức HĐND cấp quận, phường, HĐND thành phố Đà Nẵng đã thành lập các Tổ đại biểu HĐND theo các quận để triển khai hoạt động, thực hiện công tác giám sát theo quy định. Khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị, HĐND thành phố đã tăng tỷ lệ đại biểu chuyên trách, tăng cơ cấu thường trực, tăng cơ cấu các Ban và tăng thêm 6 biên chế.Thường trực HĐND thành phố, các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND thành phố không ngừng đổi mới phương thức hoạt động theo hướng mở rộng phạm vi, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phù hợp với mô hình chính quyền đô thị. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố cùng các đoàn thể chính trị - xã hội đã tăng cường vai trò giám sát, phát huy tính dân chủ khi không còn HĐND cấp quận, phường.
Nhiều cử tri đánh giá việc bỏ HĐND cấp quận, phường giúp tinh gọn bộ máy nhưng không ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân. Ông Nguyễn Nam Tuấn (cử tri phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu) cho rằng, lợi ích rõ ràng nhất của việc giảm HĐND cấp quận, phường là tiết kiệm chi phí, ngân sách.UBND cùng cấp sẽ quyết định công việc nhanh hơn, bớt thủ tục, giấy tờ. Quyền dân chủ vẫn được đảm bảo qua hoạt động đối thoại của nhân dân với UBND các cấp, tiếp xúc cử tri với HĐND thành phố, nêu ý kiến với Mặt trận, các đoàn thể…
* Chính quyền tinh gọn, người dân được hưởng lợi Kết quả khảo sát độc lập của Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng tháng 5/2022 cho thấy, có 84,9% cán bộ, công chức, viên chức cấp thành phố, 64,9% cấp quận, 71,9% cấp phường và 80,1% người dân thành phố đồng thuận với chủ trương thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị.Thực hiện thí điểm mô hình này, tại UBND các phường, việc ký chứng thực đã được ủy quyền cho công chức Tư pháp - Hộ tịch, giúp giảm bớt thời gian chờ đợi của nhân dân.
Thường xuyên tới UBND phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu) để làm thủ tục hành chính, chứng thực giấy tờ cho bản thân và gia đình, ông Trương Văn Tiến nhận định, công tác chứng thực được thực hiện nhanh gọn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm thời gian.Việc công chứng giấy tờ, sao y bản chính được giao quyền cho nhân viên Tư pháp - Hộ tịch phường ký là hợp lý, không cần chờ lãnh đạo ký như trước đây. Dân số mỗi ngày một đông, nhu cầu công chứng nhiều nên việc rút gọn quy trình, thủ tục là rất cần thiết.
Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Minh Lê Thành Quyết chia sẻ, Hòa Minh là một trong những phường đông dân nhất thành phố, với khoảng 70.000 người, khối lượng công việc rất lớn.Trước đây, mỗi ngày, lãnh đạo phường phải dành nhiều thời gian để ký hàng trăm giấy tờ chứng thực. Giờ đây, công tác này được ủy quyền cho hai công chức thuộc bộ phận một cửa. Việc ủy quyền giúp tiết kiệm thời gian cho lãnh đạo phường để giải quyết các vấn đề quan trọng khác, đồng thời rút ngắn thời gian chờ đợi của nhân dân.
Bí thư Quận ủy Liên Chiểu Nguyễn Hà Bắc khẳng định, thí điểm mô hình chính quyền đô thị giúp bộ máy hành chính được tinh gọn, hiệu quả, tiết kiệm ngân sách, khắc phục sự trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn.Đồng thời hiệu lực, tính năng động trong hoạt động điều hành của chính quyền, trách nhiệm cá nhân, nhất là của người đứng đầu UBND quận, phường được nâng cao, góp phần tích cực vào việc cải cách hành chính, phục vụ người dân tốt hơn.
Với đặc thù có nhiều phường đông dân, công nhân, sinh viên rất đông, nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính của công dân lớn nên việc ủy quyền cho công chức Tư pháp - Hộ tịch ký chứng thực giúp giải quyết nhanh chóng, kịp thời hồ sơ của công dân.
Bên cạnh đó, những công việc UBND thành phố ủy quyền cho UBND quận giúp các địa phương chủ động thực hiện các dự án dân sinh phục vụ người dân nhanh hơn, đáp ứng yêu cầu, mong muốn của bà con kịp thời hơn./.Xem thêm:
>>Mô hình chính quyền đô thị tại Đà Nẵng: * Bài 2: Kiến nghị, giải pháp hoàn thiện mô hình
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng đón chuyến tàu biển đầu tiên đưa du khách quốc tế trở lại sau dịch COVID-19
10:27' - 09/10/2022
Ngày 9/10, tại Cảng Tiên Sa, Sở Du lịch Đà Nẵng tổ chức chào đón chuyến tàu biển đầu tiên đưa khách quốc tế đến tham quan du lịch thành phố Đà Nẵng sau hơn 2 năm tạm ngưng do dịch COVID-19.
-
Lịch cắt điện
Lịch cắt điện Đà Nẵng ngày mai 10/10 cập nhật mới nhất
08:11' - 09/10/2022
Lịch cắt điện cập nhật mới nhất của các quận, huyện tại Đà Nẵng ngày mai 10/10.
-
Lịch cắt điện
Lịch cắt điện Đà Nẵng ngày mai 9/10 cập nhật mới nhất
12:03' - 08/10/2022
Lịch cắt điện cập nhật mới nhất của các quận, huyện tại Đà Nẵng ngày mai 9/10.
-
Đời sống
Khai mạc Hội chợ hàng Việt - Đà Nẵng 2022
20:46' - 05/10/2022
Tối 5/10, tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm thành phố Đà Nẵng đã khai mạc Hội chợ hàng Việt – Đà Nẵng 2022 do Sở Công Thương thành phố chủ trì tổ chức.
-
Kinh tế Việt Nam
Cử tri Đà Nẵng bức xúc vì bệnh viện thiếu thuốc, dự án treo hàng chục năm
13:47' - 05/10/2022
Ngày 5/10, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng đã tiếp xúc cử tri quận Thanh Khê trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Nhiều cử tri bức xúc vì bệnh viện thiếu thuốc, dự án treo hàng chục năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo thị trường mua bán sáp nhập tại Việt Nam sẽ nhộn nhịp trở lại
17:48'
Sự trầm lắng này chỉ là vấn đề mang tính thời điểm và xu hướng chung của thị trường toàn cầu, kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch và biến động địa chính trị trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Vì sao cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn khối ngoại?
17:38'
Đáng chú ý, kể từ đầu năm đến nay, nhiều cổ phiếu ngân hàng đã có mức tăng vượt trội so với thị trường chung và thu hút sự chú ý của khối ngoại.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư công sẽ tiếp tục tập trung cho chương trình mục tiêu quốc gia
17:31'
Nguồn vốn đầu tư công trong năm 2024 tiếp tục tập trung cho các dự án quan trọng quốc gia, đặc biệt là các dự án cao tốc nhằm tạo không gian phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Singapore: Tạo đột phá mới trong hợp tác song phương
17:27'
Từ năm 1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những đối tác lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai nước tăng theo từng năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị đủ quỹ đất phục vụ dịch vụ logistics và thương mại điện tử
16:48'
Thị trường vận tải và logistics của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 48,6 tỷ USD vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,8%, đạt 71,9 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng thoát nước chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa
16:47'
Hiện nay hệ thống thoát nước tại các đô thị Việt Nam chủ yếu là hệ thống thống nước chung, được xây dựng qua nhiều thời kỳ, chắp vá, xuống cấp và chưa được nâng cấp hoàn chỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam
16:45'
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với 443/454 (chiếm 92,48%) đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc phiên chợ cam Hưng Yên năm 2024
15:57'
Các sản phẩm đều được gắn nhãn mác và tem truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Luật Điện lực
15:49'
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành (chiếm 91,65%).