Mô hình phi hạt nhân hóa cho Triều Tiên
Trong khi cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sắp diễn ra, việc xem xét chiến lược phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên nào là thích hợp nhất hiện là nhiệm vụ quan trọng mà các đồng minh của Mỹ phải thực hiện.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton phát biểu trên kênh truyền hình Fox News hôm 29/4 rằng Mỹ đã “suy nghĩ nhiều về chuyện áp dụng mô hình đối với Libya trong trường hợp của Triều Tiên”.
Các nước phương Tây đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt nặng nề và đưa Libya ra khỏi danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố sau khi cố lãnh đạo Libya Muammar Gadhafi hoàn thành cam kết là từ bỏ vũ khí hạt nhân trong 2 năm 2003-2004. Nếu kịch bản này được áp dụng tương tự, Mỹ sẽ yêu cầu Triều Tiên hủy bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân của nước này trước khi nhận được bất kỳ sự bù đắp nào. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Triều Tiên sẽ không cho phép Mỹ lặp lại lịch sử một cách quá dễ dàng đến vậy bởi cái kết bi thảm của Gadhafi, xảy ra chưa đầy 10 năm sau khi Libya từ bỏ vũ khí hạt nhân, là một câu chuyện cảnh báo nhà lãnh đạo Triều Tiên phải thận trọng. Koh Yu-hwan, một chuyên gia về Triều Tiên làm việc tại trường Đại học Dongguk ở thủ đô Seoul, người đã cố vấn cho Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae in trong cuộc gặp cấp cao với Kim Jong-un, trả lời phỏng vấn của tờ The Korea Herald: “Triều Tiên có thể sẵn sàng theo các bước đi cơ bản mà Libya đã thực hiện như đánh đổi việc phi hạt nhân hóa lấy sự đảm bảo an ninh, song không như Libya, nước này sẽ không từ bỏ chương trình hạt nhân trước khi nhận được những sự đảm bảo vững chắc. Sẽ cực kỳ khó áp dụng hoàn toàn mô hình Libya cho Triều Tiên nếu Mỹ không đưa ra những sự đảm bảo an ninh ‘rõ ràng và không thể đảo ngược’ cho chế độ ở Triều Tiên”.Trường hợp đối với Libya cho thấy rõ quyết tâm của Mỹ đạt được sự phi hạt nhân hóa một cách “hoàn toàn và không thể đảo ngược” thông qua một tiến trình nhanh chóng (mất chưa đầy 2 năm để thực hiện việc xóa bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân của Libya với sự thanh sát, kiểm chứng, dỡ bỏ các cơ sở hạt nhân và đưa các “thành phần” trong chương trình hạt nhân của nước này về Mỹ). Ông Bolton cũng thừa nhận rằng việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên phức tạp hơn trường hợp của Libya bởi các cuộc đàm phán sẽ còn liên quan tới những vấn đề như “tên lửa đạn đạo, vũ khí sinh-hóa học, các con tin người Mỹ, và các công dân Nhật Bản bị bắt cóc”. Ngoài mô hình đối với Libya, mô hình đối với Iran cũng là một lựa chọn đáng để xem xét. Năm 2015, Iran đã ký thỏa thuận với 6 cường quốc gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc, chấp nhận hạn chế làm giàu urani trong 10 năm để đổi lấy hàng tỷ USD Mỹ có được khi các lệnh trừng phạt nước này được nới lỏng.Ngoài việc đóng cửa các cơ sở hạt nhân chính, Iran còn bật đèn xanh cho việc thực hiện một cơ chế giám sát nghiêm ngặt, cho phép các thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tiếp cận bất kỳ địa điểm nào nghi ngờ có các hoạt động liên quan tới vũ khí hạt nhân, trong đó có các cơ sở quân sự.Thỏa thuận này cũng cho phép Iran tiếp tục chương trình hạt nhân vì các mục đích hòa bình, điều mà một số người coi như “mồi câu” có thể kéo Bình Nhưỡng tới chỗ hợp tác nhiều hơn nữa trên bàn đàm phán. Tuy nhiên, những người hoài nghi cho rằng việc Tổng thống Trump gọi thỏa thuận với Iran là “điên rồ”, là lý do vì sao có ít khả năng một mô hình tương tự sẽ được lựa chọn đối với Triều Tiên.
Mặc dù rõ ràng Iran giàu dầu mỏ sẽ được nhiều, riêng từ việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, song Kim Jong-un – nhân vật mới đây đã chuyến hướng mối quan tâm tới việc vực dậy nền kinh tế ốm yếu của Triều Tiên – có thể đòi hỏi sự bù đắp lớn hơn để đổi lấy việc hạn chế chương trình hạt nhân của mình.Trong khi đó, mô hình áp dụng đối với các quốc gia thuộc Liên Xô trước đây như Ukraine, Kazakhstan và Belarus dường như cũng không thích hợp với tình hình hiện nay của Triều Tiên. Các quốc gia thừa hưởng kho vũ khí hạt nhân sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, song đã bị Mỹ thuyết phục chuyển giao các thiết bị hạt nhân cho Nga để đổi lấy sự hỗ trợ về kinh tế và đảm bảo an ninh. Chuyên gia Koh bình luận: “Việc đưa ra một mô hình riêng và chưa từng có cho phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là cần thiết bởi khu vực này khác các nước Trung Đông về mặt địa lý”. Triều Tiên đã cam kết đóng cửa cơ sở thử hạt nhân của mình cách đây vài tuần và mời các chuyên gia của Mỹ tới kiểm chứng tuyên bố này, một động thái táo bạo tiếp sau tuyên bố ngừng thử tên lửa và đóng cửa cơ sở thử hạt nhân quan trọng. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế vẫn còn hoài nghi ý định thực sự của Triều Tiên và việc liệu nước này sẽ thực hiện các lời cam kết của mình hay không.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đề nghị LHQ kiểm chứng việc Triều Tiên đóng cửa bãi thử hạt nhân
09:50' - 02/05/2018
Ngày 1/5, người phát ngôn Liên hợp quốc (LHQ) Stephane Dujarric cho biết Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã đề nghị LHQ kiểm chứng việc Triều Tiên đóng cửa bãi thử hạt nhân của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Canada, Australia triển khai máy bay tuần tra giám sát Triều Tiên
09:34' - 02/05/2018
Canada và Australia đã triển khai máy bay tuần tra trên biển để tham gia các nỗ lực quốc tế nhằm ngăn chặn Triều Tiên vi phạm các lệnh trừng phạt.
-
Kinh tế Thế giới
Địa điểm và thời gian Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên sẽ công bố vài ngày tới
07:53' - 02/05/2018
Ngày 1/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố địa điểm và thời gian tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên sẽ sớm được công bố trong vài ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên nhất trí cùng Hàn Quốc lập các văn phòng liên lạc tại thủ đô của nhau
16:19' - 01/05/2018
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã nhất trí với đề xuất của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in về việc thiết lập các văn phòng liên lạc tại thủ đô của hai nước nhằm tăng cường tiếp xúc song phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này