Mobile Money: Cần những yếu tố gì để thành công?
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh, ngay sau khi các doanh nghiệp viễn thông được chấp thuận cung cấp dịch vụ Mobile Money, người dân có nhu cầu sử dụng dịch vụ Mobile Money, đặc biệt là người dân ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam sẽ đăng ký mở, nạp tiền và sử dụng dịch vụ Mobile Money.
Phó Thống đốc cho rằng, để làm được điều này thì các doanh nghiệp viễn thông cần khẩn trương xây dựng Hồ sơ đề nghị triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Quyết định 316/QĐ-TTg về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ.Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện thẩm định các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý. Sau khi triển khai chính thức, Bộ Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an trong công tác quản lý doanh nghiệp viễn thông, thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo việc thí điểm an toàn, hiệu quả, không để tội phạm lợi dụng cho các hành vi vi phạm pháp luật.
Theo Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh, để có thể triển khai thành công dịch vụ Mobile Money cần nhiều yếu tố, phụ thuộc vào nhiều bên. Đối với doanh nghiệp viễn thông, trên cơ sở chuẩn bị hồ sơ, điều kiện kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tại Quyết định 316/QĐ-TTg; doanh nghiệp cần xây dựng ứng dụng an toàn, thuận tiện, dễ sử dụng; xây dựng hệ thống các điểm kinh doanh trên toàn quốc, trong đó ưu tiên triển khai thí điểm tại các địa bàn thuộc khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Các đơn vị cung ứng hàng hóa/dịch vụ chấp nhận rộng rãi phương thức thanh toán này với các chi phí hợp lý. Đối với cơ quan quản lý nhà nước như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an thực hiện thẩm định, cấp phép, thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ, thường xuyên theo đúng Quyết định 316/QĐ-TTg vừa khuyến khích sử dụng nhưng phải đảm bảo việc thí điểm an ninh, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, Phó Thống đốc cho rằng Mobile Money là dịch vụ mới, chưa được quy định tại văn bản pháp lý hiện hành, có thể tiềm ẩn rủi ro phát sinh mà thời điểm hiện tại chưa thể lường hết trước được; do đó, các Bộ ngành phải tiếp tục hoàn thiện chính sách trong quá trình thực hiện thí điểm và sau khi tổng kết đánh giá sau 2 năm thực hiện. Phó Thống đốc cũng chỉ ra hai lợi ích lớn nhất của Mobile Money. Thứ nhất, góp phần phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; mở rộng thêm kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động; mang lại tiện ích cho người sử dụng; tiết giảm chi phí…Bên cạnh đó, sẽ giáo dục, phổ cập kiến thức tài chính toàn diện cho toàn dân, giúp người sử dụng sẽ dần quen với sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức khác tại các ngân hàng và các tổ chức trung gian thanh toán.
Hiện nay số người có điện thoại di động ở Việt Nam là gần 125 triệu thuê bao, trong khi tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản tại ngân hàng là chỉ là 64%. Khoảng trống còn khá lớn nên hy vọng khi triển khai Mobile Money sẽ có chuyển biến mạnh mẽ về thanh toán các dịch vụ thiết yếu như điện, nước, y tế, giáo dục, dịch vụ công... Mobile Money sẽ là giải pháp góp phần phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.Đồng thời, mở rộng thêm kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động; mang lại tiện ích cho người sử dụng; tiết giảm chi phí để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và tài chính toàn diện tại Việt Nam.
Phó thống đốc Nguyễn Kim Anh cho biết, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi và nắm bắt thông tin phản ánh dư luận liên quan đến việc thực hiện thí điểm Mobile Money để kịp thời phối hợp với Bộ TTTT, Bộ Công an xử lý các vướng mắc, phát sinh. Mobile Money (còn được gọi là tiền di động) được hiểu là hình thức thanh toán được thực hiện bằng hoặc thông qua một thiết bị di động và vận hành theo quy định tài chính của mỗi quốc gia. Thay vì thanh toán bằng tiền mặt, séc hoặc thẻ tín dụng, người tiêu dùng có thể sử dụng tài khoản của điện thoại di động để thanh toán cho rất nhiều dịch vụ hàng ngày. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 316/QĐ-TTG ngày 9/3/2020 phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money). Hạn mức giao dịch Mobile Money không quá 10 triệu đồng/tháng/tài khoản cho tổng giao dịch. Quyết định nêu rõ, khách hàng cá nhân đăng ký và sử dụng dịch vụ Mobile Money phải cung cấp Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu trùng với thông tin đăng ký số thuê bao di động của khách hàng và được Doanh nghiệp thực hiện thí điểm định danh, xác thực theo các quy định của Chính phủ về đăng ký thuê bao di động. Số thuê bao di động phải có thời gian kích hoạt và sử dụng liên tục trong ít nhất 3 tháng liền kề tính đến thời điểm đăng ký mở và sử dụng dịch vụ Mobile Money. Mỗi khách hàng chỉ được mở 1 tài khoản Mobile Money tại mỗi doanh nghiệp thực hiện thí điểm./.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Mobifone đã được cấp phép để triển khai thí điểm Mobile Money
17:00' - 12/03/2021
MobiFone đã thực hiện việc xin cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và đã chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép.
-
Ngân hàng
Sự bùng nổ của dịch vụ Mobile Money tại châu Phi
07:16' - 12/03/2021
Mobile Money không phải điều gì mới. Ngay từ trước khi đại dịch xảy ra, các nước châu Phi đã đi tiên phong trong ngành công nghiệp này.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mobile Money: Hướng tới nền kinh tế không tiền mặt
18:10' - 11/03/2021
Việc triển khai thí điểm Mobile Money sẽ góp phần phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, nhất là tại các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Ưu tiên nguồn vốn cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh cà phê
09:28'
Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đắk Lắk xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng cho ngành hàng cà phê bằng hoặc cao hơn so với kế hoạch tăng trưởng tín dụng chung của ngành.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 3/12: Đồng USD đảo chiều tăng mạnh
08:47'
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD hôm nay ở mức 25.170 - 25.473 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 21 đồng ở chiều mua vào và bán ra so với sáng hôm qua.
-
Ngân hàng
Đồng ruble Nga dự kiến sẽ ổn định quanh mức 100 ruble/USD
16:17' - 02/12/2024
Đồng ruble đã mất giá 15% so với đồng USD sau khi Mỹ trừng phạt ngân hàng Gazprombank vào ngày 22/11.
-
Ngân hàng
ECB tính toán giảm lãi suất
15:24' - 02/12/2024
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nên đưa ra các quyết định chính sách tiền tệ trong tương lai dựa trên rủi ro có thể sắp xảy ra thay vì dữ liệu kinh tế mới nhất.
-
Ngân hàng
Đồng USD khởi đầu tuần mới đầy thận trọng
11:14' - 02/12/2024
Đồng USD mở cửa phiên giao dịch đầu tuần 2/12 một cách thận trọng trong bối cảnh tuần này được coi là tuần quan trọng đối với triển vọng cắt giảm lãi suất của Mỹ.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 2/12: Đồng USD giảm giá
08:49' - 02/12/2024
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.149 - 25.452 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 11 đồng ở chiều mua vào và bán ra so với sáng cuối tuần trước.
-
Ngân hàng
Thêm quy định về bảo mật cho dịch vụ ngân hàng trực tuyến
09:52' - 01/12/2024
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng.
-
Ngân hàng
Tín dụng chính sách xã hội giúp nhiều gia đình thoát nghèo
08:20' - 01/12/2024
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều gia đình đã vượt khó vươn lên, cải thiện cuộc sống.
-
Ngân hàng
ABBANK khởi động dự án Triển khai Hệ thống Quản lý Môi trường và Xã hội
09:33' - 30/11/2024
Đây là một phần trong mục tiêu của ABBANK nhằm thúc đẩy tài chính xanh, phát triển bền vững, nâng cao vai trò trách nhiệm xã hội của ngân hàng và các khách hàng doanh nghiệp.