Mobile Money là gì? Mobile Money khác gì ví điện tử?
Tuy nhiên Mobile Money là gì, Mobile Money khác gì các ví điện tử đang sử dụng là câu hỏi được nhiều người dân quan tâm.
Mobile Money là gì?
Mobile Money (còn được gọi là tiền di động) được hiểu là hình thức thanh toán được thực hiện bằng hoặc thông qua một thiết bị di động và vận hành theo quy định tài chính của mỗi quốc gia. Thay vì thanh toán bằng tiền mặt, séc hoặc thẻ tín dụng, người tiêu dùng có thể sử dụng tài khoản của điện thoại di động để thanh toán cho rất nhiều dịch vụ hàng ngày.
Khách hàng cá nhân đăng ký và sử dụng dịch vụ Mobile Money phải cung cấp Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu có thông tin trùng với thông tin đăng ký số thuê bao di động của khách hàng và được doanh nghiệp thực hiện thí điểm định danh, xác thực theo các quy định của Chính phủ về đăng ký thuê bao di động.
Trong đó, số điện thoại thuê bao di động phải có thời gian kích hoạt và sử dụng liên tục trong ít nhất 3 tháng liền kề tính đến thời điểm đăng ký mở và sử dụng dịch vụ Mobile Money. Đặc biệt, mỗi khách hàng chỉ được mở 1 tài khoản Mobile Money tại mỗi doanh nghiệp thực hiện thí điểm.
Mobile Money khác gì ví điện tử?
Về cơ bản, dịch vụ Mobile Money cung cấp cho khách hàng một tài khoản gắn liền với thuê bao di động. Tài khoản này tương tự như tài khoản viễn thông nhưng được phép sử dụng để chuyển tiền, thanh toán dịch vụ, hàng hoá hợp pháp tại Việt Nam.
Khác với các ví điện tử, người dùng không cần phải có tài khoản ngân hàng để sử dụng dịch vụ Mobile Money. Đây là điểm khác biệt lớn nhất so sánh với ví điện tử. Ví điện tử là tài khoản điện tử thường được tích hợp vào ứng dụng điện thoại nhưng yêu cầu phải đảm bảo bằng việc liên kết với một tài khoản ngân hàng.
Hạn mức giao dịch hàng tháng bằng tiền di động chỉ 10 triệu đồng trong khi hạn mức của ví điện tử là 100 triệu đồng một tháng.
Ưu điểm vượt trội của hình thức thanh toán Mobile Money là không bị giới hạn về không gian và thời gian. Do đó đối với người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi... nơi các ngân hàng khó khăn trong việc đặt và duy trì phòng giao dịch thì người dân sử dụng Mobile Money sẽ dễ dàng thanh toán các khoản tiền điện, tiền nước, thậm chí có thể dùng cách thức này để thanh toán khi mua đồ ăn ngoài chợ, mua đồ dùng sinh hoạt gia đình.
Thuận tiện nhất là người dân chỉ cần thao tác trên điện thoại di động hoặc đến các đại lý, điểm giao dịch gần nhất để thanh toán. Tại những vùng không có Internet hoặc với người dùng điện thoại phổ thông, họ có thể sử dụng tài khoản Mobile Money của mình để thanh toán thông qua tin nhắn SMS. Về lâu dài, dịch vụ này khi được triển khai sẽ góp phần làm thay đổi dần thói quen dùng tiền mặt của người dân Việt Nam.
Mobile Money chỉ được dùng để thanh toán cho các sản phẩm, dịch vụ hợp pháp tại Việt Nam. Dịch vụ này chỉ áp dụng đối với giao dịch nội địa, không thanh toán, chuyển tiền cho các sản phẩm, dịch vụ xuyên biên giới.
Mobile Money không phải là khái niệm mới trên thế giới. Từ năm 2000, khái niệm này đã xuất hiện tại nhiều quốc gia châu Âu và đến cuối năm 2019, đã có khoảng 95 quốc gia và vùng lãnh thổ chấp nhận Mobile Money. Sau gần 20 năm, thế giới đã có hơn 1 tỷ tài khoản di động được đăng ký, giao dịch tiền điện với khối lượng trung bình tương đương với khoảng 1,9 tỷ USD mỗi ngày.
>>Sự bùng nổ của dịch vụ Mobile Money tại châu Phi
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Mobile Money nhập cuộc: Thị phần thanh toán sẽ cần phân chia lại?
11:04' - 15/08/2020
Sự xuất hiện của các doanh nghiệp viễn thông với dịch vụ thanh toán mới Mobile Money sẽ tác động ra sao đến thị trường thanh toán?
-
Tài chính & Ngân hàng
Mobile Money trước thách thức phòng ngừa rủi ro
10:48' - 15/08/2020
Vấn đề đặt ra là làm sao để các cơ quan quản lý, các hãng viễn thông có thể quản lý được dòng tiền trong Mobile Money, tránh được tiêu cực như rửa tiền, đánh bạc..
-
Ngân hàng
Thời của thanh toán chạm và "vẩy" thẻ
14:20' - 16/06/2020
Người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng giảm sử dụng tiền mặt, thay vào đó là các thanh toán kỹ thuật số qua công nghệ không tiếp xúc (contactless).
-
Ngân hàng
Thanh toán không dùng tiền mặt, điểm nhấn cải cách trong lĩnh vực công
19:03' - 15/06/2020
Sau 5 năm thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020, thói quen thanh toán không tiền mặt đã dần được định hình trong đời sống xã hội người dân.
-
Ngân hàng
Thanh toán điện tử: Tạo cơ chế thúc đẩy doanh nghiệp hồi phục sau COVID-19
08:15' - 03/06/2020
Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định về việc xây dựng hành lang pháp lý cho dịch vụ thanh toán số, song vẫn còn những trở ngại về thủ tục giấy tờ trong hệ thống các văn bản hiện hành.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Các hiệp hội Mỹ hối thúc hạn chế thuế quan với hàng hóa Trung Quốc
09:55'
Các nhà sản xuất khẳng định, trong bối cảnh các chi phí đầu vào đều đang tăng đột biến, thị trường toàn cầu thiếu sự ổn định, việc loại bỏ các biện pháp thuế sẽ ngay lâp tức giảm bớt gánh nặng.
-
Tài chính
Nỗ lực mới của Anh để kiềm chế lạm phát
07:36' - 27/05/2022
Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh Rishi Sunak ngày 26/5 thông báo gói hỗ trợ cho người tiêu dùng bị ảnh hưởng của chi phí năng lượng tăng, với một loại thuế tạm thời đánh vào các tập đoàn dầu lửa.
-
Tài chính
Thâm hụt ngân sách của Mỹ dự kiến giảm xuống mức 1.000 tỷ USD
12:50' - 26/05/2022
Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ ngày 26/5 cho biết thâm hụt ngân sách của Chính phủ Mỹ trong tài khóa hiện tại (kết thúc vào ngày 30/9) được dự báo sẽ giảm mạnh nhưng vẫn ở mức cao là 1.000 tỷ USD.
-
Tài chính
Dự thảo ngân sách bổ sung của Hàn Quốc vẫn chưa "ngã ngũ"
08:49' - 26/05/2022
Các đảng phái tại Hàn Quốc đã thất bại trong việc đạt được thỏa thuận về dự thảo ngân sách bổ sung do chính phủ đề xuất nhằm hỗ trợ các tiểu thương chịu ảnh hưởng nặng bởi đại dịch COVID-19.
-
Tài chính
Các quỹ vĩ mô toàn cầu “tỏa sáng” trong ngành đầu tư rủi ro toàn cầu
22:08' - 25/05/2022
Các quỹ đầu cơ rủi ro đặt cược vào trái phiếu, tiền tệ, cổ phiếu và hàng hóa nằm trong số những người hưởng lợi nhất kể từ đầu năm nay.
-
Tài chính
Mỹ gia tăng các biện pháp trừng phạt tài chính nhằm vào Nga
10:42' - 25/05/2022
Từ 4h01 giờ GMT ngày 25/5, tức 11h01 cùng ngày (giờ Hà Nội), Nga sẽ không được hưởng cơ chế miễn trừ, trong đó cho phép nước này được thanh toán nợ nước ngoài bằng đồng đôla sở hữu trong nước.
-
Tài chính
Argentina nới lỏng kiểm soát ngoại tệ đối với các công ty dầu khí
09:51' - 25/05/2022
Thông qua một cơ chế đặc biệt các công ty dầu mỏ sẽ được tiếp cận nguồn ngoại tệ tương đương với 20% mức tăng sản lượng khai thác đã đạt được trong năm 2022 so với một năm trước đó.
-
Tài chính
Tăng xử lý hình sự việc trốn thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản
16:07' - 24/05/2022
Trước tình hình trên, ngành Thuế đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, khuyến cáo người nộp thuế cần thực hiện trung thực trong việc kê khai giá thực tế để bảo vệ chính quyền lợi của bản thân.
-
Tài chính
Tiền gửi bằng ngoại tệ của Hàn Quốc sụt giảm
08:12' - 24/05/2022
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) công bố số liệu cho thấy tiền gửi ngoại tệ của nước này đã giảm trong tháng 4/2022 do chi phí nhập khẩu cao hơn và đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp.