Mong muốn của Mỹ và Canada đối với thỏa thuận NAFTA mới (Phần 2)
*Điều Canada muốn: Chương 19 và miễn trừ văn hóa
Quy định này thiết lập một cơ chế cho các công ty Canada kháng nghị các tranh chấp về hoạt động thương mại tới một ban hội thẩm độc lập gồm các đại diện từ mỗi quốc gia, thay vì dựa vào các tòa án trong nước và Mỹ muốn loại bỏ điều khoản này.
Tuy nhiên, Thủ tướng Canada Trudeau đã khẳng định quan điểm rõ rằng Canada sẽ không đàm phán nếu Chương 19 bị loại bỏ. Thủ tướng Trudeau nhấn mạnh: “Chúng tôi cần giữ Chương 19 giải quyết tranh chấp bởi nó đảm bảo các quy tắc được thực sự tuân thủ và chúng ta biết rằng chúng ta có một vị tổng thống mà không phải lúc nào cũng tuân theo các quy tắc khi chúng được đặt ra".
Theo Chad Bown, chuyên gia cấp cao từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, chương này trong thỏa thuận có từ những năm 80 của thế kỷ XX và trong hiệp định thương mại tự do Canada-Mỹ đầu tiên.
Đối với Canada, Chương 19 là một cách để cân bằng các rủi ro và lợi ích trong thương mại với Mỹ. Canada coi đó là một biện pháp phòng vệ chống lại các chính sách thương mại bảo hộ, giúp bảo vệ nền kinh tế của đất nước nếu Mỹ áp đặt các rào cản thương mại hoặc thuế quan.
Ngoài ra, một điểm quan trọng khác đối với Canada là quốc gia này muốn NAFTA vẫn phải bao gồm "miễn trừ văn hóa" cho truyền thông, nghệ thuật và phát thanh của Canada. Điều này có nghĩa các loại sản phẩm văn hóa đó sẽ không được coi là hàng hóa thương mại được giao dịch thông qua NAFTA và Canada có thể bảo vệ tốt hơn những ngành đó.
Theo chuyên gia Bown, Internet đã không thực sự là một vấn đề khi bắt đầu đàm phán NAFTA, vì vậy Canada có thể đang tìm cách củng cố sự bảo vệ ở lĩnh vực này. Tuy nhiên, chuyên gia chính sách và thương mại quốc tế Marc Busch từ Đại học Georgetown cho biết, về bản chất, Canada muốn có sự miễn trừ này là vì họ muốn bảo vệ văn hóa của mình chống lại sự xâm nhập của Mỹ.
*Điều quan trọng hơn cả
Một vấn đề lớn giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Canada là cả hai đều cân nhắc về các cuộc đàm phán NAFTA theo những cách rất khác nhau. Trong khi Thủ tướng Trudeau cứng rắn đặt ra các ưu tiên của Canada, thì Tổng thống Trump tăng cường đe dọa trả đũa, đặc biệt là thuế quan.
Tuy nhiên, đe dọa Canada có thể không phải là chiến lược hiệu quả nhất của Mỹ bởi đa số người Canada không ưa thích Tổng thống Trump và các cuộc đàm phán khó khăn dường như đem lại đòn bẩy giúp Thủ tướng Trudeau đẩy lùi các yêu cầu của Washington.
Nhà phân tích Goldfeder cho biết chính những lời đe dọa từ Mỹ khiến những người dân Canada thấy thực sự cần phải ủng hộ Canada và nếu ít đe dọa hơn thì người Mỹ có lẽ sẽ được lợi hơn.
Nếu Canada và Mỹ không thể đi đến một thỏa thuận, ông Trump muốn Quốc hội Mỹ chấp nhận thỏa thuận song phương Mỹ-Mexico như là một sự thay thế NAFTA. Tuy nhiên, Thổng thống Trump có thể không nhận được sự ủng hộ mà ông ta mong muốn bởi Quốc hội, trong đó có cả các nhà lập pháp đảng Cộng hòa, muốn thỏa thuận NAFTA mới phải có sự tham gia của Canada.
Lý do Tổng thống Trump cố gắng gây sức ép với Canada nhằm có được thỏa thuận này nhanh chóng là vì mục đích chính trị. Ông Trump hy vọng việc ký kết thỏa thuận sẽ diễn ra trước khi Tổng thống Mexico Lopez Obrador nhậm chức vào ngày 1/12.
Bên cạnh đó, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ cũng đang đến gần và với tương lai đảng Cộng hòa khó có thể chiếm quyền kiểm soát lưỡng viện, ông Trump muốn tránh việc đẩy quá trình phê chuẩn NAFTA lùi lại 1 năm nữa.
Tuy nhiên, vào thời điểm này, có vẻ như ông Trump sẽ không có cách nào. Và Quốc hội Mỹ không phải là cơ quan lập pháp duy nhất có quyền phê chuẩn NAFTA bởi Quốc hội Canada và cơ quan lập pháp của Mexico cũng phải phê chuẩn nó. Vì vậy, ngay cả khi Mỹ và Canada có thể đạt được thỏa thuận vào cuối tháng này, cả 3 quốc gia sẽ phải phê duyệt thỏa thuận trong bối cảnh chính trị khá khác nhau.
Một câu hỏi lớn, tất nhiên, là Tổng thống Trump sẽ làm gì nếu như ông không thực hiện được theo cách của mình. Nó có thể bao gồm việc áp đặt thuế tự động khổng lồ, có khả năng tàn phá Canada và điều này cũng sẽ gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng và nhà sản xuất Mỹ. Nếu ông Trump dừng lại, hiện trạng sẽ không thay đổi và đó thực sự có thể là kịch bản tốt nhất./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ, Canada và Mexico tìm cách vượt rào cản và nhất trí về NAFTA sửa đổi
10:21' - 24/09/2018
Các quan chức tham gia đàm phán giữa Mỹ, Canada và Mexico đang rất nỗ lực tìm cách vượt qua những rào cản và nhất trí về NAFTA sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán NAFTA giữa Mỹ và Canada chưa thu hẹp được bất đồng
13:20' - 21/09/2018
Hiện Mỹ và Canada vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngành chế biến sữa và một số điều khoản của NAFTA.
-
Kinh tế Thế giới
Canada, Mexico lạc quan về thỏa thuận sửa đổi NAFTA
12:26' - 14/09/2018
Thủ tướng Canada Justin Trudeau khẳng định mong muốn đạt được thỏa thuận sửa đổi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) theo hướng có lợi cho Canada càng sớm càng tốt.
-
Kinh tế Thế giới
Canada mắc kẹt trong đàm phán NAFTA
05:30' - 13/09/2018
Trang Globe and Mail đăng bài viết nhận định rằng Canada dường như đang bị mắc kẹt trong tiến trình đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
-
Kinh tế Thế giới
Canada tuyên bố đàm phán NAFTA với Mỹ vẫn có tính xây dựng
06:56' - 12/09/2018
Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland ngày 11/9 tuyên bố các cuộc đàm phán với Mỹ về việc thiết lập một Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) mới vẫn có tính xây dựng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nêu điều kiện đàm phán thương mại với Mỹ
18:23' - 23/04/2025
Ngày 23/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) khẳng định nước này có lập trường rất rõ ràng về cuộc chiến thuế quan do Mỹ khởi xướng.