Moody’s, Fitch nhấn mạnh rủi ro xếp hạng tín dụng của Indonesia
Bà Anushka Shah, Phó chủ tịch kiêm nhà phân tích cấp cao về rủi ro nợ nhà nước của Moody's tại Singapore, cho biết thu ngân sách thấp đã kéo giảm khả năng trả nợ của Indonesia.
Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy hệ số nợ trên nguồn thu của Indonesia ở mức 14% vào năm 2019, cao gần gấp ba lần mức trung bình của thế giới là 5,7%.
Phát biểu tại một hội nghị trực tuyến, Shah cho hay: “Điều đó là một hạn chế lớn đối với chất lượng tín dụng và điều cần cân nhắc thứ hai là các khoản thâm hụt lớn hơn sẽ được tài trợ như thế nào”. Moody’s hiện xếp hạng Baa2 với triển vọng ổn định đối với Indonesia.
Trong khi đó, ngày 22/11, Fitch cho rằng thu ngân sách thấp và việc Indonesia phụ thuộc nhiều vào nguồn tài chính bên ngoài đã khiến vấn đề tài trợ cho các khoản thâm hụt lớn trở nên khó khăn hơn. Fitch tái khẳng định xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn của Indonesia ở mức BBB với triển vọng ổn định.
Đứng trước thách thức này, mới đây Bộ Tài chính Indonesia đã quyết định kéo dài thỏa thuận chia sẻ gánh nặng với Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) đến năm 2022. Thỏa thuận này cho phép chính phủ vay tiền với lãi suất thấp. Tuy nhiên, Fitch cho rằng việc tài trợ kéo dài này có thể làm suy yếu niềm tin của các nhà đầu tư và đè nặng lên hồ sơ tín dụng của Indonesia, đặc biệt nếu các thị trường mới nổi chịu áp lực khi các điều kiện thanh khoản toàn cầu bị thắt chặt.Ngoài ra, hãng đánh giá tín dụng này cũng cho rằng thu ngân sách thấp cũng có thể làm giảm năng lực xây dựng cơ sở hạ tầng của Indonesia, vốn là một ưu tiên trung hạn chủ chốt của chính phủ nước này.
Bộ Tài chính Indonesia chỉ đặt mục tiêu thu ngân sách từ thuế ở mức 8,2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm nay, thấp hơn mức hơn 10% tại các nền kinh tế Đông Nam Á láng giềng.Trong một nỗ lực nhằm tăng thu ngân sách nhà nước, Indonesia đã thông qua Luật hài hòa thuế hồi tháng 10/2021, trong đó tăng thuế thu nhập đối với người giàu, tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) và áp đặt thuế carbon.
Moody’s và Fitch kỳ vọng rằng Luật này sẽ giúp Indonesia đưa thâm hụt ngân sách trở về mức 3% GDP vào năm 2023 theo các quy định hiện hành, song không làm tăng đáng kể thu ngân sách nhà nước do các thách thức lâu dài liên quan đến các cơ chế thuế và sự tuân thủ các quy định về thuế ở quốc gia này. Bà Shah dự báo Indonesia sẽ “vi phạm nhẹ” mức giới hạn nói trên, đồng thời cho rằng nợ công của Indonesia sẽ bị ảnh hưởng bởi các đợt tăng lãi suất sắp tới ở các nền kinh tế phát triển, từ đó sẽ làm tăng chi phí vay nợ từ bên ngoài vốn đóng góp một phần lớn trong nguồn tài trợ của Indonesia. Hơn nữa, biến thể Omicron mới xuất hiện có thể ảnh hưởng đến khẩu vị rủi ro của thị trường toàn cầu, gây căng thẳng trên thị trường tài chính, khiến các nhà phát hành nợ như Chính phủ Indonesia đối mặt với chi phí tài trợ tăng vọt. Bà Shah nhấn mạnh: “Đối với các quốc gia thị trường mới nổi dựa vào nguồn vốn vay trên thị trường quốc tế, đó là lúc họ có thể bắt đầu thấy áp lực tài trợ. Do vậy, có thể nói rằng đó là một kênh rủi ro lớn đối với Indonesia”./.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc giảm lần đầu tiên trong 5 tháng
08:11' - 04/12/2021
BoK ngày 3/12 cho biết, dự trữ ngoại hối của nước này trong tháng 11/2021 lần đầu tiên giảm sau 5 tháng do sự sụt giảm giá trị quy đổi bằng đồng USD của các tài sản bằng ngoại tệ khác.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lý do nhà đầu tư rút khỏi thị trường trái phiếu doanh nghiệp Mỹ
07:39' - 03/12/2021
Những lo ngại về lạm phát tăng và biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang khiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp Mỹ xếp hạng thấp biến động.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nở rộ xu hướng đầu tư tài chính trong giới trẻ
08:51' - 01/12/2021
Theo JMP Securities, chỉ riêng tại Mỹ, hơn 10 triệu nhà đầu tư mới đã tham gia thị trường trong nửa đầu năm 2021, một phần trong số họ bị thu hút bởi những lời thổi phồng trên mạng về "cổ phiếu meme".
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ lệ lạm phát của Eurozone tăng lên mức cao kỷ lục
18:18' - 30/11/2021
Cơ quan Thống kê châu Âu ngày 30/11 công bố số liệu cho thấy tỷ lệ lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 11 này do giá năng lượng tăng mạnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
EIB rót 15 triệu euro hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Châu Phi
09:15' - 16/02/2025
Sự tham gia của EIB có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các SME ở Tây Phi và Madagascar, nơi việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư còn gặp nhiều khó khăn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Stablecoin - Niềm hy vọng để đồng USD bảo toàn sức mạnh
10:25' - 15/02/2025
Theo Giáo sư Kinh tế Lucrezia Reichlin, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ các stablecoin do tư nhân phát hành có thể là cơ hội tốt nhất để duy trì sự thống trị của đồng USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD hướng tới tuần giảm giá khi Mỹ trì hoãn áp thuế
09:36' - 15/02/2025
Đồng USD đang hướng tới một tuần giảm giá so với đồng euro khi việc trì hoãn áp thuế quan của Tổng thống Mỹ làm dấy lên hy vọng rằng các biện pháp này có thể không nghiêm trọng như lo ngại trước đó.
-
Tài chính & Ngân hàng
DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki
09:06' - 15/02/2025
Ngân hàng TNHH một thành viên Đông Á (DongA Bank) đổi tên thành Ngân hàng Số Vikki theo quyết định số 42/QĐ-TTGSNH2 ngày 14/02/2025 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng vừa phải
11:31' - 14/02/2025
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc) cho biết cơ quan này sẽ thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng vừa phải.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc không tham gia vào làn sóng mua vàng
09:11' - 14/02/2025
Tính biến động cao của vàng là một yếu tố khác khiến BoK ngần ngại bổ sung thêm vàng vào danh mục đầu tư của mình dựa trên kinh nghiệm.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB có thể tiếp tục giảm lãi suất ngay cả khi Fed “án binh”
18:33' - 13/02/2025
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất thêm ba lần nữa trong năm nay, ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hành động chậm hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc chuẩn bị phát hành hơn 8 tỷ USD trái phiếu tại Hong Kong (Trung Quốc)
14:24' - 13/02/2025
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết ngày 14/2 sẽ phát hành trái phiếu đợt thứ hai và thứ ba của năm 2025 tại Hong Kong, với tổng giá trị phát hành là 60 tỷ NDT (8,2 tỷ USD).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thuế quan của Mỹ có thể phản tác dụng với đồng USD
13:15' - 13/02/2025
Theo ngân hàng Bank of America Corp. (BofA), chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump ban đầu có thể tạo lực đẩy cho đồng USD, nhưng cuối cùng sẽ gây áp lực lên đồng tiền này.