Một mùa Hè dự báo có nhiều biến động trên thị trường “vàng đen"
Sự ra đời của nhiều loại vaccine ngừa COVID-19 và các chương trình tiêm chủng mở rộng đã tạo điều kiện để các nền kinh tế dần mở cửa trở lại. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy giá dầu thô tăng đến 40% kể từ đầu năm nay.
Trong khi đó, một yếu tố quan trọng khác cũng góp phần tạo ra áp lực lên giá dầu, đó là sự gia tăng nhu cầu di chuyển và vận chuyển hàng hóa (qua đường bộ hoặc đường hàng không) ở Mỹ.
Francisco Blanch, chiến lược gia về hàng hóa và phái sinh toàn cầu tại Bank of America, nhận định: “Nhu cầu đang tăng lên rất nhanh bởi tất cả mọi người đều đang hướng đến thị trường, trong khi các nền kinh tế châu Âu đang mở cửa trở lại. Điều này thực sự đang xảy ra”.
Hai cản lực chính trong lĩnh vực năng lượng
Các nhà phân tích trong ngành năng lượng đồng ý rằng thế giới đang bước vào một thời kỳ giá cao hơn, nhưng cao như thế nào và kéo dài trong bao lâu thì chưa có dự báo thống nhất.
Bày tỏ quan điểm lạc quan về dài hạn, ông Francisco Blanch nói: “Chúng tôi nghĩ rằng trong ba năm tới, giá dầu có thể một lần nữa chạm ngưỡng 100 USD/thùng và chúng tôi tin vào điều đó. Đây sẽ là câu chuyện của năm 2022 hoặc 2023”.
Chiến lược gia này cho rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang nắm giữ tất cả các “lá bài”, trong khi những nhu cầu bị dồn nén đang dần bung tỏa và mặt bằng giá trên thị trường hiện chưa phản ánh được hết xu hướng tăng cao của các chỉ số lạm phát trong nền kinh tế.
Các thành viên OPEC và đồng minh, hay còn gọi là nhóm OPEC+, đang dần đưa dầu trở lại thị trường. Trước đó, họ đã đồng ý thực hiện kế hoạch tăng 350.000 thùng/ngày sản lượng dầu vào tháng Sáu và thêm 450.000 thùng/ngày nữa bắt đầu từ tháng Bảy, trước khi tiếp tục nâng thêm 2 triệu thùng/ngày vào cuối tháng Bảy. Saudi Arabia cũng đồng ý trì hoãn kế hoạch cắt giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày được đưa ra hồi đầu năm.
Trong khi đó, ngành công nghiệp dầu thô của Mỹ hiện sản xuất khoảng 11 triệu thùng/ngày, giảm so với ngưỡng 13 triệu thùng trong giai đoạn trước đại dịch. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích nói rằng không rõ liệu các công ty Mỹ sẽ mất bao lâu để khôi phục lại hoạt động sản xuất đó.
Chuyên gia Blanch nhận định: “Sự nhạy cảm của các nhà sản xuất đối với những biến động trong môi trường giá đã giảm xuống do tính kỷ luật về sử dụng vốn tăng cao”. Từ năm ngoái khi giá dầu sụt giảm mạnh, các công ty đã nhận ra rằng cần phải thận trọng trong kế hoạch sử dụng vốn của mình.
Ông Blanch nói: “Thực trạng hiện nay là khi môi trường giá đang tăng lên, các công ty lại không muốn đầu tư. Thay vào đó, họ muốn trả bớt nợ và tăng cổ tức".
Ông Blanch cho biết, các hội đồng quản trị công ty cũng chịu áp lực phải thoái vốn những tài sản/máy móc tạo ra nhiều khí thải carbon để hướng tới mục tiêu không phát thải carbon ròng vào năm 2050.
Đây là hai cản lực chính đối với lĩnh vực năng lượng tại thời điểm này.
* Iran và Mỹ: Hai nhân tố bí ẩn
Hiện tại, sản lượng dầu đã gần như không thể đáp ứng nhu cầu khi các nền kinh tế toàn cầu phục hồi. Ngay cả sau khi OPEC+ cam kết đưa thêm dầu thô trở lại thị trường, giá dầu vẫn tiếp tục xu hướng tăng.
Phó Chủ tịch công ty phân tích và nghiên cứu IHS Markit Daniel Yergin cho biết: “Chúng tôi nhận thấy nhu cầu đang tăng nhanh chóng từ quý đầu tiên và sẽ kéo dài đến quý thứ ba năm nay”. Phó Chủ tịch Yergin dự đoán giá dầu Brent sẽ được giao dịch ở mức trung bình 70 USD/thùng trong năm nay.
Theo chuyên gia này, giá dầu thậm chí có thể lên tới ngưỡng 80 USD/thùng, song ở điểm này một sự điều chỉnh sẽ xảy ra. Nhu cầu sẽ bị tác động và có thể sẽ tạo ra một phản ứng chính trị bởi đối với các đời Tổng thống Mỹ, việc giá xăng tăng cao luôn là một vấn đề. Điều này luôn đúng, ngay cả trong thời đại chuyển đổi năng lượng đang diễn ra.
Nhu cầu hiện đang tăng cao đến mức các nhà phân tích kỳ vọng vào kịch bản thị trường có thể hấp thụ thêm mức sản lượng 1 triệu thùng/ngày của Iran nếu nước này đồng ý thực hiện các cam kết trước đây trong Thỏa thuận hạt nhân Iran (Kế hoạch hành động toàn diện chung - JCPOA) như mong muốn của chính quyền Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có manh mối về thời điểm điều này sẽ xảy ra.
Helima Croft, người đứng đầu mảng chiến lược hàng hóa toàn cầu tại ngân hàng RBC, viết: “Các thùng dầu Iran sẽ không sớm xuất hiện trở lại trên thị trường khi vòng đàm phán hạt nhân thứ 5 ở Vienna đã không tạo ra một bước đột phá ngoại giao lớn nào”.
Chuyên gia này nói thêm rằng việc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) xác minh các hoạt động của Iran dường như là chỉ dấu cho những vấn đề cần được giải quyết trước khi chính quyền ông Biden đưa ra bất cứ quyết định nới lỏng trừng phạt nào.
Bà Croft lưu ý: “Với việc mùa bầu cử tại Iran đang diễn ra sôi nổi, có vẻ như Iran sẽ là một trong những nội dung thảo luận của OPEC trong mùa Hè này”, trong đó việc ai sẽ trở thành Bộ trưởng Năng lượng của quốc gia Tây Á là một yếu tố quan trọng.
Theo chuyên gia John Kilduff thuộc công ty tư vấn Again Capital, nhu cầu mạnh mẽ và dự báo giá tăng là hai yếu tố hỗ trợ giá dầu thô trong tuần này. Ông cho biết, OPEC dự đoán nhu cầu có thể đạt 99,8 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay, nhưng nguồn cung dự kiến chỉ đạt 97,5 triệu thùng/ngày.
“Tôi đã nhìn thấy sự lạc quan trong thời gian qua”, chuyên gia Kilduff nói. Ông kỳ vọng giá dầu Brent sẽ đạt mức 80 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI sẽ giao dịch trong khoảng 75-80 USD/thùng.
Tuy nhiên, chuyên gia Kilduff cũng cho biết, triển vọng dài hạn của thị trường phụ thuộc vào ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ.
Nhà phân tích Eric Lee của tập đoàn Citigroup bày tỏ hy vọng các nhà khai thác của Mỹ sẽ đưa hoạt động sản xuất về mức như trước đây, dù ông nhận thấy có sự thay đổi trong thái độ của họ. Trong khi các công ty tư nhân phản ứng nhanh chóng, các công ty thuộc sở hữu nhà nước và các công ty lớn lại tỏ ra thận trọng hơn nhiều.
Dù vậy, OPEC+ hiện không nhận thấy mối đe dọa từ Mỹ bởi khối này còn có nhiều năng lực sản xuất dự phòng để kiềm chế môi trường giá cao hơn và bổ sung nguồn cung nếu cần.
Trước đây, môi trường giá cao sẽ khuyến khích ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ bơm nhiều dầu hơn, từ đó khiến giá giảm. Tuy nhiên, nhà phân tích Eric Lee nói hiện ông không nhận thấy sự hào hứng của các nhà sản xuất Mỹ và nhiều khả năng thị trường sẽ không thể chứng kiến sự quay trở lại mạnh mẽ của họ./.
- Từ khóa :
- giá dầu
- thị trường dầu mỏ
- mỹ
- iran
- opec
- opec+
- nhu cầu dầu mỏ
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
X-Press Pearl ứng phó với nguy cơ tràn dầu từ tàu gặp sự cố tại Sri Lanka
15:29' - 04/06/2021
X-Press Feeders cho biết công ty vẫn đang phối hợp với Cơ quan bảo vệ môi trường biển (MEPA) và hải quân Sri Lanka triển khai các kế hoạch đã được thiết lập để đối phó với nguy cơ tràn dầu
-
Kinh tế tổng hợp
Hỏa hoạn tại nhà máy lọc dầu của Iran
08:09' - 03/06/2021
Truyền thông Iran ngày 2/6 đưa tin hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại một nhà máy lọc dầu ở khu vực phía Nam thủ đô Tehran.
-
Hàng hoá
OPEC+ nhất trí duy trì mức tăng sản lượng dầu
07:39' - 02/06/2021
Tại cuộc họp ngày 1/6, nhóm Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, còn gọi là OPEC+, đã nhất trí duy trì mức tăng sản lượng đã thỏa thuận đến tháng 7 tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23' - 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.