MPI: Quý I/2021, GDP có thể thấp hơn mục tiêu của Nghị quyết 01/NQ-CP
Trước diễn biến của dịch COVID-19, Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 (Nghị quyết 01) đã đề ra các kịch bản tăng trưởng đối với từng quý và từng ngành trong năm 2021.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), nếu trường hợp dịch COVID-19 được khống chế kịp thời trong quý I, ước tính GDP quý này tăng 4,46%, thấp hơn 0,66 điểm phần trăm so với mục tiêu trong Nghị quyết 01.
Với mức suy giảm này, nếu hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng các quý sau theo Nghị quyết 01, tăng trưởng cả năm 2021 ước đạt 6,37%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra (6%), nhưng thấp hơn mục tiêu tăng trưởng tại Nghị quyết 01 (6,5%).
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, ngay lúc này cần khẩn trương, quyết liệt triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, qua đó phấn đấu đạt mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 và giai đoạn 2021 - 2025.
Trong báo cáo trình Chính phủ tháng 1/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất ưu tiên tập trung phòng chống, kiểm soát tốt dịch bệnh để bảo đảm sức khỏe của người dân, hạn chế tối đa tác động đến nền kinh tế; khẩn trương sàng lọc, truy vết trên diện rộng và thực hiện nghiêm việc cách ly, khoanh vùng, không để dịch lây lan rộng; đẩy mạnh tuyên truyền, chủ động công khai thông tin chính xác, kịp thời, bảo đảm ổn định tâm lý, niềm tin trong nhân dân, tạo sự đồng lòng, chung tay chống dịch của chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị…
Cùng với đó, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua “cỗ xe tam mã” gồm: đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng.
Cụ thể, ngành tài chính, ngân hàng tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng hợp lý để ổn định kinh tế vĩ mô, kích thích tăng trưởng kinh tế; triệt để tiết kiệm các khoản chi chưa thật cần thiết, nhất là chi thường xuyên, giảm tối đa kinh phí hội nghị, công tác.
Bên cạnh đó, dành nguồn lực cho các hoạt động chống dịch và đầu tư phát triển; duy trì mặt bằng lãi suất hợp lý, nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Ngoài ra, đánh giá kỹ dư địa của chính sách tiền tệ, tài khóa để xây dựng các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng còn gặp khó khăn do tác động bởi dịch COVID-19, đặc biệt là ngành dịch vụ, du lịch, vận tải.
Đồng thời, theo dõi sát tình hình trong nước và quốc tế để kịp thời nắm bắt thông tin, chủ động phân tích, dự báo và xây dựng các kịch bản, biện pháp ứng phó hiệu quả trước những biến động và vấn đề phát sinh.
Ngoài việc chú trọng phát triển thị trường trong nước theo chiều sâu, cải thiện môi trường kinh doanh và bảo đảm lao động, Bộ Công Thương khẩn trương nghiên cứu, triển khai các chính sách kích thích tiêu dùng trong nước; nâng cao tính kết nối giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng, xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam; đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để tạo đầu ra bền vững cho các doanh nghiệp sản xuất.
Bộ Công Thương cần hoàn thiện thể chế, tạo thuận lợi để phát triển thương mại điện tử, ứng dụng thanh toán điện tử; hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng thị trường đầu ra qua hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để thúc đẩy quản lý theo chuỗi, tạo điều kiện thuận lợi truy xuất nguồn gốc.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi.
Cùng đó, thực hiện đầy đủ, nhất quán và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021; rà soát sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật; tập trung tháo gỡ khó khăn của các doanh nghiệp phát sinh từ cơ chế, chính sách để giải phóng các nguồn lực cho phát triển.
Đặc biệt, các địa phương chuẩn bị thủ tục phê duyệt Quyết định đầu tư, dự toán, thiết kế… của các dự án, công trình lớn, trọng yếu, có tác động lan tỏa, đặc biệt là hạ tầng giao thông và năng lượng; tạo điều kiện để có thể triển khai ngay sau khi kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được thông qua.
Đối với việc quản lý, giải ngân và sử dụng vốn ODA cần đổi mới và xác định thứ tự ưu tiên các dự án gắn liền với bảo đảm nguồn vốn đối ứng; đẩy mạnh các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư để khơi thông vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, đặc biệt cho các dự án hạ tầng giao thông; khẩn trương thực hiện việc lập, phê duyệt các quy hoạch, bảo đảm gắn kết chặt chẽ quy hoạch phát triển giữa các ngành và giữa ngành với quy hoạch tổng thể.
Các địa phương chú trọng đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết.
Đồng thời, chủ động giải quyết hài hòa quan hệ thương mại với các đối tác lớn; phổ biến thông tin về các Hiệp định, cách thức, điều kiện tận dụng ưu đãi; tăng cường các biện pháp phòng vệ, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2021, nhiều cơ hội để kinh tế Việt Nam có những bước tiến mới
17:13' - 14/02/2021
Các chuyên gia kinh tế cho biết, năm 2021 sẽ là năm đầy những thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội để nền kinh tế Việt Nam có những bước tiến mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tín hiệu kinh tế Việt Nam đầu năm tích cực nhưng vẫn còn đó nỗi lo
17:36' - 06/02/2021
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2021 vẫn duy trì được đà phục hồi với nhiều dấu hiệu khởi sắc với những điểm sáng.
-
Kinh tế Việt Nam
ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG: Chuyên gia đề xuất giải pháp phát triển bền vững kinh tế Việt Nam
21:25' - 30/01/2021
Nhân Đại hội XIII của Đảng, Giáo sư Trần Văn Thọ, nguyên Giáo sư Đại học Waseda (Nhật Bản), thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, đã trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Tokyo
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Sơn La nghiên cứu, tập trung phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
17:28'
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Sơn La nghiên cứu, tập trung phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số; phát triển nhanh, nhưng phải bền vững...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân
13:03'
Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần thứ 4, với chủ đề "Tiếp sức, hỗ trợ nông dân, thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững" đã diễn ra vào 29/5 tại Sơn La.
-
Kinh tế Việt Nam
5 tháng, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 15,6%
11:14'
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 5/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của cả nước ước đạt 62,69 tỷ USD, giảm 4,7% so với tháng trước và tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
5 tháng, CPI bình quân của cả nước tăng 2,25%
10:53'
Theo Tổng cục Thống kê, bình quân 5 tháng đầu năm nay, CPI cả nước tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,29% của 5 tháng đầu năm 2021; lạm phát cơ bản tăng 1,1%.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuần làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Thảo luận nhiều nội dung quan trọng
09:24'
Trong tuần làm việc thứ 2 của Kỳ họp thứ 3 (từ 30/5- 3/6), Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao dự toán ngân sách Trung ương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia
07:00'
Ngày 28/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định số 653/QĐ-TTg giao dự toán ngân sách Trung ương năm 2022 thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2022
06:00'
Ngày 28/5, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Nghị định số 34/2022/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao kế hoạch vốn cho các địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia
21:47' - 28/05/2022
Ngày 28/5, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định 652/QĐ-TTg giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Định hướng phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt của tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc
21:34' - 28/05/2022
Tối 28/5, tại thành phố Sơn La, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 do tỉnh Sơn La phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.